Hai công ty quốc phòng hàng đầu của Mỹ là Lockheed Martin và Northrop Grumman đang đấu thầu dự án đánh chặn chống tên lửa (NGI) thế hệ tiếp theo, nhằm mục đích thay thế thiết bị đánh chặn chống tên lửa (GBI) được sử dụng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ hiện nay.Hiện tại, Mỹ đã triển khai 44 tên lửa đánh chặn trong các hầm chứa ở bang Alaska và California, để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của nước ngoài có thể xảy ra.Nhưng đáng buồn là trong 22 năm qua, hệ thống GBI đã thất bại 9 trong số 20 cuộc thử nghiệm đánh chặn và chúng không thể đánh chặn một cách đáng tin cậy đối với các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có công nghệ phức tạp như sử dụng mồi nhử, cơ động né tránh, hoặc sử dụng nhiều đầu đạn.Theo thông tin, phần lớn khoản đầu tư vào dự án đánh chặn tên lửa (NGI) thế hệ tiếp theo (13,1 tỷ USD), sẽ được sử dụng để nghiên cứu phát triển và sản xuất 10 tên lửa thử nghiệm. Số tên lửa sẽ được thử nghiệm vào giữa thập niên này.Bắt đầu từ khoảng năm 2028, Mỹ sẽ chi 2,3 tỷ USD để mua và triển khai 21 tên lửa đánh chặn kiểu mới, nâng tổng số tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lên 65 quả. Trong thời gian phục vụ của các tên lửa GBI này, chi phí bảo trì và sử dụng sẽ lên tới 2,2 tỷ USD.Như vậy, giá trung bình một tên lửa đánh chặn NGI trong vòng đời lên tới 843 triệu USD. Nếu sau khi mua 21 tên lửa NGI đầu tiên, Mỹ phải đặt hàng thêm tên lửa (có lẽ để thay thế thế hệ tên lửa GBI trước), thì chi phí của mỗi tên lửa có thể cần thêm 109 triệu USD (bao gồm cả hạ tầng, tên lửa và chi phí nghiên cứu).Hệ thống chống tên lửa NGI có thể kết nối nhiều loại cảm biến trên đất liền, trên biển và trên không gian, cũng như các phương tiện chỉ huy và điều khiển; đảm bảo dẫn đường liên tục cho tên lửa, đánh chặn tên lửa liên lục địa của đối phương với tốc độ gấp 23 lần âm thanh.Trên thực tế, việc sử dụng một số lượng lớn cảm biến radar, trinh sát vệ tinh, có thể làm tăng khả năng đánh chặn tên lửa có tốc độ siêu vượt thanh, như tên lửa Avangard của Nga.Hệ thống tên lửa đánh chặn NGI cũng có thể đánh chặn nhiều mục tiêu cùng một lúc bằng cách phóng ra nhiều tên lửa đánh chặn phụ, để đánh chặn loại tên lửa đa đầu đạn phân hướng (MIRV). Ví dụ, loạt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Dongfeng mới nhất của Trung Quốc, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân, và mỗi đầu đạn hạt nhân có thể mạnh ngang với vụ nổ hạt nhân ở Hiroshima.Hiện nay, để vượt qua các lá chắn tên lửa của đối phương, các tên lửa xuyên lục địa sử dụng nhiều biện pháp như phóng mồi nhử (một tên lửa Topol-M của Nga, có thể mang thêm 50 mồi nhử), thiết bị gây nhiễu và các biện pháp đối phó khác, để cải thiện khả năng tấn công hạt nhân.Đặc biệt trong giai đoạn giữa hành trình, tên lửa bay theo quỹ đạo đường elip trên tầng khí quyển của Trái Đất, do vậy tốc độ của tên lửa thật và mồi nhử là tương đương. Nga còn có thể tạo các mồi nhử có tín hiệu hồng ngoại, phản xạ radar như đầu đạn thật. Nên rất khó để phát hiện đâu là mồi nhử, đâu là đầu đạn.Tên lửa đánh chặn dẫn đường phụ NGI có khả năng sử dụng công nghệ cảm biến hồng ngoại hoặc radar mới, để phân biệt rõ hơn giữa mồi nhử và đầu đạn phụ dẫn đường. Nhưng thực tế phải chờ kết quả thực chiến.Thật không may, vẫn chưa rõ liệu hệ thống phòng thủ tên lửa NGI có thực sự ngăn chặn được các cuộc tấn công hạt nhân hay không. Cho đến nay, hệ thống chống tên lửa của Mỹ dường như đã thúc đẩy Trung Quốc và Nga đầu tư vào các vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn, như tên lửa Avangard hay Dongfeng, với chi phí thấp hơn hệ thống chống tên lửa của Mỹ.Đáp lại, Lầu Năm Góc cho rằng phải chi hàng tỷ USD để triển khai các tên lửa liên lục địa mới, nhằm đối phó với khả năng hạt nhân được nâng cấp của Trung Quốc và Nga. Rất đơn giản, trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, chi phí của phe tấn công thấp hơn nhiều so với phe phòng thủ.Hệ thống chống tên lửa của Mỹ vẫn còn vấn đề về độ tin cậy, tỷ lệ đánh chặn thành công chỉ đạt 45%, khi đánh chặn tên lửa đạn đạo thông thường. Để đánh chặn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, Mỹ có thể phóng 4 tên lửa đánh chặn trở lên để tăng xác suất thành công; như vậy số lượng tên lửa dùng đánh chặn rất lớn.Hệ thống chống tên lửa NGI mới hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề này. Các chuyên gia suy đoán rằng, NGI có thể giảm số lượng tên lửa đánh chặn một ICBM của đối phương xuống còn 2. Tuy nhiên, sự thành công của hệ thống NGI vẫn chưa chắc chắn.Mặc dù hệ thống chống tên lửa của Mỹ, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên, có công nghệ thấp (nhưng vấn đề này, ngay các chuyên gia cũng chưa chắc chắn); nhưng không thể đánh chặn được hơn 1.000 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc và Nga.Những người ủng hộ hệ thống phòng thủ tên lửa tin rằng, mặc dù khả năng phòng thủ hạn chế, nhưng hệ thống này vẫn cung cấp cho người Mỹ sự bảo vệ có ý nghĩa, khỏi mối đe dọa từ các cuộc tấn công hạt nhân.Những người phản đối cho rằng, hệ thống chống tên lửa NGI cực kỳ tốn kém và không thể cung cấp đủ khả năng phòng thủ, và sự tồn tại của hệ thống chống tên lửa này, sẽ chỉ thúc đẩy sự phát triển của các loại vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn của đối thủ mà thôi. Nguồn: Pinterest. Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ dù có giá đắt khủng khiếp, vẫn bị nghi ngờ về hiệu quả trong thực chiến. Nguồn: WarTimes.
Hai công ty quốc phòng hàng đầu của Mỹ là Lockheed Martin và Northrop Grumman đang đấu thầu dự án đánh chặn chống tên lửa (NGI) thế hệ tiếp theo, nhằm mục đích thay thế thiết bị đánh chặn chống tên lửa (GBI) được sử dụng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ hiện nay.
Hiện tại, Mỹ đã triển khai 44 tên lửa đánh chặn trong các hầm chứa ở bang Alaska và California, để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của nước ngoài có thể xảy ra.
Nhưng đáng buồn là trong 22 năm qua, hệ thống GBI đã thất bại 9 trong số 20 cuộc thử nghiệm đánh chặn và chúng không thể đánh chặn một cách đáng tin cậy đối với các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có công nghệ phức tạp như sử dụng mồi nhử, cơ động né tránh, hoặc sử dụng nhiều đầu đạn.
Theo thông tin, phần lớn khoản đầu tư vào dự án đánh chặn tên lửa (NGI) thế hệ tiếp theo (13,1 tỷ USD), sẽ được sử dụng để nghiên cứu phát triển và sản xuất 10 tên lửa thử nghiệm. Số tên lửa sẽ được thử nghiệm vào giữa thập niên này.
Bắt đầu từ khoảng năm 2028, Mỹ sẽ chi 2,3 tỷ USD để mua và triển khai 21 tên lửa đánh chặn kiểu mới, nâng tổng số tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lên 65 quả. Trong thời gian phục vụ của các tên lửa GBI này, chi phí bảo trì và sử dụng sẽ lên tới 2,2 tỷ USD.
Như vậy, giá trung bình một tên lửa đánh chặn NGI trong vòng đời lên tới 843 triệu USD. Nếu sau khi mua 21 tên lửa NGI đầu tiên, Mỹ phải đặt hàng thêm tên lửa (có lẽ để thay thế thế hệ tên lửa GBI trước), thì chi phí của mỗi tên lửa có thể cần thêm 109 triệu USD (bao gồm cả hạ tầng, tên lửa và chi phí nghiên cứu).
Hệ thống chống tên lửa NGI có thể kết nối nhiều loại cảm biến trên đất liền, trên biển và trên không gian, cũng như các phương tiện chỉ huy và điều khiển; đảm bảo dẫn đường liên tục cho tên lửa, đánh chặn tên lửa liên lục địa của đối phương với tốc độ gấp 23 lần âm thanh.
Trên thực tế, việc sử dụng một số lượng lớn cảm biến radar, trinh sát vệ tinh, có thể làm tăng khả năng đánh chặn tên lửa có tốc độ siêu vượt thanh, như tên lửa Avangard của Nga.
Hệ thống tên lửa đánh chặn NGI cũng có thể đánh chặn nhiều mục tiêu cùng một lúc bằng cách phóng ra nhiều tên lửa đánh chặn phụ, để đánh chặn loại tên lửa đa đầu đạn phân hướng (MIRV). Ví dụ, loạt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Dongfeng mới nhất của Trung Quốc, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân, và mỗi đầu đạn hạt nhân có thể mạnh ngang với vụ nổ hạt nhân ở Hiroshima.
Hiện nay, để vượt qua các lá chắn tên lửa của đối phương, các tên lửa xuyên lục địa sử dụng nhiều biện pháp như phóng mồi nhử (một tên lửa Topol-M của Nga, có thể mang thêm 50 mồi nhử), thiết bị gây nhiễu và các biện pháp đối phó khác, để cải thiện khả năng tấn công hạt nhân.
Đặc biệt trong giai đoạn giữa hành trình, tên lửa bay theo quỹ đạo đường elip trên tầng khí quyển của Trái Đất, do vậy tốc độ của tên lửa thật và mồi nhử là tương đương. Nga còn có thể tạo các mồi nhử có tín hiệu hồng ngoại, phản xạ radar như đầu đạn thật. Nên rất khó để phát hiện đâu là mồi nhử, đâu là đầu đạn.
Tên lửa đánh chặn dẫn đường phụ NGI có khả năng sử dụng công nghệ cảm biến hồng ngoại hoặc radar mới, để phân biệt rõ hơn giữa mồi nhử và đầu đạn phụ dẫn đường. Nhưng thực tế phải chờ kết quả thực chiến.
Thật không may, vẫn chưa rõ liệu hệ thống phòng thủ tên lửa NGI có thực sự ngăn chặn được các cuộc tấn công hạt nhân hay không. Cho đến nay, hệ thống chống tên lửa của Mỹ dường như đã thúc đẩy Trung Quốc và Nga đầu tư vào các vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn, như tên lửa Avangard hay Dongfeng, với chi phí thấp hơn hệ thống chống tên lửa của Mỹ.
Đáp lại, Lầu Năm Góc cho rằng phải chi hàng tỷ USD để triển khai các tên lửa liên lục địa mới, nhằm đối phó với khả năng hạt nhân được nâng cấp của Trung Quốc và Nga. Rất đơn giản, trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, chi phí của phe tấn công thấp hơn nhiều so với phe phòng thủ.
Hệ thống chống tên lửa của Mỹ vẫn còn vấn đề về độ tin cậy, tỷ lệ đánh chặn thành công chỉ đạt 45%, khi đánh chặn tên lửa đạn đạo thông thường. Để đánh chặn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, Mỹ có thể phóng 4 tên lửa đánh chặn trở lên để tăng xác suất thành công; như vậy số lượng tên lửa dùng đánh chặn rất lớn.
Hệ thống chống tên lửa NGI mới hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề này. Các chuyên gia suy đoán rằng, NGI có thể giảm số lượng tên lửa đánh chặn một ICBM của đối phương xuống còn 2. Tuy nhiên, sự thành công của hệ thống NGI vẫn chưa chắc chắn.
Mặc dù hệ thống chống tên lửa của Mỹ, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên, có công nghệ thấp (nhưng vấn đề này, ngay các chuyên gia cũng chưa chắc chắn); nhưng không thể đánh chặn được hơn 1.000 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc và Nga.
Những người ủng hộ hệ thống phòng thủ tên lửa tin rằng, mặc dù khả năng phòng thủ hạn chế, nhưng hệ thống này vẫn cung cấp cho người Mỹ sự bảo vệ có ý nghĩa, khỏi mối đe dọa từ các cuộc tấn công hạt nhân.
Những người phản đối cho rằng, hệ thống chống tên lửa NGI cực kỳ tốn kém và không thể cung cấp đủ khả năng phòng thủ, và sự tồn tại của hệ thống chống tên lửa này, sẽ chỉ thúc đẩy sự phát triển của các loại vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn của đối thủ mà thôi. Nguồn: Pinterest.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ dù có giá đắt khủng khiếp, vẫn bị nghi ngờ về hiệu quả trong thực chiến. Nguồn: WarTimes.