Về mặt lý thuyết, đảo Đài Loan đang có chiến tranh với Trung Quốc đại lục trong hơn 70 năm qua và trong quá khứ đã xảy ra xung đột quân sự trên eo biển Đài Loan.Nhờ mối quan hệ chặt chẽ với phương Tây và Nhật Bản nên đảo Đài Loan có điều kiện mua vũ khí trang bị rất cao cấp từ Mỹ, bao gồm cả máy bay giám sát U-2 mà hòn đảo này là nhà khai thác duy nhất ngoài Mỹ.Tuy nhiên bất chấp sự phát triển của hòn đảo, nhiều phi công của Đài Loan đã đào thoát sang Trung Quốc đại lục mang theo cả những máy bay chiến đấu của họ.Vụ đào tẩu đầu tiên sử dụng máy bay chiến đấu F-5 xảy ra vào ngày 8/8/1981, là loại biến thể hai chỗ ngồi. Phi công, thiếu tá Không quân Trung Hoa Dân Quốc Hoàng Chí Thành, được giao nhiệm vụ thực hiện một cuộc kiểm tra bay đối với học viên của mình.Học viên đã phản đối hành động của thiếu tá Hoàng và anh ta không muốn hạ cánh ở Trung Quốc đại lục. Do đó, viên thiếu tá này đã cho máy bay quay trở lại đảo Đài Loan và để học viên dù xuống, trước khi ông đưa máy bay về đất liền và hạ cánh xuống Phúc Châu.Các nhà chức trách Trung Quốc sau đó đã cấp cho thiếu tá Hoàng một vị trí xứng đáng là chức phó chỉ huy Học viện Hàng không Trung Quốc và cung cấp cho ông một phần thưởng tài chính đáng kể.Máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba F-5E Tiger II được sản xuất tại Đài Loan theo giấy phép của Mỹ vào những năm 1970, với hơn 300 chiếc được chế tạo. Các phi công Đài Loan đã sử dụng F-5 trong nhiều hoạt động chiến đấu chống lại chính quyền cộng sản Nam Yemen, trong khuôn khổ can thiệp quân sự vào Trung Đông những năm 1980.Những chiếc F-5 này từng là máy bay chiến đấu hàng đầu của đảo Đài Loan cho đến khi bị máy bay chiến đấu bản địa Ching Kuo vượt mặt vào năm 1990.Trường hợp đào tẩu thứ hai cũng được biết đến rộng rãi xảy ra vào ngày 11/2/1989, khi trung tá Lâm Hiến Thuấn cũng điều khiển một chiếc F-5 từ Đài Loan và hạ cánh gần Phong Thuận thuộc tỉnh Quảng Đông.Trong khi trường hợp của trung tá Lâm là vụ đào tẩu thứ hai được xác nhận trong vòng 10 năm với máy bay F-5, thì vụ đào tẩu diễn ra trước đó vào năm 1986 đã chứng kiến phi công Vương Tích Tước sử dụng một chiếc máy bay lớn hơn rất nhiều. Vương đã lái một chiếc Boeing 747-200F của hãng hàng không Đài Loan để đào tẩu.Vào ngày 3/5/1986, khi dừng lại ở Hồng Kông trên chuyến bay từ Bangkok trở về Đài Loan, phi công Vương đã khống chế và còng tay cơ phó của mình sau một hồi vật lộn. Kỹ sư bay cũng bị buộc phải tuân theo lệnh Vương.Sau đó, phi công Vương đã chuyển hướng máy bay đến sân bay quốc tế Quảng Châu trên đất liền và nhận được sự hỗ trợ bay thông qua hàng không dân dụng chính thức của Trung Quốc.Cuộc đào tẩu của Vương đã buộc đảo Đài Loan phải đảo ngược cam kết không bao giờ liên lạc với chính quyền Bắc Kinh, đây được cho là khởi đầu cho việc đổi mới quan hệ hai bờ eo biển, khi mà đảo Đài Loan buộc phải xin lại Trung Quốc chiếc máy bay dân dụng đắt tiền này.Đây cũng có thể coi là lý do, khiến Mỹ từ chối việc bán máy bay chiến đấu tiên tiến cho hòn đảo này. Thương vụ F-35 bị từ chối khiến đảo Đài Loan buộc phải mua những chiếc chiến đấu cơ F-16 kém hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh của tiêm kích F-16V vừa được đảo Đài Loan chi gần chục tỷ USD để mua từ Mỹ. Nguồn: USAF.
Về mặt lý thuyết, đảo Đài Loan đang có chiến tranh với Trung Quốc đại lục trong hơn 70 năm qua và trong quá khứ đã xảy ra xung đột quân sự trên eo biển Đài Loan.
Nhờ mối quan hệ chặt chẽ với phương Tây và Nhật Bản nên đảo Đài Loan có điều kiện mua vũ khí trang bị rất cao cấp từ Mỹ, bao gồm cả máy bay giám sát U-2 mà hòn đảo này là nhà khai thác duy nhất ngoài Mỹ.
Tuy nhiên bất chấp sự phát triển của hòn đảo, nhiều phi công của Đài Loan đã đào thoát sang Trung Quốc đại lục mang theo cả những máy bay chiến đấu của họ.
Vụ đào tẩu đầu tiên sử dụng máy bay chiến đấu F-5 xảy ra vào ngày 8/8/1981, là loại biến thể hai chỗ ngồi. Phi công, thiếu tá Không quân Trung Hoa Dân Quốc Hoàng Chí Thành, được giao nhiệm vụ thực hiện một cuộc kiểm tra bay đối với học viên của mình.
Học viên đã phản đối hành động của thiếu tá Hoàng và anh ta không muốn hạ cánh ở Trung Quốc đại lục. Do đó, viên thiếu tá này đã cho máy bay quay trở lại đảo Đài Loan và để học viên dù xuống, trước khi ông đưa máy bay về đất liền và hạ cánh xuống Phúc Châu.
Các nhà chức trách Trung Quốc sau đó đã cấp cho thiếu tá Hoàng một vị trí xứng đáng là chức phó chỉ huy Học viện Hàng không Trung Quốc và cung cấp cho ông một phần thưởng tài chính đáng kể.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba F-5E Tiger II được sản xuất tại Đài Loan theo giấy phép của Mỹ vào những năm 1970, với hơn 300 chiếc được chế tạo. Các phi công Đài Loan đã sử dụng F-5 trong nhiều hoạt động chiến đấu chống lại chính quyền cộng sản Nam Yemen, trong khuôn khổ can thiệp quân sự vào Trung Đông những năm 1980.
Những chiếc F-5 này từng là máy bay chiến đấu hàng đầu của đảo Đài Loan cho đến khi bị máy bay chiến đấu bản địa Ching Kuo vượt mặt vào năm 1990.
Trường hợp đào tẩu thứ hai cũng được biết đến rộng rãi xảy ra vào ngày 11/2/1989, khi trung tá Lâm Hiến Thuấn cũng điều khiển một chiếc F-5 từ Đài Loan và hạ cánh gần Phong Thuận thuộc tỉnh Quảng Đông.
Trong khi trường hợp của trung tá Lâm là vụ đào tẩu thứ hai được xác nhận trong vòng 10 năm với máy bay F-5, thì vụ đào tẩu diễn ra trước đó vào năm 1986 đã chứng kiến phi công Vương Tích Tước sử dụng một chiếc máy bay lớn hơn rất nhiều. Vương đã lái một chiếc Boeing 747-200F của hãng hàng không Đài Loan để đào tẩu.
Vào ngày 3/5/1986, khi dừng lại ở Hồng Kông trên chuyến bay từ Bangkok trở về Đài Loan, phi công Vương đã khống chế và còng tay cơ phó của mình sau một hồi vật lộn. Kỹ sư bay cũng bị buộc phải tuân theo lệnh Vương.
Sau đó, phi công Vương đã chuyển hướng máy bay đến sân bay quốc tế Quảng Châu trên đất liền và nhận được sự hỗ trợ bay thông qua hàng không dân dụng chính thức của Trung Quốc.
Cuộc đào tẩu của Vương đã buộc đảo Đài Loan phải đảo ngược cam kết không bao giờ liên lạc với chính quyền Bắc Kinh, đây được cho là khởi đầu cho việc đổi mới quan hệ hai bờ eo biển, khi mà đảo Đài Loan buộc phải xin lại Trung Quốc chiếc máy bay dân dụng đắt tiền này.
Đây cũng có thể coi là lý do, khiến Mỹ từ chối việc bán máy bay chiến đấu tiên tiến cho hòn đảo này. Thương vụ F-35 bị từ chối khiến đảo Đài Loan buộc phải mua những chiếc chiến đấu cơ F-16 kém hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh của tiêm kích F-16V vừa được đảo Đài Loan chi gần chục tỷ USD để mua từ Mỹ. Nguồn: USAF.