Tuần trước, công ty Rolls-Royce của Anh đã thắng thầu cung cấp động cơ mới, hiệu quả hơn cho máy bay ném bom B-52H. Vài ngày sau, một tên lửa hành trình siêu thanh phóng từ trên không đã được thử nghiệm thành công."Vào khoảng năm 2030, Không quân Mỹ sẽ có khả năng trang bị cho 76 chiếc oanh tạc cơ chiến lược B-52H tên lửa siêu thanh Mach 5 để thực hiện những cuộc tấn công tầm xa với độ chính xác cao"."Để tìm hiểu quyết định trên, hãy nhớ lại lần tham chiến đầu tiên của B-52 tại miền Bắc Việt Nam, diễn ra đã cách đây 5 thập kỷ", tạp chí Forbes đăng tải.Cuối năm 1972, Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược Mỹ (SAC) đã điều máy bay ném bom B-52 tham gia đánh phá các mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam trong chiến dịch Linebacker II. Tổng thống Mỹ Richard Nixon muốn tác động đến việc ngừng bắn giữa Hà Nội và Sài Gòn theo cách này.Cuộc tập kích đầu tiên vào Hà Nội diễn ra trong ngày 18/12/1972. 129 chiếc B-52 với nhiều phiên bản cải tiến khác nhau đã được huy động (87 chiếc cất cánh từ căn cứ không quân Andersen ở Guam trên Thái Bình Dương, và 42 chiếc khác xuất phát từ sân bay quốc tế U-Tapao - Pattaya ở Thái Lan).Lực lượng trên đã đưa 14 nghìn quả bom lên bầu trời và bay theo đội hình 3 chiếc một, che phủ lẫn nhau bằng các hệ thống gây nhiễu điện tử mạnh mẽ của mình.Lực lượng phòng không miền Việt Nam đã dùng tên lửa SA-2 đánh trả mạnh mẽ. Ba chiếc B-52 bị bắn hạ, bao gồm 2 chiếc B-52D với thiết bị gây nhiễu AN/ALT-22 mới nhất và 1 chiếc B-52G với loại AN/ALT-6B cũ hơn, ngoài ra còn 2 chiếc B-52 nữa bị rơi trên đường về.Trong ngày thứ hai của chiến dịch Linebacker II, SAC cho phép thực hiện những hoạt động trốn tránh. Tổng cộng 93 chiếc B-52 đã cất cánh, không có thiệt hại nào được ghi nhận từ phía Mỹ.Nhưng ngày thứ ba là một "cuộc thảm sát" đối với người Mỹ: 6 trong số 90 chiếc B-52 bị bắn rơi, trong đó có 4 chiếc B-52G không mang hệ thống tác chiến điện tử. Ngoài ra còn có 3 chiếc khác bị rơi trên đường trở về.Tới ngày thứ tư, SAC nhận ra rằng các máy bay ném bom không có thiết bị gây nhiễu mới nhất rất dễ bị tổn thương và do vậy họ chỉ cho những chiếc B-52D tham chiến.Tổng cộng trong 12 ngày đêm, có 81 máy bay Mỹ các loại bị phía Việt Nam bắn rơi, trong đó có 34 chiếc B-52 (có 16 chiếc rơi tại chỗ)"Chiến dịch Linebacker II đã phơi bày lỗ hổng của B-52 trong những thập kỷ phục vụ đầu tiên của nó"."Chẳng phải vô cớ mà ngày nay Không quân Mỹ đang chi hàng tỷ USD để giúp cho những máy bay ném bom khổng lồ thực hiện cuộc tấn công chính xác từ ngoài tầm với của hệ thống phòng không đối phương"."Điều này giúp tránh được việc mất một số lượng lớn máy bay ném bom và phi hành đoàn, đồng thời hạn chế thương vong cho dân thường so với những trận ném bom kiểu rải thảm", tạp chí Forbes kết luận.
Tuần trước, công ty Rolls-Royce của Anh đã thắng thầu cung cấp động cơ mới, hiệu quả hơn cho máy bay ném bom B-52H. Vài ngày sau, một tên lửa hành trình siêu thanh phóng từ trên không đã được thử nghiệm thành công.
"Vào khoảng năm 2030, Không quân Mỹ sẽ có khả năng trang bị cho 76 chiếc oanh tạc cơ chiến lược B-52H tên lửa siêu thanh Mach 5 để thực hiện những cuộc tấn công tầm xa với độ chính xác cao".
"Để tìm hiểu quyết định trên, hãy nhớ lại lần tham chiến đầu tiên của B-52 tại miền Bắc Việt Nam, diễn ra đã cách đây 5 thập kỷ", tạp chí Forbes đăng tải.
Cuối năm 1972, Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược Mỹ (SAC) đã điều máy bay ném bom B-52 tham gia đánh phá các mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam trong chiến dịch Linebacker II. Tổng thống Mỹ Richard Nixon muốn tác động đến việc ngừng bắn giữa Hà Nội và Sài Gòn theo cách này.
Cuộc tập kích đầu tiên vào Hà Nội diễn ra trong ngày 18/12/1972. 129 chiếc B-52 với nhiều phiên bản cải tiến khác nhau đã được huy động (87 chiếc cất cánh từ căn cứ không quân Andersen ở Guam trên Thái Bình Dương, và 42 chiếc khác xuất phát từ sân bay quốc tế U-Tapao - Pattaya ở Thái Lan).
Lực lượng trên đã đưa 14 nghìn quả bom lên bầu trời và bay theo đội hình 3 chiếc một, che phủ lẫn nhau bằng các hệ thống gây nhiễu điện tử mạnh mẽ của mình.
Lực lượng phòng không miền Việt Nam đã dùng tên lửa SA-2 đánh trả mạnh mẽ. Ba chiếc B-52 bị bắn hạ, bao gồm 2 chiếc B-52D với thiết bị gây nhiễu AN/ALT-22 mới nhất và 1 chiếc B-52G với loại AN/ALT-6B cũ hơn, ngoài ra còn 2 chiếc B-52 nữa bị rơi trên đường về.
Trong ngày thứ hai của chiến dịch Linebacker II, SAC cho phép thực hiện những hoạt động trốn tránh. Tổng cộng 93 chiếc B-52 đã cất cánh, không có thiệt hại nào được ghi nhận từ phía Mỹ.
Nhưng ngày thứ ba là một "cuộc thảm sát" đối với người Mỹ: 6 trong số 90 chiếc B-52 bị bắn rơi, trong đó có 4 chiếc B-52G không mang hệ thống tác chiến điện tử. Ngoài ra còn có 3 chiếc khác bị rơi trên đường trở về.
Tới ngày thứ tư, SAC nhận ra rằng các máy bay ném bom không có thiết bị gây nhiễu mới nhất rất dễ bị tổn thương và do vậy họ chỉ cho những chiếc B-52D tham chiến.
Tổng cộng trong 12 ngày đêm, có 81 máy bay Mỹ các loại bị phía Việt Nam bắn rơi, trong đó có 34 chiếc B-52 (có 16 chiếc rơi tại chỗ)
"Chiến dịch Linebacker II đã phơi bày lỗ hổng của B-52 trong những thập kỷ phục vụ đầu tiên của nó".
"Chẳng phải vô cớ mà ngày nay Không quân Mỹ đang chi hàng tỷ USD để giúp cho những máy bay ném bom khổng lồ thực hiện cuộc tấn công chính xác từ ngoài tầm với của hệ thống phòng không đối phương".
"Điều này giúp tránh được việc mất một số lượng lớn máy bay ném bom và phi hành đoàn, đồng thời hạn chế thương vong cho dân thường so với những trận ném bom kiểu rải thảm", tạp chí Forbes kết luận.