Khẩu pháo cao tốc trên chiến đấu cơ Su-35S Flanker của lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga đã vô tình bắn rơi một chiếc Su-30 trong cuộc huấn luyện không chiến hôm 22/9 vừa qua. Thông tin về chiếc Su-30 bị rơi đã được Quân khu phía Tây của Quân đội Nga xác nhận với hãng thông tấn Interfax.Theo đó, chiến đấu cơ hai chỗ ngồi Su-30 rơi xuống khu rừng ở vùng Tver phía Tây Bắc nước Nga. Cả hai thành viên phi hành đoàn đã kịp bụng dù thoát ra an toàn và sau đó được trực thăng tìm kiếm và cứu nạn đến đón.Thông tin chi tiết về sự cố bắn nhầm đồng đội mới chỉ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Nga, theo đó chiếc Su-30 đã bị trúng đạn pháo từ chiếc Su-35S khác cùng tham gia diễn tập.Theo một nguồn tin chưa được xác nhận trên diễn đàn hàng không quân sự Nga thì trước đó chiếc Su-35S đã nhận được lệnh xuất kích khẩn cấp (QRA) và vì vậy có nạp đạn thật 30mm trong pháo GSh-301.Các máy bay chiến đấu Su-35 có thể mang theo 150 viên đạn sử dụng cho pháo cao tốc GSh-301 gắn trên gốc cánh bên phải.Trong trang bị của Su-35 thì pháo đóng vai trò là vũ khí không chiến tầm gần.Được biết, GSh-301 là sản phẩm của Cục thiết kế Tula, Nga. Pháo cao tốc GSh-301 (mã định danh của Tổng cục pháo binh và tên lửa Liên Xô GRAU là 9A-4071K).Loại pháo này có nòng cỡ 30mm, được trang bị trên các dòng chiến đấu cơ của Sukhoi như Su-27, Su-30, Su-33, Su-34, Su-35, Su-37 và thậm chí là cả Su-57. Ngoài ra, pháo GSh-301 còn xuất hiện trên máy bay chiến đấu MiG-29, Yak-141 và một số máy bay do Trung Quốc tự phát triển.Pháo GSh-301 ra đời để thực hiện nhiệm vụ cận chiến trên không của chiến đấu cơ khi quá gần để sử dụng tên lửa đối không. Nó có trọng lượng 46kg, tổng chiều dài 1.978mm, trong đó nòng pháo dài tới 1.500mm. Đây là loại pháo phòng không nhẹ nhất thế giới trang bị trên máy bay chiến đấu. Với kích thước và trọng lượng này, GSh-301 không hề làm ảnh hưởng đến khả năng cơ động của những máy bay mang chúng khi chiến đấu.Pháo GSh-301 sử dụng cơ cấu giật nòng ngắn với phanh thủy lực, làm mát bằng chất lỏng bay hơi và điểm hỏa bằng điện, có khả năng bắn 25 phát/giây, cho phép tạo mật độ hỏa lực rất cao để công kích mục tiêu.Cơ số đạn mang theo mỗi lần cất cánh là 150 viên. Để tăng hiệu quả trong tác chiến, pháo GSh-301 được hỗ trợ hệ thống đo xa laser và ngắm mục tiêu, GSh-301 có thể diệt mục tiêu chỉ với 3-5 viên đạn.Pháo cao tốc GSh-301 sử dụng nhiều loại đạn khác nhau cỡ 30x165mm: Đạn xuyên - vạch đường (AP-T), đạn xuyên cháy - vạch đường (API-T), đạn xuyên - vạch đường lõi tungsten (APT-T), đạn xuyên nhồi chất trơ (AP Inert), đạn nổ mảnh - vạch đường (HE-T).Ngoài ra, pháo GSh-301 còn sử dụng đạn nổ mảnh - vạch đường tầm ngắn (HE-T-SR), đạn nổ mảnh - vạch đường nhồi chất trơ (He-T Inert), đạn nổ mảnh - cháy (HEI), đạn nổ mảnh – cháy vạch đường (HEI-T), đạn diễn tập (RTP) và đạn diễn tập - vạch đường (RTP-T). Sơ tốc đầu đạn đạt 860m/s, tầm bắn đối không ước tính từ 200-800m, khi đối đất khoảng 1.200-1.800m.
Khẩu pháo cao tốc trên chiến đấu cơ Su-35S Flanker của lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga đã vô tình bắn rơi một chiếc Su-30 trong cuộc huấn luyện không chiến hôm 22/9 vừa qua. Thông tin về chiếc Su-30 bị rơi đã được Quân khu phía Tây của Quân đội Nga xác nhận với hãng thông tấn Interfax.
Theo đó, chiến đấu cơ hai chỗ ngồi Su-30 rơi xuống khu rừng ở vùng Tver phía Tây Bắc nước Nga. Cả hai thành viên phi hành đoàn đã kịp bụng dù thoát ra an toàn và sau đó được trực thăng tìm kiếm và cứu nạn đến đón.
Thông tin chi tiết về sự cố bắn nhầm đồng đội mới chỉ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Nga, theo đó chiếc Su-30 đã bị trúng đạn pháo từ chiếc Su-35S khác cùng tham gia diễn tập.
Theo một nguồn tin chưa được xác nhận trên diễn đàn hàng không quân sự Nga thì trước đó chiếc Su-35S đã nhận được lệnh xuất kích khẩn cấp (QRA) và vì vậy có nạp đạn thật 30mm trong pháo GSh-301.
Các máy bay chiến đấu Su-35 có thể mang theo 150 viên đạn sử dụng cho pháo cao tốc GSh-301 gắn trên gốc cánh bên phải.
Trong trang bị của Su-35 thì pháo đóng vai trò là vũ khí không chiến tầm gần.
Được biết, GSh-301 là sản phẩm của Cục thiết kế Tula, Nga. Pháo cao tốc GSh-301 (mã định danh của Tổng cục pháo binh và tên lửa Liên Xô GRAU là 9A-4071K).
Loại pháo này có nòng cỡ 30mm, được trang bị trên các dòng chiến đấu cơ của Sukhoi như Su-27, Su-30, Su-33, Su-34, Su-35, Su-37 và thậm chí là cả Su-57. Ngoài ra, pháo GSh-301 còn xuất hiện trên máy bay chiến đấu MiG-29, Yak-141 và một số máy bay do Trung Quốc tự phát triển.
Pháo GSh-301 ra đời để thực hiện nhiệm vụ cận chiến trên không của chiến đấu cơ khi quá gần để sử dụng tên lửa đối không. Nó có trọng lượng 46kg, tổng chiều dài 1.978mm, trong đó nòng pháo dài tới 1.500mm. Đây là loại pháo phòng không nhẹ nhất thế giới trang bị trên máy bay chiến đấu.
Với kích thước và trọng lượng này, GSh-301 không hề làm ảnh hưởng đến khả năng cơ động của những máy bay mang chúng khi chiến đấu.
Pháo GSh-301 sử dụng cơ cấu giật nòng ngắn với phanh thủy lực, làm mát bằng chất lỏng bay hơi và điểm hỏa bằng điện, có khả năng bắn 25 phát/giây, cho phép tạo mật độ hỏa lực rất cao để công kích mục tiêu.
Cơ số đạn mang theo mỗi lần cất cánh là 150 viên. Để tăng hiệu quả trong tác chiến, pháo GSh-301 được hỗ trợ hệ thống đo xa laser và ngắm mục tiêu, GSh-301 có thể diệt mục tiêu chỉ với 3-5 viên đạn.
Pháo cao tốc GSh-301 sử dụng nhiều loại đạn khác nhau cỡ 30x165mm: Đạn xuyên - vạch đường (AP-T), đạn xuyên cháy - vạch đường (API-T), đạn xuyên - vạch đường lõi tungsten (APT-T), đạn xuyên nhồi chất trơ (AP Inert), đạn nổ mảnh - vạch đường (HE-T).
Ngoài ra, pháo GSh-301 còn sử dụng đạn nổ mảnh - vạch đường tầm ngắn (HE-T-SR), đạn nổ mảnh - vạch đường nhồi chất trơ (He-T Inert), đạn nổ mảnh - cháy (HEI), đạn nổ mảnh – cháy vạch đường (HEI-T), đạn diễn tập (RTP) và đạn diễn tập - vạch đường (RTP-T). Sơ tốc đầu đạn đạt 860m/s, tầm bắn đối không ước tính từ 200-800m, khi đối đất khoảng 1.200-1.800m.