Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng 5 chiến hạm khác ngày 11/4 đi qua eo biển Miyako, nằm giữa quần đảo Miyako và Okinawa, Nhật Bản, hướng về phía đông bắc đảo Đài Loan.Nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc ngày 12/4 hướng về vùng biển phía đông đảo Đài Loan, nơi Trung Quốc luôn coi là vùng lãnh thổ không thể tách rời, rồi chuyển hướng sang phía nam, thực hiện các bài tập trận.Lực lượng vũ trang Đài Bắc (TQ) đã theo dõi sát quá trình này và "có những hành động phản ứng liên quan".Bộ Quốc phòng Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận.Trung Quốc luôn xem đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để đạt mục đích.Eo biển hẹp ngăn cách hòn đảo với Trung Quốc đại lục là nơi thường xuyên chứng kiến căng thẳng giữa hai bên.Hồi tháng 12/2020, biên đội tàu sân bay của Trung Quốc cũng đi qua eo biển Đài Loan, động thái mà hòn đảo gọi là "hành vi đe dọa quân sự".Liêu Ninh (CV-16) là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, có lượng giãn nước 55.000 tấn, dài 239,5m và được cải tạo từ tàu sân bay Varyag của Liên Xô đóng.Ban đầu, khi đặt lườn, tàu được gọi là Riga, tàu sân bay này được hạ thủy ngày 4 tháng 12 năm 1988, được đổi tên lại thành Varya vào cuối năm 1990, theo tên lớp tàu tuần dương nổi tiếng của Nga.Việc đóng tàu bị ngừng lại năm 1992, khi cấu trúc con tàu đã hoàn thành nhưng chưa có các hệ thống điện.Với sự tan rã của Liên bang Xô viết, quyền sở hữu con tàu được chuyển cho Ukraine; nhưng do thiếu kinh phí, chiếc tàu không được bảo dưỡng, sau đó ở tình trạng trơ trụi.Tới đầu năm 1998, tàu không có động cơ, bánh lái, hầu hết các hệ thống hoạt động, cuối cùng nó được đưa ra bán đấu giá.Tháng 4/1998, Bộ trưởng Thương mại Ukraina Roman Shpek thông báo giá thắng thầu là 20 triệu USD cho Chong Lot Travel Agency Ltd., một công ty nhỏ có trụ sở tại Hồng Kông mua để làm trung tâm giải trí.Tuy nhiên sau đó con tàu đã được Trung Quốc hoàn thiện và trở thành chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này trong tham vọng vươn ra biển lớn.
Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng 5 chiến hạm khác ngày 11/4 đi qua eo biển Miyako, nằm giữa quần đảo Miyako và Okinawa, Nhật Bản, hướng về phía đông bắc đảo Đài Loan.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc ngày 12/4 hướng về vùng biển phía đông đảo Đài Loan, nơi Trung Quốc luôn coi là vùng lãnh thổ không thể tách rời, rồi chuyển hướng sang phía nam, thực hiện các bài tập trận.
Lực lượng vũ trang Đài Bắc (TQ) đã theo dõi sát quá trình này và "có những hành động phản ứng liên quan".
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận.
Trung Quốc luôn xem đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để đạt mục đích.
Eo biển hẹp ngăn cách hòn đảo với Trung Quốc đại lục là nơi thường xuyên chứng kiến căng thẳng giữa hai bên.
Hồi tháng 12/2020, biên đội tàu sân bay của Trung Quốc cũng đi qua eo biển Đài Loan, động thái mà hòn đảo gọi là "hành vi đe dọa quân sự".
Liêu Ninh (CV-16) là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, có lượng giãn nước 55.000 tấn, dài 239,5m và được cải tạo từ tàu sân bay Varyag của Liên Xô đóng.
Ban đầu, khi đặt lườn, tàu được gọi là Riga, tàu sân bay này được hạ thủy ngày 4 tháng 12 năm 1988, được đổi tên lại thành Varya vào cuối năm 1990, theo tên lớp tàu tuần dương nổi tiếng của Nga.
Việc đóng tàu bị ngừng lại năm 1992, khi cấu trúc con tàu đã hoàn thành nhưng chưa có các hệ thống điện.
Với sự tan rã của Liên bang Xô viết, quyền sở hữu con tàu được chuyển cho Ukraine; nhưng do thiếu kinh phí, chiếc tàu không được bảo dưỡng, sau đó ở tình trạng trơ trụi.
Tới đầu năm 1998, tàu không có động cơ, bánh lái, hầu hết các hệ thống hoạt động, cuối cùng nó được đưa ra bán đấu giá.
Tháng 4/1998, Bộ trưởng Thương mại Ukraina Roman Shpek thông báo giá thắng thầu là 20 triệu USD cho Chong Lot Travel Agency Ltd., một công ty nhỏ có trụ sở tại Hồng Kông mua để làm trung tâm giải trí.
Tuy nhiên sau đó con tàu đã được Trung Quốc hoàn thiện và trở thành chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này trong tham vọng vươn ra biển lớn.