Được đưa vào sử dụng năm 1980, tàu ngầm Kilo được coi là một trong những chiếc tàu ngầm tin cậy, an toàn nhất trên thế giới. Thế nhưng, vụ tai nạn thảm khốc năm 2013 đã khiến uy tín lớp tàu ngầm nảy ảnh hưởng không ít. Đêm ngày 13/8/2013, thảm họa tàu ngầm Kilo lớn nhất trong lịch sử xảy ra tại Ân Độ - chiếc INS Sindhurakshak (S63) đã phát nổ giữa đêm ngay khi nó còn đang đậu trong cảng, giết chết ngay lập tức 18 thủy thủ đang làm việc trên tàu. Nguồn ảnh: Economic.Nguyên nhân vụ nổ tàu ngầm được cho là do hệ thống vũ khí trên tàu phát nổ dây chuyền. Mặc dù đã được cứu trợ khẩn cấp và đang ở ngay trong cảng nhưng do quy mô vụ tai nạn quá lớn, INS Sindhurakshak vẫn chìm xuống ngay bên trong cảng trước sự bất lực của lực lượng cứu hộ. Nguồn ảnh: Economic.Phải 10 tháng sau, tức là tới tháng 6/2014, việc trục vớt con tàu này lên mới được thực hiện bởi các công ty trục vớt hàng hải tư nhân của Mỹ. Và cũng phải đến tận lúc này, nguyên nhân gây ra một loạt các vụ nổ dây chuyền mới được điều tra cặn kẽ. Nguồn ảnh: Economic.Hình ảnh thảm hại của tàu ngầm INS Sindhurakshak sau khi hứng chịu một loạt các vụ nổ dây chuyền, cháy hàng tiếng đồng hồ trước khi bị chìm xuống đáy biển trong vòng 10 tháng khi được đưa lên bờ. Nguồn ảnh: Economic.Phía Nga đã kết hợp cùng với phía Ấn Độ để điều tra nguyên nhân gây ra vụ tai nạn trên tàu. Ban đầu, nhiều giả thiết đặt ra cho rằng vụ tai nạn có bàn tay phá hoại từ bên ngoài do hệ thống vũ khí trên tàu ngầm có quy trình bảo đảm an toàn rất cao, cho dù một phần tử phát nổ đột ngột cũng không thể kích nổ theo dây chuyền được một loạt các hệ thống khác, gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến như vậy. Nguồn ảnh: Economic.Tuy nhiên, sau quá trình điều tra vụ tai nạn tàu ngầm Kilo kéo dài nửa năm, phía Nga và Ấn Độ cũng đã công bố nguyên nhân của vụ nổ và loại bỏ giả thiết vụ tai nạn có nguyên nhân phá hoại chủ ý. Phía Nga và Ấn Độ ghi rõ trong bản báo cáo công bố kết quả tai nạn rằng "Vụ tai nạn là kết quả của một chuỗi các hành động sai quy trình của thủy thủ đoàn trong quá trình bảo quản và làm việc với các loại vũ khí trên tàu". Nguồn ảnh: Economic.Cụ thể, các thủy thủ trên tàu được cho là đã làm việc quá số thời gian quy định của mình và không còn giữ được sự tỉnh táo vốn có, các quy trình vận hành và bảo dưỡng tàu bị vi phạm từ rất nhiều cấp dẫn đến việc một kết cấu vũ khí trên tàu đã bị kích hoạt một cách vô tình ngay khi nó còn đang nằm bên trong tàu và dường như những thủy thủ đoàn kiệt sức này cũng không hề biết về việc cơ cấu vũ khí đó đã bị kích hoạt. Nguồn ảnh: Economic.Kết quả là một quả ngư lôi trên tàu đã phát nổ, theo ghi nhận của những nhân chứng, có thể đếm tới ba tiếng nổ lớn khi tàu bốc cháy dữ dội, tuy nhiên phía Nga và Ấn Độ khẳng định chỉ có duy nhất một quả ngư lôi phát nổ trong khoang ngư lôi mũi tàu và quả ngư lôi này đã làm vỡ một vết rộng khoảng 25 mét vuông ngay mực mớm nước của tàu khiến nó chìm sau đó một thời gian. Nguồn ảnh: Economic.Tổng cộng có 18 thủy thủ đoàn đã thiệt mạng trong vụ tai nạn, trong đó có 7 thi thể đã được tìm thấy và nhận dạng, 11 người khác vẫn còn mất tích. Phía Ấn Độ và Nga cũng khẳng định vụ việc xảy ra là do lỗi bất cẩn của những thủy thủ hoạt động trên tàu, hoàn toàn không phải do quy trình vận hành tàu và đánh giá rằng quy trình vận hành tàu ngầm Kilo là rất chính xác, khoa học và an toàn, nếu thủy thủ tuân theo đúng quy trình này thì các thảm họa tương tự trong tương lai sẽ không bao giờ có thể xảy ra được. Nguồn ảnh: Economic.
Được đưa vào sử dụng năm 1980, tàu ngầm Kilo được coi là một trong những chiếc tàu ngầm tin cậy, an toàn nhất trên thế giới. Thế nhưng, vụ tai nạn thảm khốc năm 2013 đã khiến uy tín lớp tàu ngầm nảy ảnh hưởng không ít. Đêm ngày 13/8/2013, thảm họa tàu ngầm Kilo lớn nhất trong lịch sử xảy ra tại Ân Độ - chiếc
INS Sindhurakshak (S63) đã phát nổ giữa đêm ngay khi nó còn đang đậu trong cảng, giết chết ngay lập tức 18 thủy thủ đang làm việc trên tàu. Nguồn ảnh: Economic.
Nguyên nhân vụ nổ tàu ngầm được cho là do hệ thống vũ khí trên tàu phát nổ dây chuyền. Mặc dù đã được cứu trợ khẩn cấp và đang ở ngay trong cảng nhưng do quy mô vụ tai nạn quá lớn, INS Sindhurakshak vẫn chìm xuống ngay bên trong cảng trước sự bất lực của lực lượng cứu hộ. Nguồn ảnh: Economic.
Phải 10 tháng sau, tức là tới tháng 6/2014, việc trục vớt con tàu này lên mới được thực hiện bởi các công ty trục vớt hàng hải tư nhân của Mỹ. Và cũng phải đến tận lúc này, nguyên nhân gây ra một loạt các vụ nổ dây chuyền mới được điều tra cặn kẽ. Nguồn ảnh: Economic.
Hình ảnh thảm hại của tàu ngầm INS Sindhurakshak sau khi hứng chịu một loạt các vụ nổ dây chuyền, cháy hàng tiếng đồng hồ trước khi bị chìm xuống đáy biển trong vòng 10 tháng khi được đưa lên bờ. Nguồn ảnh: Economic.
Phía Nga đã kết hợp cùng với phía Ấn Độ để điều tra nguyên nhân gây ra vụ tai nạn trên tàu. Ban đầu, nhiều giả thiết đặt ra cho rằng vụ tai nạn có bàn tay phá hoại từ bên ngoài do hệ thống vũ khí trên tàu ngầm có quy trình bảo đảm an toàn rất cao, cho dù một phần tử phát nổ đột ngột cũng không thể kích nổ theo dây chuyền được một loạt các hệ thống khác, gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến như vậy. Nguồn ảnh: Economic.
Tuy nhiên, sau quá trình điều tra vụ tai nạn tàu ngầm Kilo kéo dài nửa năm, phía Nga và Ấn Độ cũng đã công bố nguyên nhân của vụ nổ và loại bỏ giả thiết vụ tai nạn có nguyên nhân phá hoại chủ ý. Phía Nga và Ấn Độ ghi rõ trong bản báo cáo công bố kết quả tai nạn rằng "Vụ tai nạn là kết quả của một chuỗi các hành động sai quy trình của thủy thủ đoàn trong quá trình bảo quản và làm việc với các loại vũ khí trên tàu". Nguồn ảnh: Economic.
Cụ thể, các thủy thủ trên tàu được cho là đã làm việc quá số thời gian quy định của mình và không còn giữ được sự tỉnh táo vốn có, các quy trình vận hành và bảo dưỡng tàu bị vi phạm từ rất nhiều cấp dẫn đến việc một kết cấu vũ khí trên tàu đã bị kích hoạt một cách vô tình ngay khi nó còn đang nằm bên trong tàu và dường như những thủy thủ đoàn kiệt sức này cũng không hề biết về việc cơ cấu vũ khí đó đã bị kích hoạt. Nguồn ảnh: Economic.
Kết quả là một quả ngư lôi trên tàu đã phát nổ, theo ghi nhận của những nhân chứng, có thể đếm tới ba tiếng nổ lớn khi tàu bốc cháy dữ dội, tuy nhiên phía Nga và Ấn Độ khẳng định chỉ có duy nhất một quả ngư lôi phát nổ trong khoang ngư lôi mũi tàu và quả ngư lôi này đã làm vỡ một vết rộng khoảng 25 mét vuông ngay mực mớm nước của tàu khiến nó chìm sau đó một thời gian. Nguồn ảnh: Economic.
Tổng cộng có 18 thủy thủ đoàn đã thiệt mạng trong vụ tai nạn, trong đó có 7 thi thể đã được tìm thấy và nhận dạng, 11 người khác vẫn còn mất tích. Phía Ấn Độ và Nga cũng khẳng định vụ việc xảy ra là do lỗi bất cẩn của những thủy thủ hoạt động trên tàu, hoàn toàn không phải do quy trình vận hành tàu và đánh giá rằng quy trình vận hành tàu ngầm Kilo là rất chính xác, khoa học và an toàn, nếu thủy thủ tuân theo đúng quy trình này thì các thảm họa tương tự trong tương lai sẽ không bao giờ có thể xảy ra được. Nguồn ảnh: Economic.