Thông tin về việc Nga bắt đầu sản xuất hàng loạt xe tăng thế hệ mới T-14 Armata đã được làm rõ, theo đó chiếc chiến xa nói trên chỉ có thể được đưa vào dây chuyền lắp ráp quy mô công nghiệp từ năm 2023.Hãng thông tấn TASS tiết lộ diễn biến trên sau khi thực hiện một cuộc phỏng vấn với người đứng đầu Bộ Công Thương - ông Denis Manturov. Cần lưu ý mốc thời gian đã bị đẩy lùi tới vài năm so với kỳ vọng ban đầu.Theo cơ quan chức năng, những cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với phương tiện chiến đấu này sẽ được tiến hành vào năm 2022. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, sau đó, cỗ chiến xa này mới có thể đi vào sản xuất hàng loạt.Quá trình phát triển xe tăng chủ lực T-14 bắt đầu từ năm 2009, nguyên mẫu đầu tiên của phương tiện chiến đấu được tạo ra vào năm 2014 và chính thức ra mắt tại lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ vào năm 2015.Xe tăng T-14 được chế tạo dựa trên nền tảng bánh xích đa năng Armata, tích hợp tháp pháo không có người ngồi trong, khoang đặc biệt để bảo vệ kíp lái, cũng như lớp giáp động Malachite giúp đẩy lùi cuộc tấn công bằng đạn rocket kiểu RPG với xác suất hơn 95%.Không chỉ có vậy, thiết bị ESU TZ tối tân cho phép xe tăng chủ lực T-14 duy trì liên lạc với máy bay không người lái và các phương tiện trinh sát khác, cũng như đảm bảo sự tương tác trên chiến trường trong thời gian thực.Tính năng trên khiến chiếc xe tăng giống như một sở chỉ huy di động, đây là yếu tố quan trọng đối với hoạt động tác chiến lấy mạng làm trung tâm, tính năng này chưa từng xuất hiện trên những cỗ chiến xa đời cũ.Cuối cùng, pháo 2A82 cỡ 125 mm đủ sức mạnh để tiêu diệt hầu hết phương tiện thiết giáp của đối phương cũng như khí tài tác chiến điện tử tiên tiến sẽ bảo vệ một cách đáng tin cậy trước máy bay và tên lửa chống tăng kẻ thù.Tuy nhiên việc sản xuất xe tăng T-14 với pháo 152 mm vẫn chưa thể diễn ra, trước đó xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng một phiên bản "cỡ nòng lớn" của Armata sẽ xuất hiện, nhưng rồi khó khăn đã khiến đề án trên bị hủy bỏ.Thực ra việc tích hợp pháo 152 mm cho T-14 Armata ngay từ giai đoạn đề xuất đã vướng phải rất nhiều ý kiến phản đối, khi khẩu trọng pháo này sẽ khiến độ ổn định của từng phát bắn bị giảm sút và lượng đạn mang theo sụt giảm mạnh.Không chỉ có vậy, chắc chắn sẽ phải thiết kế một tháp pháo mới to lớn hơn rất nhiều nếu muốn mang pháo 152 mm, điều này sẽ khiến trọng lượng xe tăng vọt lên khoảng 70 tấn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức cơ động.Trong hoàn cảnh các bài kiểm tra với tháp pháo và pháo 125 mm còn chưa xong hết thì dự án nâng cấp cỡ nòng lên 152 mm tỏ ra rất thiếu tính thực tế.Có dự đoán cho rằng sau khi được sản xuất hàng loạt, Nga để ngỏ việc nâng pháo chính của T-14 Armata nhưng chỉ vào khoảng 130 mm, tương đương với pháo tăng mới nhất của NATO mà thôi.Cỡ nòng 130 mm được xem là giải pháp trung hòa khi vừa mang lại sức mạnh lớn hơn lại vừa không đòi hỏi phải sửa đổi quá nhiều thiết kế của tháp pháo cũng như khung thân.
Thông tin về việc Nga bắt đầu sản xuất hàng loạt xe tăng thế hệ mới T-14 Armata đã được làm rõ, theo đó chiếc chiến xa nói trên chỉ có thể được đưa vào dây chuyền lắp ráp quy mô công nghiệp từ năm 2023.
Hãng thông tấn TASS tiết lộ diễn biến trên sau khi thực hiện một cuộc phỏng vấn với người đứng đầu Bộ Công Thương - ông Denis Manturov. Cần lưu ý mốc thời gian đã bị đẩy lùi tới vài năm so với kỳ vọng ban đầu.
Theo cơ quan chức năng, những cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với phương tiện chiến đấu này sẽ được tiến hành vào năm 2022. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, sau đó, cỗ chiến xa này mới có thể đi vào sản xuất hàng loạt.
Quá trình phát triển xe tăng chủ lực T-14 bắt đầu từ năm 2009, nguyên mẫu đầu tiên của phương tiện chiến đấu được tạo ra vào năm 2014 và chính thức ra mắt tại lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ vào năm 2015.
Xe tăng T-14 được chế tạo dựa trên nền tảng bánh xích đa năng Armata, tích hợp tháp pháo không có người ngồi trong, khoang đặc biệt để bảo vệ kíp lái, cũng như lớp giáp động Malachite giúp đẩy lùi cuộc tấn công bằng đạn rocket kiểu RPG với xác suất hơn 95%.
Không chỉ có vậy, thiết bị ESU TZ tối tân cho phép xe tăng chủ lực T-14 duy trì liên lạc với máy bay không người lái và các phương tiện trinh sát khác, cũng như đảm bảo sự tương tác trên chiến trường trong thời gian thực.
Tính năng trên khiến chiếc xe tăng giống như một sở chỉ huy di động, đây là yếu tố quan trọng đối với hoạt động tác chiến lấy mạng làm trung tâm, tính năng này chưa từng xuất hiện trên những cỗ chiến xa đời cũ.
Cuối cùng, pháo 2A82 cỡ 125 mm đủ sức mạnh để tiêu diệt hầu hết phương tiện thiết giáp của đối phương cũng như khí tài tác chiến điện tử tiên tiến sẽ bảo vệ một cách đáng tin cậy trước máy bay và tên lửa chống tăng kẻ thù.
Tuy nhiên việc sản xuất xe tăng T-14 với pháo 152 mm vẫn chưa thể diễn ra, trước đó xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng một phiên bản "cỡ nòng lớn" của Armata sẽ xuất hiện, nhưng rồi khó khăn đã khiến đề án trên bị hủy bỏ.
Thực ra việc tích hợp pháo 152 mm cho T-14 Armata ngay từ giai đoạn đề xuất đã vướng phải rất nhiều ý kiến phản đối, khi khẩu trọng pháo này sẽ khiến độ ổn định của từng phát bắn bị giảm sút và lượng đạn mang theo sụt giảm mạnh.
Không chỉ có vậy, chắc chắn sẽ phải thiết kế một tháp pháo mới to lớn hơn rất nhiều nếu muốn mang pháo 152 mm, điều này sẽ khiến trọng lượng xe tăng vọt lên khoảng 70 tấn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức cơ động.
Trong hoàn cảnh các bài kiểm tra với tháp pháo và pháo 125 mm còn chưa xong hết thì dự án nâng cấp cỡ nòng lên 152 mm tỏ ra rất thiếu tính thực tế.
Có dự đoán cho rằng sau khi được sản xuất hàng loạt, Nga để ngỏ việc nâng pháo chính của T-14 Armata nhưng chỉ vào khoảng 130 mm, tương đương với pháo tăng mới nhất của NATO mà thôi.
Cỡ nòng 130 mm được xem là giải pháp trung hòa khi vừa mang lại sức mạnh lớn hơn lại vừa không đòi hỏi phải sửa đổi quá nhiều thiết kế của tháp pháo cũng như khung thân.