Lầu Năm Góc đã công bố dự án tên lửa siêu thanh tầm xa (LRHW) vào năm 2018. Vào năm 2019, quá trình phát triển đã bắt đầu, trong đó có 8 công ty và tổ chức tham gia.Nổi tiếng nhất trong số đó là công ty Lockheed Martin (nhà phát triển chung), Công ty Giải pháp Kỹ thuật Động lực học (DTS), Cơ quan Quản lý Dự án Siêu âm của Quân đội Mỹ, Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia của Bộ Năng lượng Mỹ, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ.Một buổi giới thiệu công khai về dự án LRHW đã diễn ra vào năm 2020. Vào đầu năm nay, dữ liệu về một số đặc điểm của LRHW đã được tiết lộ. Quá trình các chuyến bay thử nghiệm tên lửa sẽ bắt đầu trong năm nay.Việc trang bị cho các đơn vị chiến đấu của lục quân Mỹ loại tên lửa này, dự kiến sẽ bắt đầu sớm nhất vào năm 2023. Sau đó, các phiên bản của tổ hợp giành cho Hải quân và Không quân sẽ xuất hiện.Tên lửa đẩy AUR (All-Up-Round) có đường kính 890 mm, được chứa trong hộp vận chuyển kiêm ống phóng dài 10 mét, mang được một đầu đạn chiến đấu siêu thanh C-HGB (Common Hypersonic Glide Body).Toàn bộ tên lửa AUR, được phóng đi từ bệ phóng của tên lửa phòng không Patriot. Hệ thống LRHW sẽ bao gồm bốn bệ phóng, một bệ có hai ống phóng và một xe điều khiển hỏa lực.Sau khi phóng, tên lửa giúp tăng tốc đầu đạn C-HGB lên tốc độ siêu thanh. Sau khi qua bầu khí quyển trái đất, C-HGB tách khỏi tên lửa đẩy, tự bay lượn mà không cần động cơ đẩy, tốc độ của C-HGB lúc này có thể đạt 17 Mach (bằng 17 lần tốc độ âm thanh).Giống như tên lửa AUR, phạm vi bay của đầu đạn siêu thanh C-HGB sau khi tách khỏi tên lửa không được tiết lộ. Nhưng các chuyên gia tin rằng, tên lửa có khả năng bay khoảng 3.000-4.000 km. Con số đó nhiều gấp đôi so với tên lửa tầm trung Pershing-2 của thời chiến tranh Lạnh.Tuy nhiên nhiều câu hỏi nghi ngờ với tên lửa siêu thanh của Mỹ, trước hết tên lửa siêu thành này có tốc độ thấp hơn đáng kể so với tên lửa Avangard của Nga (17-22 M), vì tên lửa đẩy (AUR) của Mỹ chỉ là tên lửa tầm trung, chứ không phải tên lửa xuyên lục địa (ICBM) như Avangard của Nga.Tiếp đến là đầu đạn siêu thanh C-HGB gợi nhớ loại tên lửa tầm trung Pershing-2. Tên lửa Pershing-2 sau khi đạt độ cao, cũng tách phần thân tên lửa, chỉ còn phần đầu đạn. Tuy nhiên, sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, đầu đạn Pershing-2 nhanh chóng bị mất tốc độ, chỉ đạt tốc độ siêu âm, tức là nhỏ hơn Mach 5.Dự án LRHW không phải phát triển từ đầu, mà là sự tiếp nối của chương trình của Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia, nhằm phát triển loại vũ khí siêu vượt âm (Advanced Hypersonic Weapon - AHW) cho Quân đội Mỹ. Chương trình này đã tiến hành nhiều thử nghiệm.Năm 2011, thử nghiệm tên lửa của hệ thống LRHW được tiến hành từ Hawaii, mục tiêu ở Quần đảo Marshall; tên lửa có tầm bắn 3.700 km, tốc độ đạt được là 8 M. Năm 2012, các cuộc thử nghiệm diễn ra ở Alaska, nhưng đều không thành công; trung tâm điều khiển phải ra lệnh tự hủy, do lỗi hệ thống.Vậy hệ thống phòng không S-500 có đủ sức đánh chặn tên lửa siêu vượt thanh của Mỹ; câu trả lời của các nhà phát triển S-500 của Nga là hoàn toàn có thể, do S-500 đều có hai hệ thống gần như tách biệt, đó là hệ thống đánh chặn vật thể bay thông thường và một hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa.Mỗi hệ thống của S-500 đều có radar phát hiện mục tiêu và hệ thống dẫn đường riêng biệt, cũng như hệ thống điều khiển hỏa lực và loại tên lửa riêng. Hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo của S-500, hoàn toàn có thể đánh chặn đầu đạn siêu thanh của Mỹ.Radar của hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, có thể phát hiện ICBM và tên lửa tầm trung, đang bay ngoài tầng khí quyển trái đất, ở cự ly đến 2.000 km và các đầu đạn tách rời, bao gồm cả đầu đạn siêu vượt thanh C-HGB, ở cự ly đến 1.300 km. Vì vậy, bộ phận hỏa lực của S-500 có đủ thời gian để chuẩn bị đẩy lùi một cuộc tấn công.Ngoài ra S-500 còn có các tên lửa đặc biệt, để đánh chặn đầu đạn siêu vượt thanh như 77N6-N và 77N6-N1. Đặc điểm của chúng không được tiết lộ, nhưng một trong hai loại tên lửa trên, sẽ được tích hợp với hệ thống chống tên lửa A-235 Nudol 53T6M, của Hệ thống phòng thủ tên lửa Matxcova.Tên lửa 77N6-N và 77N6-N1 có tầm bắn 100 km, được thiết kế để đánh chặn tầm gần. Sở hữu động lực học độc đáo và đặc tính tốc độ tuyệt vời. Quá tải dọc của tên lửa là 210 g, ngang là 90 g; đây là một kỷ lục thế giới tuyệt đối về tên lửa. Tên lửa có thể đánh chặn mục tiêu với tốc độ 7 km/s (tương đương tốc độ 21 Mach).Vào thập niên 2000, khi loại vũ khí siêu thanh đầu tiên của Mỹ, nguyên mẫu C-HGB được tạo ra, các nhà phát triển đã đưa ra khái niệm về một cuộc tấn công toàn cầu nhanh chóng. Tức là tốc độ được đặt lên hàng đầu, và họ không chú trọng nhiều đến việc vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa.Vì vậy, nếu C-HGB của Mỹ có được đưa vào sử dụng, nó không phải là vũ khí “bất bại”; đặc biệt là sự ra đời của hệ thống phòng không S-500, vốn có đặc tính tốc độ và động lực học độc đáo.Nhưng tất nhiên, bất kỳ vụ đánh chặn nào cũng có xác suất thành công nhất định. Nhưng những vũ khí trong trường hợp này, chỉ có thể được đoán; vì đầu đạn siêu vượt thanh C-HGB của Mỹ chưa đưa vào biên chế; tương tự, hệ thống phòng không S-500 của Nga vẫn chưa vượt qua toàn bộ chu kỳ của các bài kiểm tra cần thiết. Nguồn ảnh: Pinterest. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 hiện đại bậc nhất thế giới do Nga phát triển. Nguồn:Rumdaohepta7.
Lầu Năm Góc đã công bố dự án tên lửa siêu thanh tầm xa (LRHW) vào năm 2018. Vào năm 2019, quá trình phát triển đã bắt đầu, trong đó có 8 công ty và tổ chức tham gia.
Nổi tiếng nhất trong số đó là công ty Lockheed Martin (nhà phát triển chung), Công ty Giải pháp Kỹ thuật Động lực học (DTS), Cơ quan Quản lý Dự án Siêu âm của Quân đội Mỹ, Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia của Bộ Năng lượng Mỹ, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ.
Một buổi giới thiệu công khai về dự án LRHW đã diễn ra vào năm 2020. Vào đầu năm nay, dữ liệu về một số đặc điểm của LRHW đã được tiết lộ. Quá trình các chuyến bay thử nghiệm tên lửa sẽ bắt đầu trong năm nay.
Việc trang bị cho các đơn vị chiến đấu của lục quân Mỹ loại tên lửa này, dự kiến sẽ bắt đầu sớm nhất vào năm 2023. Sau đó, các phiên bản của tổ hợp giành cho Hải quân và Không quân sẽ xuất hiện.
Tên lửa đẩy AUR (All-Up-Round) có đường kính 890 mm, được chứa trong hộp vận chuyển kiêm ống phóng dài 10 mét, mang được một đầu đạn chiến đấu siêu thanh C-HGB (Common Hypersonic Glide Body).
Toàn bộ tên lửa AUR, được phóng đi từ bệ phóng của tên lửa phòng không Patriot. Hệ thống LRHW sẽ bao gồm bốn bệ phóng, một bệ có hai ống phóng và một xe điều khiển hỏa lực.
Sau khi phóng, tên lửa giúp tăng tốc đầu đạn C-HGB lên tốc độ siêu thanh. Sau khi qua bầu khí quyển trái đất, C-HGB tách khỏi tên lửa đẩy, tự bay lượn mà không cần động cơ đẩy, tốc độ của C-HGB lúc này có thể đạt 17 Mach (bằng 17 lần tốc độ âm thanh).
Giống như tên lửa AUR, phạm vi bay của đầu đạn siêu thanh C-HGB sau khi tách khỏi tên lửa không được tiết lộ. Nhưng các chuyên gia tin rằng, tên lửa có khả năng bay khoảng 3.000-4.000 km. Con số đó nhiều gấp đôi so với tên lửa tầm trung Pershing-2 của thời chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên nhiều câu hỏi nghi ngờ với tên lửa siêu thanh của Mỹ, trước hết tên lửa siêu thành này có tốc độ thấp hơn đáng kể so với tên lửa Avangard của Nga (17-22 M), vì tên lửa đẩy (AUR) của Mỹ chỉ là tên lửa tầm trung, chứ không phải tên lửa xuyên lục địa (ICBM) như Avangard của Nga.
Tiếp đến là đầu đạn siêu thanh C-HGB gợi nhớ loại tên lửa tầm trung Pershing-2. Tên lửa Pershing-2 sau khi đạt độ cao, cũng tách phần thân tên lửa, chỉ còn phần đầu đạn. Tuy nhiên, sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, đầu đạn Pershing-2 nhanh chóng bị mất tốc độ, chỉ đạt tốc độ siêu âm, tức là nhỏ hơn Mach 5.
Dự án LRHW không phải phát triển từ đầu, mà là sự tiếp nối của chương trình của Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia, nhằm phát triển loại vũ khí siêu vượt âm (Advanced Hypersonic Weapon - AHW) cho Quân đội Mỹ. Chương trình này đã tiến hành nhiều thử nghiệm.
Năm 2011, thử nghiệm tên lửa của hệ thống LRHW được tiến hành từ Hawaii, mục tiêu ở Quần đảo Marshall; tên lửa có tầm bắn 3.700 km, tốc độ đạt được là 8 M. Năm 2012, các cuộc thử nghiệm diễn ra ở Alaska, nhưng đều không thành công; trung tâm điều khiển phải ra lệnh tự hủy, do lỗi hệ thống.
Vậy hệ thống phòng không S-500 có đủ sức đánh chặn tên lửa siêu vượt thanh của Mỹ; câu trả lời của các nhà phát triển S-500 của Nga là hoàn toàn có thể, do S-500 đều có hai hệ thống gần như tách biệt, đó là hệ thống đánh chặn vật thể bay thông thường và một hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa.
Mỗi hệ thống của S-500 đều có radar phát hiện mục tiêu và hệ thống dẫn đường riêng biệt, cũng như hệ thống điều khiển hỏa lực và loại tên lửa riêng. Hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo của S-500, hoàn toàn có thể đánh chặn đầu đạn siêu thanh của Mỹ.
Radar của hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo, có thể phát hiện ICBM và tên lửa tầm trung, đang bay ngoài tầng khí quyển trái đất, ở cự ly đến 2.000 km và các đầu đạn tách rời, bao gồm cả đầu đạn siêu vượt thanh C-HGB, ở cự ly đến 1.300 km. Vì vậy, bộ phận hỏa lực của S-500 có đủ thời gian để chuẩn bị đẩy lùi một cuộc tấn công.
Ngoài ra S-500 còn có các tên lửa đặc biệt, để đánh chặn đầu đạn siêu vượt thanh như 77N6-N và 77N6-N1. Đặc điểm của chúng không được tiết lộ, nhưng một trong hai loại tên lửa trên, sẽ được tích hợp với hệ thống chống tên lửa A-235 Nudol 53T6M, của Hệ thống phòng thủ tên lửa Matxcova.
Tên lửa 77N6-N và 77N6-N1 có tầm bắn 100 km, được thiết kế để đánh chặn tầm gần. Sở hữu động lực học độc đáo và đặc tính tốc độ tuyệt vời. Quá tải dọc của tên lửa là 210 g, ngang là 90 g; đây là một kỷ lục thế giới tuyệt đối về tên lửa. Tên lửa có thể đánh chặn mục tiêu với tốc độ 7 km/s (tương đương tốc độ 21 Mach).
Vào thập niên 2000, khi loại vũ khí siêu thanh đầu tiên của Mỹ, nguyên mẫu C-HGB được tạo ra, các nhà phát triển đã đưa ra khái niệm về một cuộc tấn công toàn cầu nhanh chóng. Tức là tốc độ được đặt lên hàng đầu, và họ không chú trọng nhiều đến việc vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa.
Vì vậy, nếu C-HGB của Mỹ có được đưa vào sử dụng, nó không phải là vũ khí “bất bại”; đặc biệt là sự ra đời của hệ thống phòng không S-500, vốn có đặc tính tốc độ và động lực học độc đáo.
Nhưng tất nhiên, bất kỳ vụ đánh chặn nào cũng có xác suất thành công nhất định. Nhưng những vũ khí trong trường hợp này, chỉ có thể được đoán; vì đầu đạn siêu vượt thanh C-HGB của Mỹ chưa đưa vào biên chế; tương tự, hệ thống phòng không S-500 của Nga vẫn chưa vượt qua toàn bộ chu kỳ của các bài kiểm tra cần thiết. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 hiện đại bậc nhất thế giới do Nga phát triển. Nguồn:Rumdaohepta7.