Hiện lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga vẫn đang triển khai 24 máy bay các loại tại Căn cứ Không quân Hmeymim ở tỉnh Lattakia của Syria.
Số máy bay này bao gồm: 8 chiếc Su-24, 6 chiếc Su-34, 4 máy bay chiến đấu Su-35, 1 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AEW&C) A-50, 1 máy bay tuần thám biển và chống ngầm Il-38, 1 máy bay trinh sát điện tử IL-20, 1 máy bay vận tải Il-76, 1 vận tải cơ An-26 và 1 máy bay chở hàng An-74.
|
Tiêm kích Su-30SM của Không quân Nga hoạt động tại Syria. |
Từ số liệu được công bố cho thấy, toàn bộ tiêm kích Su-30SM trước đây tại căn cứ Hmeymim đã được Nga âm thầm rút về nước và thay vào chỗ trống đó là chiến đấu cơ đa năng Su-34.
Để sẵn sàng cho sự thay đổi này, trước đó Nga đã cho Su-34 thử sức với tên lửa đối không cực mạnh R-77 - dòng vũ khí vốn chỉ được trang bị trên tiêm kích trước đây.
Về cơ chế tìm diệt, trong pha đầu sau khi được phóng, R-77 bay theo quán tính với dữ liệu về mục tiêu được cập nhật từ radar của máy bay phóng (như vị trí thay đổi hay G-load của mục tiêu). Đến pha cuối, R-77 sẽ chuyển sang dùng radar chủ động của chính nó.
Khi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách ngắn, R-77 sẽ kích hoạt chế độ “chủ động”, radar của tên lửa sẽ lưu giữ thông tin mục tiêu đã được tính toán để sử dụng phòng trường hợp mục tiêu thoát khỏi “khóa chết”. Nếu đầu dò bị gây nhiễu, R-77 lại chuyển sang chế độ thụ động và lần tìm theo nguồn phát nhiễu để tiêu diệt.
Khi công kích các mục tiêu không có khả năng cơ động tốt bay ở độ cao lớn trong trạng thái đối đầu, R-77 (RVV-AE) có thể bắn từ cự ly 100 km, đầu dò radar chủ động của tên lửa có tầm hoạt động 20 km. Ở tầm ngắn, R-77 tiêu diệt được mục tiêu có khả năng cơ động kinh hoàng.
Việc Nga quyết định lắp tên lửa đối không tầm trung cho cường kích Su-34 để thay nhiệm vụ cho Su-30SM khi thực hiện không kích IS tại Syria đã khiến Mỹ bất an.
Hãng RIA Novosti dẫn lời đại diện của Lầu năm góc, ông Michelle Baldanza cho rằng, việc Nga trang bị tên lửa không-đối-không cho tiêm kích – ném bom Su-34 khi thực hiện chiến dịch chống khủng bố ở Syria sẽ làm phức tạp thêm tình hình khu vực.
Đại diện Lầu Năm Góc cũng bày tỏ hy vọng rằng, các tên lửa được trang bị trên chiến đấu cơ Nga sẽ không chống lại liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Syria và Iraq.
Ông ng Michelle Baldanza cho biết: "Việc trang bị tên lửa của máy bay Nga sẽ làm phức tạp thêm tình hình vốn đã rất phức tạp trên bầu trời Syria, bởi điều này không giúp Nga chống lại IS, vì nhóm khủng bố này không có lực lượng không quân".
Đồng thời đại diện Lầu Năm Góc cũng kêu gọi Nga cần tuân thủ các biên bản ghi nhớ về an toàn bay giữa Nga và Mỹ trên không phận Syria đã được ký kết trước đó.