Giáo sư Lyle Goldstein của Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, thuộc Trường hải chiến ở Rhode Island nói rằng Moskva và Bắc Kinh khó có thể bỏ qua việc Mỹ và đồng minh thành lập một liên minh chính trị - quân sự như AUKUS.Mặc dù vậy, nguy cơ từ khối quân sự bao gồm Mỹ, Anh và Australia chưa đủ sức gây tác động tiêu cực đến Trung Quốc cũng như Nga trong tương lai gần, bởi Canberra ít có khả năng nhận được tàu ngầm hạt nhân trong 20 năm tới.Bên cạnh đó, Australia sẽ khó sử dụng tàu ngầm hạt nhân ở ngoài khơi bờ biển Đông và Đông Nam Á, vì địa hình tại đây khá nông và đáy biển cấu tạo phức tạp (đây được xem là nguyên nhân dẫn đến vụ việc tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut Mỹ gặp nạn mới đây.Theo nhà phân tích, sự ra đời của AUKUS chỉ là một cái cớ dẫn tới thương vụ mua bán qua lại những vũ khí đầy tính nhạy cảm, bao gồm cả các phương tiện tác chiến mang tính chiến lược.Giáo sư Goldstein tin rằng Trung Quốc có thể mua tàu ngầm hạt nhân từ Nga và Moskva nhận lại từ Bắc Kinh tàu sân bay, đây đều là những loại chiến hạm mà thế mạnh của bên này là điểm yếu của bên kia.Cho đến nay, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động hàng không mẫu hạm đầu tiên được đóng trong nước mang tên Sơn Đông. Chiếc tiếp theo là tàu sân bay có boong phẳng và sử dụng máy phóng điện từ tương tự lớp Gerald Ford của Mỹ.Hiện tại ngành đóng tàu Nga đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc chế tạo tàu chiến lớn, từ thời Liên xô tới nay họ chưa hạ thủy thêm được một khu trục hạm 8.000 tấn nào, dẫn tới việc phải cố gắng sửa chữa tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, bất chấp tình trạng con tàu quá tồi tệ.Mua tàu sân bay do Trung Quốc chế tạo sẽ là hướng đi giúp Hải quân Nga nhanh chóng lấy lại vị thế của mình trên các đại dương, Moskva sẽ không phải lo ngại bị đối tác đình chỉ giao hàng tương tự như hợp đồng đóng tàu đổ bộ Mistral ký với Pháp.Trong khi đó Trung Quốc cũng có nhu cầu rất lớn đối với tàu ngầm hạt nhân của Nga, bởi những phương tiện loại này do Bắc Kinh chế tạo vẫn bị phàn nàn là độ ồn còn cao, thiếu tính bí mật khi hoạt động và độ tin cậy cũng không được đảm bảo.Đối với Nga, trái ngược với thực trạng tàu mặt nước, hạm đội tàu ngầm hạt nhân của nước này vẫn phát triển với tốc độ nhanh, Moskva liên tục hạ thủy những con tàu mới với tính năng kỹ chiến thuật rất cao.Do vậy sự hợp tác giữa đôi bên sẽ mang lại lợi ích rất lớn, nếu trước kia giữa hai đối tác còn có sự ngại ngần vì lo ngại bị quy kết chạy đua vũ trang thì sự ra đời của AUKUS đã giúp hóa giải vướng mắc này.Khi trình bày giả định của mình, Giáo sư Lyle Goldstein không đưa ra dự đoán về loại tàu sân bay hay tàu ngầm hạt nhân nào mà Trung Quốc và Nga có thể cung cấp cho nhau."Nhưng nhìn chung, liên minh giữa thiên tài thiết kế Nga và gã khổng lồ công nghiệp Trung Quốc có thể trở thành đối trọng mạnh mẽ nhất với thỏa thuận AUKUS", vị chuyên gia kết luận.
Giáo sư Lyle Goldstein của Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, thuộc Trường hải chiến ở Rhode Island nói rằng Moskva và Bắc Kinh khó có thể bỏ qua việc Mỹ và đồng minh thành lập một liên minh chính trị - quân sự như AUKUS.
Mặc dù vậy, nguy cơ từ khối quân sự bao gồm Mỹ, Anh và Australia chưa đủ sức gây tác động tiêu cực đến Trung Quốc cũng như Nga trong tương lai gần, bởi Canberra ít có khả năng nhận được tàu ngầm hạt nhân trong 20 năm tới.
Bên cạnh đó, Australia sẽ khó sử dụng tàu ngầm hạt nhân ở ngoài khơi bờ biển Đông và Đông Nam Á, vì địa hình tại đây khá nông và đáy biển cấu tạo phức tạp (đây được xem là nguyên nhân dẫn đến vụ việc tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut Mỹ gặp nạn mới đây.
Theo nhà phân tích, sự ra đời của AUKUS chỉ là một cái cớ dẫn tới thương vụ mua bán qua lại những vũ khí đầy tính nhạy cảm, bao gồm cả các phương tiện tác chiến mang tính chiến lược.
Giáo sư Goldstein tin rằng Trung Quốc có thể mua tàu ngầm hạt nhân từ Nga và Moskva nhận lại từ Bắc Kinh tàu sân bay, đây đều là những loại chiến hạm mà thế mạnh của bên này là điểm yếu của bên kia.
Cho đến nay, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động hàng không mẫu hạm đầu tiên được đóng trong nước mang tên Sơn Đông. Chiếc tiếp theo là tàu sân bay có boong phẳng và sử dụng máy phóng điện từ tương tự lớp Gerald Ford của Mỹ.
Hiện tại ngành đóng tàu Nga đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc chế tạo tàu chiến lớn, từ thời Liên xô tới nay họ chưa hạ thủy thêm được một khu trục hạm 8.000 tấn nào, dẫn tới việc phải cố gắng sửa chữa tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, bất chấp tình trạng con tàu quá tồi tệ.
Mua tàu sân bay do Trung Quốc chế tạo sẽ là hướng đi giúp Hải quân Nga nhanh chóng lấy lại vị thế của mình trên các đại dương, Moskva sẽ không phải lo ngại bị đối tác đình chỉ giao hàng tương tự như hợp đồng đóng tàu đổ bộ Mistral ký với Pháp.
Trong khi đó Trung Quốc cũng có nhu cầu rất lớn đối với tàu ngầm hạt nhân của Nga, bởi những phương tiện loại này do Bắc Kinh chế tạo vẫn bị phàn nàn là độ ồn còn cao, thiếu tính bí mật khi hoạt động và độ tin cậy cũng không được đảm bảo.
Đối với Nga, trái ngược với thực trạng tàu mặt nước, hạm đội tàu ngầm hạt nhân của nước này vẫn phát triển với tốc độ nhanh, Moskva liên tục hạ thủy những con tàu mới với tính năng kỹ chiến thuật rất cao.
Do vậy sự hợp tác giữa đôi bên sẽ mang lại lợi ích rất lớn, nếu trước kia giữa hai đối tác còn có sự ngại ngần vì lo ngại bị quy kết chạy đua vũ trang thì sự ra đời của AUKUS đã giúp hóa giải vướng mắc này.
Khi trình bày giả định của mình, Giáo sư Lyle Goldstein không đưa ra dự đoán về loại tàu sân bay hay tàu ngầm hạt nhân nào mà Trung Quốc và Nga có thể cung cấp cho nhau.
"Nhưng nhìn chung, liên minh giữa thiên tài thiết kế Nga và gã khổng lồ công nghiệp Trung Quốc có thể trở thành đối trọng mạnh mẽ nhất với thỏa thuận AUKUS", vị chuyên gia kết luận.