Công ước Montreux năm 1936 hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động của Hải quân Mỹ trong khu vực Biển Đen thông qua Eo biển Bosphorus và khiến họ không thể gửi hàng không mẫu hạm của mình đến đó.Tuy nhiên ấn bản Levant News của Anh tin rằng mọi thứ có thể sớm thay đổi và mọi tàu chiến của Hải quân Mỹ, kể cả hàng không mẫu hạm sẽ có toàn quyền tiếp cận Biển Đen mà chẳng phải chịu bất cứ một ràng buộc nào.“Washington cực kỳ quan tâm đến dự án Kênh đào Istanbul. Đặc biệt vào năm 2009, Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ - ông James Jeffrey từng đề xuất với Phó Đô đốc đã nghỉ hưu Attila Kiyat, khuyến khích Ankara bắt đầu tạo một tuyến đường thủy mới đến Biển Đen", tờ Levant News lưu ý.Các chuyên gia của ấn phẩm Anh nhận định rằng giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã xúc tiến ý tưởng về dự án Kênh đào Istanbul từ rất lâu, tuyến đường này sẽ trở thành một giải pháp thay thế cho Eo biển Bosphorus cùng với Dardanelles và kết nối Biển Đen với Biển Marmara.Trở lại năm 2011, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, khi đó là người đứng đầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố hàng loạt siêu dự án đầy tham vọng, một trong số đó là sáng kiến tạo ra Kênh đào Istanbul.Một số chuyên gia và các nhà lãnh đạo thế giới đã đặt câu hỏi về tính hợp lệ của dự án này, họ tin tưởng rằng lý do chính để Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng một tuyến đường thủy mới là ý định lách Công ước Montreux.Giới phân tích tin tưởng tuyến đường biển mới sẽ cho phép NATO thiết lập các căn cứ quân sự ở Biển Đen. Kết luận nói trên có vẻ khá hợp lý, bởi vì Washington chưa bao giờ thực sự công nhận Công ước Montreux, đòi hỏi quyền tiếp cận khu vực này mà không bị cản trở.“Washington đang kêu gọi Tổng thống Recep Erdogan hoàn thành việc xây dựng Kênh đào Istanbul để lấy cớ bãi bỏ các tiêu chuẩn cơ bản của Công ước Montreux”, tờ Levant News khẳng định.Rõ ràng hiện nay Hải quân Mỹ vẫn phải tuân thủ Công ước Montreax khi Eo biển Bosphorus là tuyến đường độc đạo để đi vào Biển Đen, nhưng văn bản trên không áp dụng được cho Kênh đào Istanbul đang hình thành.Nhiều chuyên gia và các nhà phân tích thời sự quốc tế tin rằng nước Mỹ là người hưởng lợi duy nhất của Kênh đào Istanbul, siêu dự án trên mang yếu tố quân sự nhiều hơn hẳn so với kinh tế.Dự án được tài trợ từ các nguồn đáng ngờ và thực tế không liên quan gì đến lợi ích quốc gia của Ankara, vì tỷ lệ tham gia góp vốn của Thổ Nhĩ Kỳ vào toàn bộ chương trình là rất ít.Đồng thời lợi ích của Washington được thể hiện rõ ràng trong đó, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, với sự ra đời của Kênh đào Istanbul, hy vọng sẽ có thêm một chỗ đứng cho cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra với Nga.Nếu kế hoạch này thành công thì Washington sẽ có khả năng điều tàu sân bay của mình đến Biển Đen, gây sức ép trực tiếp đến bờ biển của Liên bang Nga, nhất là tại bán đảo Crimea.Tuy nhiên cũng có nhận xét cho rằng tàu sân bay Mỹ sẽ không vào Biển Đen vì lo ngại những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển mà Nga bố trí dày đặc, Kênh đào Istanbul sẽ chỉ phục vụ cho tàu chiến thông thường mà thôi.
Công ước Montreux năm 1936 hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động của Hải quân Mỹ trong khu vực Biển Đen thông qua Eo biển Bosphorus và khiến họ không thể gửi hàng không mẫu hạm của mình đến đó.
Tuy nhiên ấn bản Levant News của Anh tin rằng mọi thứ có thể sớm thay đổi và mọi tàu chiến của Hải quân Mỹ, kể cả hàng không mẫu hạm sẽ có toàn quyền tiếp cận Biển Đen mà chẳng phải chịu bất cứ một ràng buộc nào.
“Washington cực kỳ quan tâm đến dự án Kênh đào Istanbul. Đặc biệt vào năm 2009, Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ - ông James Jeffrey từng đề xuất với Phó Đô đốc đã nghỉ hưu Attila Kiyat, khuyến khích Ankara bắt đầu tạo một tuyến đường thủy mới đến Biển Đen", tờ Levant News lưu ý.
Các chuyên gia của ấn phẩm Anh nhận định rằng giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã xúc tiến ý tưởng về dự án Kênh đào Istanbul từ rất lâu, tuyến đường này sẽ trở thành một giải pháp thay thế cho Eo biển Bosphorus cùng với Dardanelles và kết nối Biển Đen với Biển Marmara.
Trở lại năm 2011, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, khi đó là người đứng đầu chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố hàng loạt siêu dự án đầy tham vọng, một trong số đó là sáng kiến tạo ra Kênh đào Istanbul.
Một số chuyên gia và các nhà lãnh đạo thế giới đã đặt câu hỏi về tính hợp lệ của dự án này, họ tin tưởng rằng lý do chính để Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng một tuyến đường thủy mới là ý định lách Công ước Montreux.
Giới phân tích tin tưởng tuyến đường biển mới sẽ cho phép NATO thiết lập các căn cứ quân sự ở Biển Đen. Kết luận nói trên có vẻ khá hợp lý, bởi vì Washington chưa bao giờ thực sự công nhận Công ước Montreux, đòi hỏi quyền tiếp cận khu vực này mà không bị cản trở.
“Washington đang kêu gọi Tổng thống Recep Erdogan hoàn thành việc xây dựng Kênh đào Istanbul để lấy cớ bãi bỏ các tiêu chuẩn cơ bản của Công ước Montreux”, tờ Levant News khẳng định.
Rõ ràng hiện nay Hải quân Mỹ vẫn phải tuân thủ Công ước Montreax khi Eo biển Bosphorus là tuyến đường độc đạo để đi vào Biển Đen, nhưng văn bản trên không áp dụng được cho Kênh đào Istanbul đang hình thành.
Nhiều chuyên gia và các nhà phân tích thời sự quốc tế tin rằng nước Mỹ là người hưởng lợi duy nhất của Kênh đào Istanbul, siêu dự án trên mang yếu tố quân sự nhiều hơn hẳn so với kinh tế.
Dự án được tài trợ từ các nguồn đáng ngờ và thực tế không liên quan gì đến lợi ích quốc gia của Ankara, vì tỷ lệ tham gia góp vốn của Thổ Nhĩ Kỳ vào toàn bộ chương trình là rất ít.
Đồng thời lợi ích của Washington được thể hiện rõ ràng trong đó, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, với sự ra đời của Kênh đào Istanbul, hy vọng sẽ có thêm một chỗ đứng cho cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra với Nga.
Nếu kế hoạch này thành công thì Washington sẽ có khả năng điều tàu sân bay của mình đến Biển Đen, gây sức ép trực tiếp đến bờ biển của Liên bang Nga, nhất là tại bán đảo Crimea.
Tuy nhiên cũng có nhận xét cho rằng tàu sân bay Mỹ sẽ không vào Biển Đen vì lo ngại những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển mà Nga bố trí dày đặc, Kênh đào Istanbul sẽ chỉ phục vụ cho tàu chiến thông thường mà thôi.