Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) ngày 27-01-2021 cho biết, Mỹ đã điều pháo đài bay B-52 tới Trung Đông. Đây là chuyến bay “phô diễn sức mạnh” đầu tiên trên bầu trời Trung Đông của máy bay ném bom chiến lược B-52 kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức hôm 20-01 vừa qua, và là lần thứ 3 trong năm nay.Hai chuyến bay trước đó đều được tiến hành trong những ngày cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.Tuyên bố của CENTCOM cho biết, các máy bay ném bom chiến lược B-52 xuất phát từ bang Louisiana cua Mỹ và sẽ bay thẳng sang Trung Đông.“Nhiệm vụ phòng vệ này là nhằm thể hiện năng lực của quân đội Mỹ trong việc triển khai sức mạnh không quân bất cứ đâu trên thế giới nhằm răn đe các động thái gây hấn tiềm tàng, đồng thời thể hiện cam kết của Mỹ đối với an ninh khu vực”, tuyên bố cho biết.Chuyến bay diễn ra 1 ngày sau khi Tướng Israel nói rằng nước này đang lên kế hoạch đối phó Iran đồng thời cảnh báo chính quyền mới của Mỹ về việc trở lại thỏa thuận hạt nhân.Chính quyền Tổng thống Trump năm 2018 đã đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân và theo đuổi chiến lược “sức ép tối đa” với Iran. Tuy nhiên, ông Biden cam kết trở lại thỏa thuận hạt nhân, trong đó Iran đồng ý cắt giảm chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.Từ tháng 11-2020, Mỹ đã tiến hành 6 chuyến bay mang tính răn đe Iran của máy bay B-52. Hai lần gần nhất oanh tạc cơ B-52 của Mỹ thực hiện nhiệm vụ này là ngày 08-01 và 17-01, trong bối cảnh Iran được cho có thể phát động cuộc tấn công nhân dịp tròn 1 năm Tướng Qasem Soleimani bị hạ sát tại Iraq (tháng 1-2020).Mỹ luôn duy trì phi đội máy bay ném bom chiến lược B-52 ở con số 76 chiếc.Máy bay B-52 hoạt động từ năm 1955, được biết tới nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Tuy thất bại tại đây, nhưng cũng từ đó Mỹ đã thay đổi chiến lược tác chiến lẫn nâng cấp các pháo đài bay này nhằm đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại.Trước đây, toàn bộ B-52 từng nằm trong kế hoạch sẽ “nghỉ hưu” vào năm 2040. Tuy nhiên hiện tại Mỹ chưa có máy bay nào đủ sự tin cậy về hiệu suất cũng như tính kinh tế khi thực hiện các đòn tấn công như B-52.Quân đội Mỹ tiếp tục tiến trình nâng cấp cho “pháo đài bay” B-52 để tăng khả năng chuyên chở vũ khí. Kế hoạch nâng cấp mang tên 1760 sẽ cho phép B-52 mang thêm 8 quả bom J-serie đời mới bên cạnh một số giá treo vũ khí hiện đại.B-52 Mỹ thường mang theo bom tấn công trực diện kết hợp (JDAM) trên các giá treo. Với quá trình nâng cấp mới, máy bay sẽ chở theo được hàng loạt tên lửa và bom đời mới. Đáng chú ý, số bom và tên lửa này có thể được cất giấu trong thân máy bay.“Điều này đồng nghĩa máy bay B-52 có thể chở thêm 66% lượng bom so với phiên bản cũ. Con số tăng thêm này là cực kì lớn. Hãy thử tưởng tượng bạn có thể tấn công được nhiều lần hơn trước mà chỉ cần một lần xuất kích”, Không quân Mỹ tuyên bố.Đồng thời Mỹ cũng có kế hoạch trang bị siêu bom GBU-43, loại vũ khí được mệnh danh là mẹ của các loại bom. Ngoài 76 chiếc trong biên chế, không quân Mỹ còn lưu trữ rất nhiều máy bay B-52 ở tình trạng có thể khôi phục và có thể sẵn sàng đưa chúng trở lại hoạt động khi cần thiết.
Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) ngày 27-01-2021 cho biết, Mỹ đã điều pháo đài bay B-52 tới Trung Đông. Đây là chuyến bay “phô diễn sức mạnh” đầu tiên trên bầu trời Trung Đông của máy bay ném bom chiến lược B-52 kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức hôm 20-01 vừa qua, và là lần thứ 3 trong năm nay.
Hai chuyến bay trước đó đều được tiến hành trong những ngày cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.
Tuyên bố của CENTCOM cho biết, các máy bay ném bom chiến lược B-52 xuất phát từ bang Louisiana cua Mỹ và sẽ bay thẳng sang Trung Đông.
“Nhiệm vụ phòng vệ này là nhằm thể hiện năng lực của quân đội Mỹ trong việc triển khai sức mạnh không quân bất cứ đâu trên thế giới nhằm răn đe các động thái gây hấn tiềm tàng, đồng thời thể hiện cam kết của Mỹ đối với an ninh khu vực”, tuyên bố cho biết.
Chuyến bay diễn ra 1 ngày sau khi Tướng Israel nói rằng nước này đang lên kế hoạch đối phó Iran đồng thời cảnh báo chính quyền mới của Mỹ về việc trở lại thỏa thuận hạt nhân.
Chính quyền Tổng thống Trump năm 2018 đã đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân và theo đuổi chiến lược “sức ép tối đa” với Iran. Tuy nhiên, ông Biden cam kết trở lại thỏa thuận hạt nhân, trong đó Iran đồng ý cắt giảm chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.
Từ tháng 11-2020, Mỹ đã tiến hành 6 chuyến bay mang tính răn đe Iran của máy bay B-52. Hai lần gần nhất oanh tạc cơ B-52 của Mỹ thực hiện nhiệm vụ này là ngày 08-01 và 17-01, trong bối cảnh Iran được cho có thể phát động cuộc tấn công nhân dịp tròn 1 năm Tướng Qasem Soleimani bị hạ sát tại Iraq (tháng 1-2020).
Mỹ luôn duy trì phi đội máy bay ném bom chiến lược B-52 ở con số 76 chiếc.
Máy bay B-52 hoạt động từ năm 1955, được biết tới nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Tuy thất bại tại đây, nhưng cũng từ đó Mỹ đã thay đổi chiến lược tác chiến lẫn nâng cấp các pháo đài bay này nhằm đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại.
Trước đây, toàn bộ B-52 từng nằm trong kế hoạch sẽ “nghỉ hưu” vào năm 2040. Tuy nhiên hiện tại Mỹ chưa có máy bay nào đủ sự tin cậy về hiệu suất cũng như tính kinh tế khi thực hiện các đòn tấn công như B-52.
Quân đội Mỹ tiếp tục tiến trình nâng cấp cho “pháo đài bay” B-52 để tăng khả năng chuyên chở vũ khí. Kế hoạch nâng cấp mang tên 1760 sẽ cho phép B-52 mang thêm 8 quả bom J-serie đời mới bên cạnh một số giá treo vũ khí hiện đại.
B-52 Mỹ thường mang theo bom tấn công trực diện kết hợp (JDAM) trên các giá treo. Với quá trình nâng cấp mới, máy bay sẽ chở theo được hàng loạt tên lửa và bom đời mới. Đáng chú ý, số bom và tên lửa này có thể được cất giấu trong thân máy bay.
“Điều này đồng nghĩa máy bay B-52 có thể chở thêm 66% lượng bom so với phiên bản cũ. Con số tăng thêm này là cực kì lớn. Hãy thử tưởng tượng bạn có thể tấn công được nhiều lần hơn trước mà chỉ cần một lần xuất kích”, Không quân Mỹ tuyên bố.
Đồng thời Mỹ cũng có kế hoạch trang bị siêu bom GBU-43, loại vũ khí được mệnh danh là mẹ của các loại bom. Ngoài 76 chiếc trong biên chế, không quân Mỹ còn lưu trữ rất nhiều máy bay B-52 ở tình trạng có thể khôi phục và có thể sẵn sàng đưa chúng trở lại hoạt động khi cần thiết.