Trong nhiều năm qua, các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ Mỹ đã cảnh báo về sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc trên biển, và sự suy giảm khả năng sẵn sàng của hải quân Mỹ. Ảnh: @Korea Economic Daily.Mặt khác, lo lắng trước tốc độ đóng tàu trong nước, mới đây Tổng thống Donald Trump cho biết, ông có thể tìm đến các công ty nước ngoài để sản xuất tàu cho Mỹ. Ảnh: @Advocate.Bình luận của ông được đưa ra, sau sắc lệnh hành pháp toàn diện của ông nhằm cải tổ ngành đóng tàu của Mỹ. Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ lập Kế hoạch hành động hải quân (MAP) để xây dựng lại năng lực đóng tàu của nước này. Ảnh: @Yahoo.Trong thời gian tạm thời, Mỹ có thể mua tàu tiên tiến từ các quốc gia nước ngoài thân cận. Trump không nói rõ, liệu ông đang nói về tàu thương mại, tàu hải quân hay cả hai. Ảnh: @Al Jazeera.Tuy nhiên, động thái này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc mở rộng của Hải quân Mỹ, bởi nó cũng có liên quan đến vô số vấn đề mà lực lượng này đang phải đối mặt. Ảnh: @Smart Economy.“Chúng tôi sẽ phải trình lên Quốc hội về việc này, nhưng chúng tôi có thể mua một số tàu từ các quốc gia khác mà chúng tôi gần gũi, thân thiện, mà bản thân họ có năng lực đóng tàu tốt”, ông Trump nói. Ảnh: @Kellogg Insight. “Nhưng chúng tôi sẽ bắt đầu quá trình xây dựng lại. Về cơ bản, chúng tôi không đóng tàu nữa, điều này thật nực cười. Đây sẽ là một hoạt động kinh doanh rất lớn đối với chúng tôi trong tương lai không xa. Nhưng trước mắt trong thời gian chờ đợi, chúng tôi có những quốc gia đóng tàu rất tốt, và chúng tôi sẽ làm việc với những quốc gia đó”, Trump nói với các phóng viên. Ảnh: @ProPublica.Ngoài ra, ông còn nói thêm: “Vì vậy, chúng tôi có thể đặt hàng những con tàu hàng đầu từ những quốc gia đó. Và trong một khoảng thời gian khá ngắn sau đó, chúng tôi sẽ tự đóng tàu của mình. Vì vậy, chúng tôi có thể sẽ phải trình lên Quốc hội về việc này”. Ảnh: @Bloomberg.Xem xét đến Hàn Quốc, một trong ba quốc gia đóng tàu hàng đầu thế giới, là đồng minh của Mỹ, các công ty đóng tàu tại nền kinh tế lớn thứ tư Châu Á dự kiến sẽ được hưởng lợi từ kế hoạch phục hồi ngành đóng tàu của Mỹ. Ảnh: @NK News.Trong khi đó, Trung Quốc và Nhật Bản cũng là những cường quốc đóng tàu toàn cầu, nhưng tàu do Trung Quốc sản xuất không phải là lựa chọn của Mỹ. Ảnh: @Naval Analyses.Như tờ The War Zone đã giải thích trong các báo cáo trước đây, cả Hàn Quốc và Nhật Bản đang đóng tàu khu trục liên quan đến lớp Arleigh Burke, hiện đang là “xương sống” của Hải quân Mỹ. Điều này đặt cả hai quốc gia vào vị thế độc nhất để đóng tàu khu trục Arleigh Burke theo tiêu chuẩn Mỹ. Ảnh: @Reddit.Hàn Quốc đã thâm nhập vào ngành đóng tàu của Mỹ. Hanwha Ocean Co gần đây đã mua lại xưởng đóng tàu của Hải quân Mỹ ở Philadelphia, và giành được hợp đồng đầu tiên cho Hàn Quốc để đại tu một tàu của Hải quân Mỹ. Đối thủ cạnh tranh chính của Hanwha tại Hàn Quốc, HD Hyundai Heavy Industries, gần đây đã trình bày một kế hoạch đóng tàu với Chính phủ Mỹ, theo một báo cáo từ hãng tin Chosun của Hàn Quốc. Ảnh: @Philstar.com. “Nếu việc hợp tác quốc phòng hàng hải với Mỹ trở nên toàn diện, chúng tôi có thể đóng tới năm tàu mỗi năm và vẫn còn chỗ để mở rộng hơn nữa”, Woo-man Jeong, giám đốc điều hành Đơn vị kinh doanh tàu chuyên dụng tại HD Hyundai Heavy Industries khẳng định. Ảnh: @The Korea Herald.“Chúng tôi có hơn 250 kỹ sư có thể thiết kế và đóng tàu Aegis với hiệu suất tương đương với tàu của Mỹ. HD Hyundai Heavy Industries là công ty đóng tàu duy nhất tại Hàn Quốc trực tiếp thiết kế và đóng tàu Aegis. Công ty này cũng đang trực tiếp đóng năm trong số sáu tàu Aegis mà Hải quân Hàn Quốc sẽ sở hữu”. Woo-man ví tàu Aegis như tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke của Mỹ. Ảnh: @Asia Pacific Defence Reporter.Trong khi đó, Nhật Bản cũng đang đóng một loạt tàu chiến lớn, gồm cả các tàu khu trục có liên quan đến lớp Arleigh Burke. Hai năm trước, Nhật Bản đã hạ thủy khinh hạm lớp Mogami thứ tám, tên là JS Yūbetsu. Các khinh hạm đa chức năng lớp Mogami 30FFM tàng hình sẽ có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: @Ships Hub.Ngoài ra, Mỹ cũng có thể tham gia vào thỏa thuận tàu ngầm AUKUS với Úc, tận dụng năng lực đóng tàu của nước này để đáp ứng nhu cầu của mình. Ảnh: @Istock.Tờ The War Zone đã thử liên hệ với Nhà Trắng để làm rõ về loại tàu nào khiến Tổng thống Donald Trump quan tâm. Tuy nhiên, phát biểu mới của ông xuất hiện trong bối cảnh lo ngại về sự phát triển của Hải quân Trung Quốc về cả số lượng và năng lực. Ảnh: @Newsweek.Đề xuất của Trump về việc mua tàu nước ngoài là phản ứng trước tuyên bố của Giám đốc An ninh Quốc gia Mike Waltz về việc, Trung Quốc đang vượt xa Mỹ về tổng năng lực đóng tàu. Ảnh: @CEPA.“Thưa Tổng thống, năm ngoái, Trung Quốc đã nhận được 1.700 đơn đặt hàng tàu mới. Các xưởng đóng tàu của Mỹ đã nhận được chỉ 5 đơn đặt hàng. Dưới sự lãnh đạo của ngài, giống như nhiều ngành công nghiệp khác, chúng ta sẽ hồi sinh và làm cho ngành đóng tàu và hàng hải Mỹ trở nên tuyệt vời trở lại”, Mike Waltz nói. Ảnh: @The National Interest.
Trong nhiều năm qua, các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ Mỹ đã cảnh báo về sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc trên biển, và sự suy giảm khả năng sẵn sàng của hải quân Mỹ. Ảnh: @Korea Economic Daily.
Mặt khác, lo lắng trước tốc độ đóng tàu trong nước, mới đây Tổng thống Donald Trump cho biết, ông có thể tìm đến các công ty nước ngoài để sản xuất tàu cho Mỹ. Ảnh: @Advocate.
Bình luận của ông được đưa ra, sau sắc lệnh hành pháp toàn diện của ông nhằm cải tổ ngành đóng tàu của Mỹ. Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ lập Kế hoạch hành động hải quân (MAP) để xây dựng lại năng lực đóng tàu của nước này. Ảnh: @Yahoo.
Trong thời gian tạm thời, Mỹ có thể mua tàu tiên tiến từ các quốc gia nước ngoài thân cận. Trump không nói rõ, liệu ông đang nói về tàu thương mại, tàu hải quân hay cả hai. Ảnh: @Al Jazeera.
Tuy nhiên, động thái này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc mở rộng của Hải quân Mỹ, bởi nó cũng có liên quan đến vô số vấn đề mà lực lượng này đang phải đối mặt. Ảnh: @Smart Economy.
“Chúng tôi sẽ phải trình lên Quốc hội về việc này, nhưng chúng tôi có thể mua một số tàu từ các quốc gia khác mà chúng tôi gần gũi, thân thiện, mà bản thân họ có năng lực đóng tàu tốt”, ông Trump nói. Ảnh: @Kellogg Insight.
“Nhưng chúng tôi sẽ bắt đầu quá trình xây dựng lại. Về cơ bản, chúng tôi không đóng tàu nữa, điều này thật nực cười. Đây sẽ là một hoạt động kinh doanh rất lớn đối với chúng tôi trong tương lai không xa. Nhưng trước mắt trong thời gian chờ đợi, chúng tôi có những quốc gia đóng tàu rất tốt, và chúng tôi sẽ làm việc với những quốc gia đó”, Trump nói với các phóng viên. Ảnh: @ProPublica.
Ngoài ra, ông còn nói thêm: “Vì vậy, chúng tôi có thể đặt hàng những con tàu hàng đầu từ những quốc gia đó. Và trong một khoảng thời gian khá ngắn sau đó, chúng tôi sẽ tự đóng tàu của mình. Vì vậy, chúng tôi có thể sẽ phải trình lên Quốc hội về việc này”. Ảnh: @Bloomberg.
Xem xét đến Hàn Quốc, một trong ba quốc gia đóng tàu hàng đầu thế giới, là đồng minh của Mỹ, các công ty đóng tàu tại nền kinh tế lớn thứ tư Châu Á dự kiến sẽ được hưởng lợi từ kế hoạch phục hồi ngành đóng tàu của Mỹ. Ảnh: @NK News.
Trong khi đó, Trung Quốc và Nhật Bản cũng là những cường quốc đóng tàu toàn cầu, nhưng tàu do Trung Quốc sản xuất không phải là lựa chọn của Mỹ. Ảnh: @Naval Analyses.
Như tờ The War Zone đã giải thích trong các báo cáo trước đây, cả Hàn Quốc và Nhật Bản đang đóng tàu khu trục liên quan đến lớp Arleigh Burke, hiện đang là “xương sống” của Hải quân Mỹ. Điều này đặt cả hai quốc gia vào vị thế độc nhất để đóng tàu khu trục Arleigh Burke theo tiêu chuẩn Mỹ. Ảnh: @Reddit.
Hàn Quốc đã thâm nhập vào ngành đóng tàu của Mỹ. Hanwha Ocean Co gần đây đã mua lại xưởng đóng tàu của Hải quân Mỹ ở Philadelphia, và giành được hợp đồng đầu tiên cho Hàn Quốc để đại tu một tàu của Hải quân Mỹ. Đối thủ cạnh tranh chính của Hanwha tại Hàn Quốc, HD Hyundai Heavy Industries, gần đây đã trình bày một kế hoạch đóng tàu với Chính phủ Mỹ, theo một báo cáo từ hãng tin Chosun của Hàn Quốc. Ảnh: @Philstar.com.
“Nếu việc hợp tác quốc phòng hàng hải với Mỹ trở nên toàn diện, chúng tôi có thể đóng tới năm tàu mỗi năm và vẫn còn chỗ để mở rộng hơn nữa”, Woo-man Jeong, giám đốc điều hành Đơn vị kinh doanh tàu chuyên dụng tại HD Hyundai Heavy Industries khẳng định. Ảnh: @The Korea Herald.
“Chúng tôi có hơn 250 kỹ sư có thể thiết kế và đóng tàu Aegis với hiệu suất tương đương với tàu của Mỹ. HD Hyundai Heavy Industries là công ty đóng tàu duy nhất tại Hàn Quốc trực tiếp thiết kế và đóng tàu Aegis. Công ty này cũng đang trực tiếp đóng năm trong số sáu tàu Aegis mà Hải quân Hàn Quốc sẽ sở hữu”. Woo-man ví tàu Aegis như tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke của Mỹ. Ảnh: @Asia Pacific Defence Reporter.
Trong khi đó, Nhật Bản cũng đang đóng một loạt tàu chiến lớn, gồm cả các tàu khu trục có liên quan đến lớp Arleigh Burke. Hai năm trước, Nhật Bản đã hạ thủy khinh hạm lớp Mogami thứ tám, tên là JS Yūbetsu. Các khinh hạm đa chức năng lớp Mogami 30FFM tàng hình sẽ có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: @Ships Hub.
Ngoài ra, Mỹ cũng có thể tham gia vào thỏa thuận tàu ngầm AUKUS với Úc, tận dụng năng lực đóng tàu của nước này để đáp ứng nhu cầu của mình. Ảnh: @Istock.
Tờ The War Zone đã thử liên hệ với Nhà Trắng để làm rõ về loại tàu nào khiến Tổng thống Donald Trump quan tâm. Tuy nhiên, phát biểu mới của ông xuất hiện trong bối cảnh lo ngại về sự phát triển của Hải quân Trung Quốc về cả số lượng và năng lực. Ảnh: @Newsweek.
Đề xuất của Trump về việc mua tàu nước ngoài là phản ứng trước tuyên bố của Giám đốc An ninh Quốc gia Mike Waltz về việc, Trung Quốc đang vượt xa Mỹ về tổng năng lực đóng tàu. Ảnh: @CEPA.
“Thưa Tổng thống, năm ngoái, Trung Quốc đã nhận được 1.700 đơn đặt hàng tàu mới. Các xưởng đóng tàu của Mỹ đã nhận được chỉ 5 đơn đặt hàng. Dưới sự lãnh đạo của ngài, giống như nhiều ngành công nghiệp khác, chúng ta sẽ hồi sinh và làm cho ngành đóng tàu và hàng hải Mỹ trở nên tuyệt vời trở lại”, Mike Waltz nói. Ảnh: @The National Interest.