Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương - RIMPAC-2020 được tổ chức hai năm một lần, đã bắt đầu tại Hawaii vào ngày 17/8. So với cuộc tập trận RIMPAC-2018, quy mô của cuộc tập trận lần này đã giảm đi rất nhiều, các đối tượng tập trận được giới hạn trên biển, thời lượng bài tập chỉ bằng một nửa so với cuộc tập trận trước. Ảnh: Tàu chiến các quốc gia tham gia RIMPAC-2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ.Mặc dù lực lượng tham gia có giảm, nhưng quân đội Mỹ vẫn gọi RIMPAC-2020 là cuộc tập trận là “quan trọng”. Truyền thông Mỹ đánh giá rằng, cuộc tập trận này chứng tỏ khả năng của Mỹ trong việc tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại một đối thủ mạnh trong điều kiện dịch bệnh bùng phát. Ảnh: Tàu sân bay USS Carl Vinson trong cuộc tập trận RIMPAC-2018 ngoài khơi Hawaii vào tháng 7/2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ.Cuộc tập trận RIMPAC-2020 được tiến hành trên vùng biển Hawaii, có sự tham gia của 10 quốc gia, 20 tàu chiến và 5.300 sĩ quan, binh sĩ. Hai năm trước, cuộc tập trận RIMPAC-2018 bao gồm 25 quốc gia, 46 tàu mặt nước, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 sĩ quan và binh sĩ. Ảnh: Tàu đổ bộ trực thăng HMAS Adelaide của Australia trong RIMPAC 2018 - Nguồn: News.navy.Nhiều quốc gia đã được mời tham gia RIMPAC-2020, nhưng chỉ có Hàn Quốc, Canada, Úc, Nhật Bản, Philippines, Singapore, New Zealand, Brunei và Pháp cử lực lượng tham gia cùng với Mỹ. Trong số đó, Nhật Bản đã điều tàu sân bay trực thăng cỡ lớn Kaga và tàu khu trục Aegis lớp Atago Ashigara tham gia. Ảnh: Tàu chiến các quốc gia tham gia RIMPAC-2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ.Hải quân cũng lần đầu Philippines đã cử khinh hạm tên lửa dẫn đường José Rizal cùng hơn 100 thành viên thủy thủ đoàn tham gia. Trước đó, Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin, Hải quân Hàn Quốc sẽ điều một tàu khu trục Aegis 7.600 tấn và một tàu khu trục 4.400 tấn tham gia cuộc tập trận RIMPAC-2020. Ảnh: Khinh hạm BRP Jose Rizal của Philippines – Nguồn: Hải quân PhilippinesTheo thông báo, do dịch Covid-19, nên cuộc tập trận RIMPAC-2020 đã được rút xuống còn hai tuần và hoãn lại từ tháng 7, giảm một nửa so với cuộc tập trận RIMPAC-2018 được kéo dài hơn một tháng. Ảnh: Tàu chiến các quốc gia tham gia RIMPAC-2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ.Chủ đề của cuộc tập trận RIMPAC-2020 là “Khả năng thích ứng và đối tác”, và được đánh giá là cần thiết để củng cố liên minh do Mỹ đứng đầu, nhằm “đảm bảo một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Kế hoạch tập trận cụ thể do Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đảm nhiệm. Ảnh: Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tham gia RIMPAC-2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ.Về nội dung của cuộc tập trận, RIMPAC-2020 bao gồm tác chiến chống ngầm đa quốc gia, hoạt động đánh chặn trên biển, hoạt động huấn luyện bắn đạn thật và các môn huấn luyện chung khác. Các nội dung trên sẽ chỉ được tiến hành trên biển, giảm thiểu lực lượng trên bờ nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả các sĩ quan, binh sĩ và người dân địa phương ở Hawaii. Ảnh: Diễn tập đổ bộ trong diễn tập RIMPAC 2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ.Theo truyền thống của các cuộc tập trận RIMPAC trước đây, ba nhiệm vụ chính của các cuộc tập trận là tác chiến chống tàu ngầm, chống hạm và phòng không. Các cuộc tập trận phần kết thúc thường là tổ chức bắn đạn thật “đánh chìm” một tàu chiến của đối phương. Ảnh: Diễn tập phòng không trong RIMPAC 2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ.Trong cuộc tập trận RIMPAC-2018, tàu chiến Australia, Nhật Bản và Mỹ đã cùng tham gia “đánh chìm” con tàu đổ bộ đã loại biên Racine của Hải quân Mỹ với lượng giãn nước hơn 5.000 tấn. Ảnh: Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa chống hạm Harpoon trong RIMPAC 2018 - Nguồn: Hải quân MỹCác loại tên lửa chống hạm Harpoon, pháo hạm, ngư lôi từ các tàu chiến và máy bay chiến đấu của hải quân thay nhau bắn phá để tăng phần sinh động cho cuộc tập trận. Nhưng trong RIMPAC-2020, mặc dù vẫn sẽ có khoa mục bắn đạn thật, nhưng sẽ không có đánh chìm tàu chiến địch như những lần trước. Ảnh: “Mục tiêu tàu địch” đang bị hải quân các quốc gia bắn phá trong RIMPAC 2018. Nguồi: Hải quân MỹTác chiến chống tàu ngầm luôn là nội dung huấn luyện trọng điểm của Hải quân Mỹ, truyền thống này có từ thời Chiến tranh Lạnh, do sức mạnh dưới nước của Liên Xô luôn là mối đe dọa thường trực đối với Hải quân Mỹ lúc bấy giờ. Do vậy kế thừa của các cuộc tập trận RIMPAC trước, khoa mục chống ngầm vẫn được chú trọng. Ảnh: Tác chiến đổ bộ trong diễn tập RIMPAC 2018 - Nguồn: Hải quân MỹTheo thông báo của Ban tổ chức RIMPAC, cuộc tập trận ngoài việc xây dựng lòng tin và sự phối hợp giữa các lực lượng hải quân đa quốc gia, ngoài ra còn truyền tải thông điệp: “Đối thủ không nên lầm tưởng rằng, giai đoạn này là cơ hội tốt cho họ”. Ảnh: Tác chiến đổ bộ đường không trong diễn tập RIMPAC 2018 - Nguồn: Hải quân MỹCuộc tập trận RIMPAC-2020 là sự khẳng định của Mỹ, ngay cả trong điều kiện đại dịch Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng nặng nề với một quốc gia như Mỹ, thì họ vẫn có thể triển khai các hoạt động quân sự bình thường trên khắp thế giới. Ảnh: “Mục tiêu tàu địch” đang bị hải quân các quốc gia bắn phá trong RIMPAC 2018. Nguồi: Hải quân Mỹ. Video Toàn cảnh Hải quân Việt Nam diễn tập chiếm đảo quy mô lớn - Nguồn: QPVN
Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương - RIMPAC-2020 được tổ chức hai năm một lần, đã bắt đầu tại Hawaii vào ngày 17/8. So với cuộc tập trận RIMPAC-2018, quy mô của cuộc tập trận lần này đã giảm đi rất nhiều, các đối tượng tập trận được giới hạn trên biển, thời lượng bài tập chỉ bằng một nửa so với cuộc tập trận trước. Ảnh: Tàu chiến các quốc gia tham gia RIMPAC-2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Mặc dù lực lượng tham gia có giảm, nhưng quân đội Mỹ vẫn gọi RIMPAC-2020 là cuộc tập trận là “quan trọng”. Truyền thông Mỹ đánh giá rằng, cuộc tập trận này chứng tỏ khả năng của Mỹ trong việc tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại một đối thủ mạnh trong điều kiện dịch bệnh bùng phát. Ảnh: Tàu sân bay USS Carl Vinson trong cuộc tập trận RIMPAC-2018 ngoài khơi Hawaii vào tháng 7/2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Cuộc tập trận RIMPAC-2020 được tiến hành trên vùng biển Hawaii, có sự tham gia của 10 quốc gia, 20 tàu chiến và 5.300 sĩ quan, binh sĩ. Hai năm trước, cuộc tập trận RIMPAC-2018 bao gồm 25 quốc gia, 46 tàu mặt nước, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 sĩ quan và binh sĩ. Ảnh: Tàu đổ bộ trực thăng HMAS Adelaide của Australia trong RIMPAC 2018 - Nguồn: News.navy.
Nhiều quốc gia đã được mời tham gia RIMPAC-2020, nhưng chỉ có Hàn Quốc, Canada, Úc, Nhật Bản, Philippines, Singapore, New Zealand, Brunei và Pháp cử lực lượng tham gia cùng với Mỹ. Trong số đó, Nhật Bản đã điều tàu sân bay trực thăng cỡ lớn Kaga và tàu khu trục Aegis lớp Atago Ashigara tham gia. Ảnh: Tàu chiến các quốc gia tham gia RIMPAC-2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Hải quân cũng lần đầu Philippines đã cử khinh hạm tên lửa dẫn đường José Rizal cùng hơn 100 thành viên thủy thủ đoàn tham gia. Trước đó, Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin, Hải quân Hàn Quốc sẽ điều một tàu khu trục Aegis 7.600 tấn và một tàu khu trục 4.400 tấn tham gia cuộc tập trận RIMPAC-2020. Ảnh: Khinh hạm BRP Jose Rizal của Philippines – Nguồn: Hải quân Philippines
Theo thông báo, do dịch Covid-19, nên cuộc tập trận RIMPAC-2020 đã được rút xuống còn hai tuần và hoãn lại từ tháng 7, giảm một nửa so với cuộc tập trận RIMPAC-2018 được kéo dài hơn một tháng. Ảnh: Tàu chiến các quốc gia tham gia RIMPAC-2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Chủ đề của cuộc tập trận RIMPAC-2020 là “Khả năng thích ứng và đối tác”, và được đánh giá là cần thiết để củng cố liên minh do Mỹ đứng đầu, nhằm “đảm bảo một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Kế hoạch tập trận cụ thể do Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đảm nhiệm. Ảnh: Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tham gia RIMPAC-2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Về nội dung của cuộc tập trận, RIMPAC-2020 bao gồm tác chiến chống ngầm đa quốc gia, hoạt động đánh chặn trên biển, hoạt động huấn luyện bắn đạn thật và các môn huấn luyện chung khác. Các nội dung trên sẽ chỉ được tiến hành trên biển, giảm thiểu lực lượng trên bờ nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả các sĩ quan, binh sĩ và người dân địa phương ở Hawaii. Ảnh: Diễn tập đổ bộ trong diễn tập RIMPAC 2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Theo truyền thống của các cuộc tập trận RIMPAC trước đây, ba nhiệm vụ chính của các cuộc tập trận là tác chiến chống tàu ngầm, chống hạm và phòng không. Các cuộc tập trận phần kết thúc thường là tổ chức bắn đạn thật “đánh chìm” một tàu chiến của đối phương. Ảnh: Diễn tập phòng không trong RIMPAC 2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Trong cuộc tập trận RIMPAC-2018, tàu chiến Australia, Nhật Bản và Mỹ đã cùng tham gia “đánh chìm” con tàu đổ bộ đã loại biên Racine của Hải quân Mỹ với lượng giãn nước hơn 5.000 tấn. Ảnh: Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa chống hạm Harpoon trong RIMPAC 2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ
Các loại tên lửa chống hạm Harpoon, pháo hạm, ngư lôi từ các tàu chiến và máy bay chiến đấu của hải quân thay nhau bắn phá để tăng phần sinh động cho cuộc tập trận. Nhưng trong RIMPAC-2020, mặc dù vẫn sẽ có khoa mục bắn đạn thật, nhưng sẽ không có đánh chìm tàu chiến địch như những lần trước. Ảnh: “Mục tiêu tàu địch” đang bị hải quân các quốc gia bắn phá trong RIMPAC 2018. Nguồi: Hải quân Mỹ
Tác chiến chống tàu ngầm luôn là nội dung huấn luyện trọng điểm của Hải quân Mỹ, truyền thống này có từ thời Chiến tranh Lạnh, do sức mạnh dưới nước của Liên Xô luôn là mối đe dọa thường trực đối với Hải quân Mỹ lúc bấy giờ. Do vậy kế thừa của các cuộc tập trận RIMPAC trước, khoa mục chống ngầm vẫn được chú trọng. Ảnh: Tác chiến đổ bộ trong diễn tập RIMPAC 2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ
Theo thông báo của Ban tổ chức RIMPAC, cuộc tập trận ngoài việc xây dựng lòng tin và sự phối hợp giữa các lực lượng hải quân đa quốc gia, ngoài ra còn truyền tải thông điệp: “Đối thủ không nên lầm tưởng rằng, giai đoạn này là cơ hội tốt cho họ”. Ảnh: Tác chiến đổ bộ đường không trong diễn tập RIMPAC 2018 - Nguồn: Hải quân Mỹ
Cuộc tập trận RIMPAC-2020 là sự khẳng định của Mỹ, ngay cả trong điều kiện đại dịch Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng nặng nề với một quốc gia như Mỹ, thì họ vẫn có thể triển khai các hoạt động quân sự bình thường trên khắp thế giới. Ảnh: “Mục tiêu tàu địch” đang bị hải quân các quốc gia bắn phá trong RIMPAC 2018. Nguồi: Hải quân Mỹ.
Video Toàn cảnh Hải quân Việt Nam diễn tập chiếm đảo quy mô lớn - Nguồn: QPVN