Là một quốc gia phản đối sự độc lập của nhà nước Do Thái - Israel, Lybia vốn từ lâu đã là cái gai trong mắt người Mỹ. Đặc biệt kể từ khi Tổng thống Ronald Reagan lên nhận chức vào năm 1981, vấn đề Lybia được đặc biệt quan tâm do lo ngại nước này đang dần tiếp cận được với công nghệ hạt nhân. Nguồn ảnh: Wiki.Sau vụ khủng bố ở Rome và Viên hồi tháng 12 năm 1985, nhà Độc tài Gadaffi-người đứng đầu nhà nước Lybia đã tuyên bố sẽ còn tiếp tục tài trợ cho các tổ chức đối lập chừng nào châu Âu vẫn tiếp tục ủng hộ các tổ chức dân chủ chống lại chính quyền độc tài của mình. Nguồn ảnh: Wiki.Đỉnh điểm của sự việc diễn ra vào ngày 5/4/1986 khi mà các điệp viên của Lybia đánh bom một quán bar ở Tây Đức khiến ba người thiệt mạng và 229 người bị thương. Trong số những người thiệt mạng có cả một nhân viên tình báo Mỹ. Sự việc đã khiến cho Mỹ không thể "nhịn" thêm được nữa và tuyên bố trả đũa bằng một cuộc không kích quy mô vào lãnh thổ Lybia. Nguồn ảnh: Defense.Ngày 14/4/1986, chưa đầy 10 ngày sau vụ khủng bố quán bar tại Tây Đức, 18 chiến đấu cơ F-111F thuộc Phi đoàn 48 Không quân Mỹ đã cất cánh từ sân bay Lakenhearth của Anh cùng với sự yểm hộ của 4 chiếc EF-111A của Không quân Hoàng gia đã cất cánh nhắm thẳng Lybia để thực hiện cuộc không kích trả đũa. Nguồn ảnh: Aviation.Cùng tham gia phi vụ Mỹ đánh bom Lybia còn có 15 chiến đấu cơ A-6, A-7 F/A-18 và EA-6B cất cánh từ các tàu sân bay USS Saratoga, USS America và USS Coral Sea. Mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của các chiến đấu cơ này đó là tấn công tổng lực, gây thiệt hại lớn nhất có thể vào các khu công nghiệp, nhà máy và các công trình công cộng mang tính biểu tượng của Lybia. Nguồn ảnh: Warbird.Thậm chí, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan còn thông báo rằng "Nếu cần thiết, hãy thực hiện tấn công nhiều lần". Báo chí quốc tế coi đây là một đòn đánh mạnh nhằm cảnh cáo một quốc gia dám "ngang nhiên" hỗ trợ khủng bố chống lại cả phương Tây và Mỹ. Nguồn ảnh: Gettyimg.Theo thống kê, Mỹ đã thả 232 quả bom cùng 48 tên lửa dẫn đường. Trong số đó toàn bộ 48 tên lửa đều trúng mục tiêu và chỉ có 5 quả bom bị trượt mục tiêu. Toàn bộ cuộc không kích Lybia có 45 phi cơ của Mỹ và Anh tham gia, phía Lybia đáp trả lại bằng một loạt các hệ thống tên lửa phòng không các loại. Nguồn ảnh: Gettyimg.Tuy nhiên, lưới phòng không của Lybia vào thời điểm đó không phải là đối thủ của các chiến đấu cơ Mỹ vốn đã "trưởng thành" hơn rất nhiều kể từ sau Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Nytimes.Với sự áp đảo hoàn toàn của Không quân Mỹ, phía Lybia có 45 và khoảng 30 dân thường thiệt mạng. Ngoài ra còn có khoảng 5 chiếc máy bay vận tải IL-76 bị phá hủy cùng với 14 phi cơ MiG-23, 2 trực thăng và 5 dàn radar cảnh giới bị chiến đấu cơ Mỹ "xóa sổ". Nguồn ảnh: Smith.Trong khi đó, phòng không Lybia đã bắn hạ được một chiến đấu cơ F-111 của Không quân Mỹ khiến toàn bộ hai phi hành đoàn thiệt mạng. Nguồn ảnh: Krqe.Ngay lập tức, Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu để lên án hành động tấn công Mỹ nhắm vào Lybia và cho rằng hành động này đã vi phạm vào các điều luật, công ước quốc tế. Kết quả là Độc tài Gadaffi vẫn tại vị cho đến khi một cuộc đảo chính ở Lybia xảy ra năm 2011. Nguồn ảnh: Guardian.
Là một quốc gia phản đối sự độc lập của nhà nước Do Thái - Israel, Lybia vốn từ lâu đã là cái gai trong mắt người Mỹ. Đặc biệt kể từ khi Tổng thống Ronald Reagan lên nhận chức vào năm 1981, vấn đề Lybia được đặc biệt quan tâm do lo ngại nước này đang dần tiếp cận được với công nghệ hạt nhân. Nguồn ảnh: Wiki.
Sau vụ khủng bố ở Rome và Viên hồi tháng 12 năm 1985, nhà Độc tài Gadaffi-người đứng đầu nhà nước Lybia đã tuyên bố sẽ còn tiếp tục tài trợ cho các tổ chức đối lập chừng nào châu Âu vẫn tiếp tục ủng hộ các tổ chức dân chủ chống lại chính quyền độc tài của mình. Nguồn ảnh: Wiki.
Đỉnh điểm của sự việc diễn ra vào ngày 5/4/1986 khi mà các điệp viên của Lybia đánh bom một quán bar ở Tây Đức khiến ba người thiệt mạng và 229 người bị thương. Trong số những người thiệt mạng có cả một nhân viên tình báo Mỹ. Sự việc đã khiến cho Mỹ không thể "nhịn" thêm được nữa và tuyên bố trả đũa bằng một cuộc không kích quy mô vào lãnh thổ Lybia. Nguồn ảnh: Defense.
Ngày 14/4/1986, chưa đầy 10 ngày sau vụ khủng bố quán bar tại Tây Đức, 18 chiến đấu cơ F-111F thuộc Phi đoàn 48 Không quân Mỹ đã cất cánh từ sân bay Lakenhearth của Anh cùng với sự yểm hộ của 4 chiếc EF-111A của Không quân Hoàng gia đã cất cánh nhắm thẳng Lybia để thực hiện cuộc không kích trả đũa. Nguồn ảnh: Aviation.
Cùng tham gia phi vụ Mỹ đánh bom Lybia còn có 15 chiến đấu cơ A-6, A-7 F/A-18 và EA-6B cất cánh từ các tàu sân bay USS Saratoga, USS America và USS Coral Sea. Mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của các chiến đấu cơ này đó là tấn công tổng lực, gây thiệt hại lớn nhất có thể vào các khu công nghiệp, nhà máy và các công trình công cộng mang tính biểu tượng của Lybia. Nguồn ảnh: Warbird.
Thậm chí, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan còn thông báo rằng "Nếu cần thiết, hãy thực hiện tấn công nhiều lần". Báo chí quốc tế coi đây là một đòn đánh mạnh nhằm cảnh cáo một quốc gia dám "ngang nhiên" hỗ trợ khủng bố chống lại cả phương Tây và Mỹ. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Theo thống kê, Mỹ đã thả 232 quả bom cùng 48 tên lửa dẫn đường. Trong số đó toàn bộ 48 tên lửa đều trúng mục tiêu và chỉ có 5 quả bom bị trượt mục tiêu. Toàn bộ cuộc không kích Lybia có 45 phi cơ của Mỹ và Anh tham gia, phía Lybia đáp trả lại bằng một loạt các hệ thống tên lửa phòng không các loại. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tuy nhiên, lưới phòng không của Lybia vào thời điểm đó không phải là đối thủ của các chiến đấu cơ Mỹ vốn đã "trưởng thành" hơn rất nhiều kể từ sau Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Nytimes.
Với sự áp đảo hoàn toàn của Không quân Mỹ, phía Lybia có 45 và khoảng 30 dân thường thiệt mạng. Ngoài ra còn có khoảng 5 chiếc máy bay vận tải IL-76 bị phá hủy cùng với 14 phi cơ MiG-23, 2 trực thăng và 5 dàn radar cảnh giới bị chiến đấu cơ Mỹ "xóa sổ". Nguồn ảnh: Smith.
Trong khi đó, phòng không Lybia đã bắn hạ được một chiến đấu cơ F-111 của Không quân Mỹ khiến toàn bộ hai phi hành đoàn thiệt mạng. Nguồn ảnh: Krqe.
Ngay lập tức, Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu để lên án hành động tấn công Mỹ nhắm vào Lybia và cho rằng hành động này đã vi phạm vào các điều luật, công ước quốc tế. Kết quả là Độc tài Gadaffi vẫn tại vị cho đến khi một cuộc đảo chính ở Lybia xảy ra năm 2011. Nguồn ảnh: Guardian.