Theo những thông tin mới nhất được truyền thông Mỹ đăng tải, năm 2021 này sẽ là năm cuối cùng, lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ sở hữu xe tăng trong biên chế.Hết năm nay, toàn bộ xe tăng chủ lực Abrams trong biên chế Thủy quân Lục chiến Mỹ, sẽ được chuyển sang cho lục quân, một số lượng lớn cũng sẽ bị niêm cất trong kho chứa do không có nhu cầu sử dụng.Lý giải cho việc xe tăng chủ lực Abrams bị loại bỏ thẳng tay khỏi biên chế lực lượng Thủy quân Lục chiến, bao gồm việc kinh phí hoạt động của lực lượng này bị cắt giảm trong năm tài khóa 2022 tới đây.Chưa hết, lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đã thay đổi chiến thuật tác chiến, chủ yếu tập trung vào việc đổ bộ chiếm đảo qua đường biển, khiến các phương tiện hạng nhẹ hơn được ưu tiên.Một trong những đặc điểm của xe tăng chủ lực Abrams khiến lực lượng Thủy quân Lục chiến vốn dĩ cũng không ưa chuộng loại phương tiện này, đó là nó có trọng lượng quá nặng.Tùy từng phiên bản, xe tăng chủ lực Abrams sẽ có trọng lượng từ 64 cho tới tối đa 72 tấn. Đây là trọng lượng quá lớn, gây khó khăn cho việc vận chuyển với số lượng lớn.Ngoài ra, trong những cuộc tấn công đổ bộ từ hướng biển, trọng lượng quá lớn của xe tăng chủ lực Abrams cũng sẽ khiến nó gặp khó khăn khi leo lên bờ tác chiến.Chưa hết, trong những chiến dịch diễn ra ở nước ngoài - nơi có cơ sở vật chất - bao gồm đường xá, cầu cống không đảm bảo, xe tăng Abrams sẽ phải rất chật vật để di chuyển.Những lý do trên khiến bản thân lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ, với lối tác chiến tốc độ, gọn nhẹ và nhanh chóng, quyết định loại bỏ hoàn toàn xe tăng Abrams ra khỏi biên chế tổ chức.Thay thế cho xe tăng Abrams, sẽ là hỏa lực yểm trợ từ trên không, hoặc các loại phương tiện thiết giáp hỗ trợ khác như xe chiến đấu bộ binh, hoặc xe bọc thép chở quân.Hỏa lực chính của xe tăng Abrams bao gồm một khẩu pháo chính 120mm, thực tế cũng không mang lại quá nhiều khác biệt - hoặc thua kém so với hỏa lực yểm trợ từ hải pháp hoặc không quân.Ở thời điểm hiện tại, Mỹ cũng không có bất cứ một loại xe tăng hạng nhẹ nào trong biên chế. Vậy nên việc thiếu hụt xe tăng trong lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ, dự kiến sẽ còn kéo dài rất lâu.Nhiều chuyên gia quân sự cũng nhìn nhận rằng, việc Thủy quân Lục chiến Mỹ - một lực lượng viễn chinh lành nghề - loại bỏ xe tăng chủ lực ra khỏi biên chế, cũng cho thấy "binh minh" của dòng phương tiện chiến đấu này có thể đang đến gần.Theo đó, sự xuất hiện của xe tăng trên chiến trường sẽ sớm trở thành thừa thãi, do các loại hỏa lực chống tăng của bộ binh, hay UAV đã quá phổ biến và mạnh. Có thể thấy cuộc chiến giữa Azerbaijan và Armenia vừa diễn ra hồi năm ngoái, là một ví dụ. Ở đó, các máy bay không người lái "rẻ tiền", đã gần như làm chủ cuộc chơi, tiêu diệt được một số lượng rất lớn xe tăng của đối phương. Nguồn: Pinterest. Cận cảnh súng chống tăng từ thời Liên Xô "làm gỏi" xe tăng Mỹ trên chiến trường Iraq. Nguồn: Warclashes.
Theo những thông tin mới nhất được truyền thông Mỹ đăng tải, năm 2021 này sẽ là năm cuối cùng, lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ sở hữu xe tăng trong biên chế.
Hết năm nay, toàn bộ xe tăng chủ lực Abrams trong biên chế Thủy quân Lục chiến Mỹ, sẽ được chuyển sang cho lục quân, một số lượng lớn cũng sẽ bị niêm cất trong kho chứa do không có nhu cầu sử dụng.
Lý giải cho việc xe tăng chủ lực Abrams bị loại bỏ thẳng tay khỏi biên chế lực lượng Thủy quân Lục chiến, bao gồm việc kinh phí hoạt động của lực lượng này bị cắt giảm trong năm tài khóa 2022 tới đây.
Chưa hết, lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đã thay đổi chiến thuật tác chiến, chủ yếu tập trung vào việc đổ bộ chiếm đảo qua đường biển, khiến các phương tiện hạng nhẹ hơn được ưu tiên.
Một trong những đặc điểm của xe tăng chủ lực Abrams khiến lực lượng Thủy quân Lục chiến vốn dĩ cũng không ưa chuộng loại phương tiện này, đó là nó có trọng lượng quá nặng.
Tùy từng phiên bản, xe tăng chủ lực Abrams sẽ có trọng lượng từ 64 cho tới tối đa 72 tấn. Đây là trọng lượng quá lớn, gây khó khăn cho việc vận chuyển với số lượng lớn.
Ngoài ra, trong những cuộc tấn công đổ bộ từ hướng biển, trọng lượng quá lớn của xe tăng chủ lực Abrams cũng sẽ khiến nó gặp khó khăn khi leo lên bờ tác chiến.
Chưa hết, trong những chiến dịch diễn ra ở nước ngoài - nơi có cơ sở vật chất - bao gồm đường xá, cầu cống không đảm bảo, xe tăng Abrams sẽ phải rất chật vật để di chuyển.
Những lý do trên khiến bản thân lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ, với lối tác chiến tốc độ, gọn nhẹ và nhanh chóng, quyết định loại bỏ hoàn toàn xe tăng Abrams ra khỏi biên chế tổ chức.
Thay thế cho xe tăng Abrams, sẽ là hỏa lực yểm trợ từ trên không, hoặc các loại phương tiện thiết giáp hỗ trợ khác như xe chiến đấu bộ binh, hoặc xe bọc thép chở quân.
Hỏa lực chính của xe tăng Abrams bao gồm một khẩu pháo chính 120mm, thực tế cũng không mang lại quá nhiều khác biệt - hoặc thua kém so với hỏa lực yểm trợ từ hải pháp hoặc không quân.
Ở thời điểm hiện tại, Mỹ cũng không có bất cứ một loại xe tăng hạng nhẹ nào trong biên chế. Vậy nên việc thiếu hụt xe tăng trong lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ, dự kiến sẽ còn kéo dài rất lâu.
Nhiều chuyên gia quân sự cũng nhìn nhận rằng, việc Thủy quân Lục chiến Mỹ - một lực lượng viễn chinh lành nghề - loại bỏ xe tăng chủ lực ra khỏi biên chế, cũng cho thấy "binh minh" của dòng phương tiện chiến đấu này có thể đang đến gần.
Theo đó, sự xuất hiện của xe tăng trên chiến trường sẽ sớm trở thành thừa thãi, do các loại hỏa lực chống tăng của bộ binh, hay UAV đã quá phổ biến và mạnh. Có thể thấy cuộc chiến giữa Azerbaijan và Armenia vừa diễn ra hồi năm ngoái, là một ví dụ. Ở đó, các máy bay không người lái "rẻ tiền", đã gần như làm chủ cuộc chơi, tiêu diệt được một số lượng rất lớn xe tăng của đối phương. Nguồn: Pinterest.
Cận cảnh súng chống tăng từ thời Liên Xô "làm gỏi" xe tăng Mỹ trên chiến trường Iraq. Nguồn: Warclashes.