Vài năm trở lại đây đã chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm. Trong khi Nga tiến tới trang bị loạt Su-57, thì Trung Quốc đã giới thiệu J-20 với động cơ mới, như một câu trả lời cho bộ đôi máy bay tàng hình của Mỹ là F-22 Raptor và F-35 Lightning II.Mặc dù tiêm kích F-22 Raptor, J-20 và Su-57 đều có các tính năng tiên tiến khác nhau và đều được các nhà sản xuất và lực lượng không quân họ sử dụng “tự đánh giá” là những chiến đấu cơ tàng hình hiện đại nhất; nhưng chiếc F-35 mới được đánh giá có lợi thế hơn phần còn lại.Niềm tự hào của Mỹ, máy bay tàng hình F-35, được biết đến là máy bay chiến đấu “tiên tiến nhất” trên thế giới. Máy bay chiến đấu công nghệ cao này gần đây đã tiến một bước gần hơn, để trở thành máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên, có khả năng tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân.Vào ngày 21/9 vừa qua, hai máy bay chiến đấu F-35A của Không quân Mỹ đã được trang bị phiên bản giả (JTA) của bom hạt nhân B61-12, để thực hiện chuyến bay thử nghiệm cuối cùng; trong khuôn khổ sử dụng các loại vũ khí của máy bay chiến đấu.Để vượt qua quy trình chứng nhận sử dụng được vũ khí hạt nhân, F-35A phải trải qua hai giai đoạn. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra đầu tiên trên máy bay để lấy chứng chỉ hạt nhân ban đầu, máy bay chiến đấu cần thực hiện bài tập bay kiểm tra tốt nghiệp, để đạt chứng chỉ thiết kế an toàn hạt nhân.Không quân Mỹ hiện có tổng cộng 280 máy bay chiến đấu F-35A trong biên chế và đang có kế hoạch mua thêm 1.763 chiếc F-35A trong những năm tới. Bên cạnh đó, Thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch mua tổng cộng 353 chiếc F-35B và Hải quân Mỹ mua khoảng 273 chiếc F-35C.Ngoài ra, một số đồng minh của Mỹ cũng đang mua máy bay chiến đấu F-35 vào Lực lượng Không quân của họ. Nhìn chung, có ít nhất 13 quốc gia hiện đã mua F-35 hoặc có kế hoạch mua loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm này.Khi so sánh với các đối thủ của Trung Quốc và Nga, F-35 hiện diện với số lượng lớn gấp nhiều lần. Tính đến năm 2021, Trung Quốc được biết chỉ có 150 máy bay phản lực tàng hình J-20 đang hoạt động. Tuy nhiên, người Trung Quốc đã nhận ra khoảng cách lớn này trong năng lực sản xuất của họ.Tờ báo Hoàn cầu của truyền thông nhà nước Trung Quốc, trước đó đã dẫn lời Wang Haitao, Phó thiết kế chương trình máy bay J-20 nói rằng, bất kỳ mức độ nhu cầu nào từ lực lượng Không quân PLA về máy bay J-20, công ty Chengdu đều có thể đáp ứng.Tương tự, đến nay Nga chỉ nhận được 12 máy bay chiến đấu Su-57. Tuy nhiên, Tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec tuyên bố rằng, việc sản xuất đang được tiến hành và việc giao Su-57 vẫn tiến hành đúng kế hoạch.Theo thông tin, Nga đã đặt hàng 76 máy bay chiến đấu Su-57. Với số lượng như vậy, rõ ràng là máy bay chiến đấu tàng hình F-35 có thể dễ dàng vượt trội hơn nhiều lần số lượng máy bay chiến đấu Su-57 của Nga và máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc.Nhà Trắng đã được một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng thúc giục tài trợ cho chương trình F-35 trong những năm tới. Tuy nhiên, một ủy ban của Thượng viện đã nêu ra những lo ngại liên quan đến những thách thức bảo trì khác nhau, mà loại máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến này phải đối mặt.Thượng viện Mỹ cũng đặt câu hỏi về yêu cầu mua thêm máy bay chiến đấu F-35 vào thời điểm này. Nhiều nhà lập pháp Mỹ nói rằng, Mỹ cần tiếp tục đầu tư vào F-35 trong Năm tài chính và yêu cầu ngân sách của Bộ Quốc phòng năm 2023 và Kế hoạch Phòng thủ những năm tới.Theo các nhà lập pháp Mỹ, mỗi năm Lầu Năm Góc cần mua ít nhất 100 chiếc F-35 cho quân đội Mỹ, nhằm tạo ra ưu thế vượt trội, để vượt qua các mối đe dọa từ đối thủ và cung cấp đủ kinh phí để duy trì số F-35 bay trong nhiều thập kỷ.Các nhà lập pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của F-35 đối với cơ sở sản xuất của quốc gia, với hơn 1.800 nhà cung cấp và gần .000 công nhân đang trực tiếp sản xuất máy bay này; đây cũng là cơ hội thúc đẩy kinh tế Mỹ.Việc sử dụng bom trọng lực hạt nhân là một lợi thế nếu đối phương không có. Nga có bom trọng lực hạt nhân, nhưng chưa thể sử dụng trên Su-57; tuy nhiên Nga có thể trang bị vũ khí hạt nhân tương đương với B-61 Mod 12 cho UAV tấn công Okhotnik; đây là loại UAV sẽ chiến đấu cùng với Su-57 cho các cuộc không kích quy mô lớn. Nguồn ảnh: Sina. Sức mạnh của tiêm kích F-35 liệu có đủ để "đè bẹp" các tiêm kích thế hệ 4++ của Nga? Nguồn: Bhom.
Vài năm trở lại đây đã chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm. Trong khi Nga tiến tới trang bị loạt Su-57, thì Trung Quốc đã giới thiệu J-20 với động cơ mới, như một câu trả lời cho bộ đôi máy bay tàng hình của Mỹ là F-22 Raptor và F-35 Lightning II.
Mặc dù tiêm kích F-22 Raptor, J-20 và Su-57 đều có các tính năng tiên tiến khác nhau và đều được các nhà sản xuất và lực lượng không quân họ sử dụng “tự đánh giá” là những chiến đấu cơ tàng hình hiện đại nhất; nhưng chiếc F-35 mới được đánh giá có lợi thế hơn phần còn lại.
Niềm tự hào của Mỹ, máy bay tàng hình F-35, được biết đến là máy bay chiến đấu “tiên tiến nhất” trên thế giới. Máy bay chiến đấu công nghệ cao này gần đây đã tiến một bước gần hơn, để trở thành máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên, có khả năng tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân.
Vào ngày 21/9 vừa qua, hai máy bay chiến đấu F-35A của Không quân Mỹ đã được trang bị phiên bản giả (JTA) của bom hạt nhân B61-12, để thực hiện chuyến bay thử nghiệm cuối cùng; trong khuôn khổ sử dụng các loại vũ khí của máy bay chiến đấu.
Để vượt qua quy trình chứng nhận sử dụng được vũ khí hạt nhân, F-35A phải trải qua hai giai đoạn. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra đầu tiên trên máy bay để lấy chứng chỉ hạt nhân ban đầu, máy bay chiến đấu cần thực hiện bài tập bay kiểm tra tốt nghiệp, để đạt chứng chỉ thiết kế an toàn hạt nhân.
Không quân Mỹ hiện có tổng cộng 280 máy bay chiến đấu F-35A trong biên chế và đang có kế hoạch mua thêm 1.763 chiếc F-35A trong những năm tới. Bên cạnh đó, Thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch mua tổng cộng 353 chiếc F-35B và Hải quân Mỹ mua khoảng 273 chiếc F-35C.
Ngoài ra, một số đồng minh của Mỹ cũng đang mua máy bay chiến đấu F-35 vào Lực lượng Không quân của họ. Nhìn chung, có ít nhất 13 quốc gia hiện đã mua F-35 hoặc có kế hoạch mua loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm này.
Khi so sánh với các đối thủ của Trung Quốc và Nga, F-35 hiện diện với số lượng lớn gấp nhiều lần. Tính đến năm 2021, Trung Quốc được biết chỉ có 150 máy bay phản lực tàng hình J-20 đang hoạt động. Tuy nhiên, người Trung Quốc đã nhận ra khoảng cách lớn này trong năng lực sản xuất của họ.
Tờ báo Hoàn cầu của truyền thông nhà nước Trung Quốc, trước đó đã dẫn lời Wang Haitao, Phó thiết kế chương trình máy bay J-20 nói rằng, bất kỳ mức độ nhu cầu nào từ lực lượng Không quân PLA về máy bay J-20, công ty Chengdu đều có thể đáp ứng.
Tương tự, đến nay Nga chỉ nhận được 12 máy bay chiến đấu Su-57. Tuy nhiên, Tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec tuyên bố rằng, việc sản xuất đang được tiến hành và việc giao Su-57 vẫn tiến hành đúng kế hoạch.
Theo thông tin, Nga đã đặt hàng 76 máy bay chiến đấu Su-57. Với số lượng như vậy, rõ ràng là máy bay chiến đấu tàng hình F-35 có thể dễ dàng vượt trội hơn nhiều lần số lượng máy bay chiến đấu Su-57 của Nga và máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc.
Nhà Trắng đã được một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng thúc giục tài trợ cho chương trình F-35 trong những năm tới. Tuy nhiên, một ủy ban của Thượng viện đã nêu ra những lo ngại liên quan đến những thách thức bảo trì khác nhau, mà loại máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến này phải đối mặt.
Thượng viện Mỹ cũng đặt câu hỏi về yêu cầu mua thêm máy bay chiến đấu F-35 vào thời điểm này. Nhiều nhà lập pháp Mỹ nói rằng, Mỹ cần tiếp tục đầu tư vào F-35 trong Năm tài chính và yêu cầu ngân sách của Bộ Quốc phòng năm 2023 và Kế hoạch Phòng thủ những năm tới.
Theo các nhà lập pháp Mỹ, mỗi năm Lầu Năm Góc cần mua ít nhất 100 chiếc F-35 cho quân đội Mỹ, nhằm tạo ra ưu thế vượt trội, để vượt qua các mối đe dọa từ đối thủ và cung cấp đủ kinh phí để duy trì số F-35 bay trong nhiều thập kỷ.
Các nhà lập pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của F-35 đối với cơ sở sản xuất của quốc gia, với hơn 1.800 nhà cung cấp và gần .000 công nhân đang trực tiếp sản xuất máy bay này; đây cũng là cơ hội thúc đẩy kinh tế Mỹ.
Việc sử dụng bom trọng lực hạt nhân là một lợi thế nếu đối phương không có. Nga có bom trọng lực hạt nhân, nhưng chưa thể sử dụng trên Su-57; tuy nhiên Nga có thể trang bị vũ khí hạt nhân tương đương với B-61 Mod 12 cho UAV tấn công Okhotnik; đây là loại UAV sẽ chiến đấu cùng với Su-57 cho các cuộc không kích quy mô lớn. Nguồn ảnh: Sina.
Sức mạnh của tiêm kích F-35 liệu có đủ để "đè bẹp" các tiêm kích thế hệ 4++ của Nga? Nguồn: Bhom.