Giới quân sự Mỹ thực sự bất ngờ và chưa có cách đối phó với phương tiện tấn công Bavar-2 của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).Sự nguy hiểm của Bavar-2 đã được chuyên gia Sebastien Roblin của tạp chí National Interest nói đến trong bài viết mới được đăng tải của mình.Việc Iran chế tạo thành công phương tiện bay hiệu ứng bề mặt (GEV) hay Ekranoplan (cách gọi của Nga) cho thấy năng lực quốc phòng đáng nể của quốc gia Trung Đông này.Những nguyên mẫu GEV đầu tiên của IRGC được đặt tên là Bavar-1 (với nguyên mẫu thử nghiệm) được giới thiệu năm 2006 và Bavar-2 cho phiên bản chính thức.Chỉ 4 năm sau mẫu đầu tiên, IRGC tuyên bố đã đưa vào trang bị ít nhất 3 biên đội máy bay Bavar-2.Tuyên bố của IRGC khi đó khiến giới quân sự Mỹ ngỡ ngàng bởi ở thời điểm đó, Iran là quốc gia duy nhất trên thế giới đưa GEV vào hoạt động vì mục đích quân sự.Theo những thông tin được IRGC tiết lộ, Bavar-2 được trang bị súng máy hạng nặng, camera có khả năng chụp ảnh ban đêm, thiết bị truyền tín hiệu. Chúng có khả năng ghi và truyền dữ liệu với tốc độ của thời gian thực.Không loại trừ khả năng lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran sẽ trang bị tên lửa hạng nhẹ cho loại vũ khí nguy hiểm này.Bavar-2 có thể bay với tốc độ 130km/h, trần bay tối đa 300m.Tuy vậy Bavar-2 thường sẽ bay ở độ cao không quá 6m. Chế độ bay tiết kiệm nhất là ở độ cao từ 0,8-1,5m khi hiệu ứng bề mặt lớn hơn cả. Khác với các loại xuồng, Bavar-2 có thể bay trên băng, tuyết và bãi băng trên mặt nước (sông, hồ, biển).Giới chuyên gia nhận định, khó có thể tiêu diệt Bavar-2 bằng tên lửa phòng không, bởi vì nó bay quá thấp. Trong khi đó, tên lửa chống tàu gần như không thể đối phó được Bavar-2 bởi vì nó không chạm vào mặt nước và chuyển động quá nhanh.
Giới quân sự Mỹ thực sự bất ngờ và chưa có cách đối phó với phương tiện tấn công Bavar-2 của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Sự nguy hiểm của Bavar-2 đã được chuyên gia Sebastien Roblin của tạp chí National Interest nói đến trong bài viết mới được đăng tải của mình.
Việc Iran chế tạo thành công phương tiện bay hiệu ứng bề mặt (GEV) hay Ekranoplan (cách gọi của Nga) cho thấy năng lực quốc phòng đáng nể của quốc gia Trung Đông này.
Những nguyên mẫu GEV đầu tiên của IRGC được đặt tên là Bavar-1 (với nguyên mẫu thử nghiệm) được giới thiệu năm 2006 và Bavar-2 cho phiên bản chính thức.
Chỉ 4 năm sau mẫu đầu tiên, IRGC tuyên bố đã đưa vào trang bị ít nhất 3 biên đội máy bay Bavar-2.
Tuyên bố của IRGC khi đó khiến giới quân sự Mỹ ngỡ ngàng bởi ở thời điểm đó, Iran là quốc gia duy nhất trên thế giới đưa GEV vào hoạt động vì mục đích quân sự.
Theo những thông tin được IRGC tiết lộ, Bavar-2 được trang bị súng máy hạng nặng, camera có khả năng chụp ảnh ban đêm, thiết bị truyền tín hiệu. Chúng có khả năng ghi và truyền dữ liệu với tốc độ của thời gian thực.
Không loại trừ khả năng lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran sẽ trang bị tên lửa hạng nhẹ cho loại vũ khí nguy hiểm này.
Bavar-2 có thể bay với tốc độ 130km/h, trần bay tối đa 300m.
Tuy vậy Bavar-2 thường sẽ bay ở độ cao không quá 6m. Chế độ bay tiết kiệm nhất là ở độ cao từ 0,8-1,5m khi hiệu ứng bề mặt lớn hơn cả. Khác với các loại xuồng, Bavar-2 có thể bay trên băng, tuyết và bãi băng trên mặt nước (sông, hồ, biển).
Giới chuyên gia nhận định, khó có thể tiêu diệt Bavar-2 bằng tên lửa phòng không, bởi vì nó bay quá thấp. Trong khi đó, tên lửa chống tàu gần như không thể đối phó được Bavar-2 bởi vì nó không chạm vào mặt nước và chuyển động quá nhanh.