Một máy bay chiến đấu Su-25 vừa điền tên vào danh sách hằng ngày bị bắn rơi trong cuộc chiến ở Ukraine, nâng tổng số chiến đấu cơ loại này lên 38 chiếc bị phá hủy. Theo trang Onyx, 23 chiếc thuộc loại này thuộc Lực lượng Phòng không và Vũ trụ Nga (VKS) và 15 chiếc cho Không quân Ukraine (UAF).Loại chiến đấu cơ bị bắn hạ nhiều nhất trên chiến trường Ukraine cũng chính là cường kích Sukhoi Su-25 Grach (Frogfoot); đây là mẫu máy bay chiến đấu phản lực cận âm, một chỗ ngồi, hai động cơ được phát triển dưới thời Liên Xô bởi công ty chế tạo máy bay Sukhoi.Chiếc Su-25 gần đây nhất bị bắn rơi ngày 8/11 thuộc Không quân Ukraine gần thị trấn Ugledar ở Donetsk, bởi một hệ thống phòng không ở Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng do Nga hậu thuẫn. Thông tin này đến từ Trung tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga công bố.Su-25 là loại máy bay phản lực cận âm, một chỗ ngồi, hai động cơ của Liên Xô, hiện vẫn có trong biên chế chiến đấu ở hàng chục quốc gia, hầu hết đều thuộc các nước có ngân sách quốc phòng hạn chế và vẫn đủ khả năng duy trì khả năng bay của loại máy bay này. Năm 1975, Su-25 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, đến năm 1981 nó chính thức được xuất khẩu đến các nước trong khối đồng minh và thân Liên Xô. Su-25 đã được ghi nhận là đã tham gia hầu hết các cuộc xung đột quân sự lớn nhỏ trên thế giới: từ chiến tranh Liên Xô-Afghanistan đến xung đột Ukraine năm 2022. Su-25 do một phi công điều khiển, kích thước của máy bay như sau: Chiều dài: 15,53 m (bao gồm cả đầu dò mũi), sải cánh: 14,36 m, chiều cao: 4,8 m và diện tích cánh là 33,7 m2. Máy bay được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Soyuz / Tumansky R-195, lực đẩy 44,18 kN mỗi động cơ. Với một lần tiếp nhiên liệu, Su-25 có thể bay quãng đường 1.000 km, và tốc độ tối đa mà máy bay có thể duy trì trong suốt chuyến bay là 975 km / h. Giới hạn G của nó là +6,5, nên khả năng cơ động hạn chế.Su-25 được trang bị một pháo tự động 30 mm 2 nòng GSh-30-2 với cơ số đạn 250 viên; hai pháo tự động 23 mm GSh-23 với cơ số đạn 260 viên; ngoài ra còn trang bị tên lửa chống radar, tên lửa không đối không (tầm nhiệt) và không đối đất (có điều khiển hoặc không có điều khiển), bom có điều khiển hoặc bom rơi tự do. Một số phương tiện truyền thông cho rằng, khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Bulgaria đã tặng 14 máy bay Su-25 cho Không quân Ukraine, được thực hiện thông qua các bên thứ ba và theo từng phần. Thông tin này được xác nhận bởi trang InfoDifensa của Tây Ban Nha.Còn trong hội thảo về cuộc chiến tại Ukraine, Viện Nghiên cứu tác chiến liên hợp Hoàng gia Anh cho rằng, lợi thế lớn nhất của quân đội Nga hiện nay chính là ưu thế trên không và ưu thế về tên lửa tấn công mặt đất.Lực lượng phòng không mặt đất của Nga hoạt động cũng rất hiệu quả, khi sử dụng kết hợp radar phát hiện tầm xa và tên lửa S-400 để ngăn chặn hầu hết các cuộc không kích của Ukraine.Tên lửa không đối không tầm trung R-77 của tiêm kích Su-35 và tên lửa không đối không tầm cực xa R-37 trang bị trên tiêm kích MiG-31 của Không quân Nga đã hoàn toàn làm chủ ưu thế trên chiến trường Ukraine. Bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Ukraine dám cất cánh, đều có thể bị bắn hạ nhanh chóng. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, mặc dù tỷ lệ chiến đấu hàng ngày của quân đội Nga tối đa chỉ là vài trăm lần xuất kích. Nhưng Không quân Nga hiếm khi tấn công vào sâu trong không phận Ukraine, mà chỉ tập trung vào các mục tiêu tiền tuyến. Trước mỗi đợt không kích, quân đội Nga sẽ lựa chọn kỹ càng mục tiêu tuyến đầu, sau đó tổ chức cho các máy bay chiến đấu Su-30SM và Su-35S sử dụng tên lửa chống bức xạ Kh-31P và Kh-58 để tập kích các đài radar phòng không Ukraine.Để hạn chế sức mạnh của lực lượng tên lửa phòng không Mỹ, hiện Quân đội Ukraine đang sở hữu, máy bay chiến đấu Su-34 của Nga đã phóng tên lửa hành trình Kh-29 và Kh-59 để tấn công các mục tiêu lớn cố định của Ukraine bên ngoài khu vực phòng thủ. Cuối cùng, máy bay cường kích Su-25 của Nga đã sử dụng tên lửa không điều khiển và bom thường để không kích các mục tiêu trên bộ của Ukraine ở độ cao cực thấp; tuy nhiên máy bay này lại vấp phải tên lửa phòng không vác vai của Ukraine và bị thiệt hại nặng. Tại khu vực sâu trong lãnh thổ Ukraine, quân đội Nga chủ yếu sử dụng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và UAV tự sát cỡ lớn Geran-2 để tấn công cơ sở hạ tầng Ukraine, đặc biệt là các hệ thống cung cấp điện và mục tiêu cố định lớn. Các chuyên gia Anh cho rằng, do Ukraine được trang bị một số lượng lớn tên lửa phòng không cơ động, nên các máy bay chiến đấu của Nga đã không thành công khi thực hiện các cuộc không kích theo kiểu ở chiến trường Syria, tức là ném bom các mục tiêu chiến lược và chiến thuật ở Ukraine ở độ cao trung bình và cường độ cao.Đồng thời, các chuyên gia Anh cho rằng, ngay cả khi các nước phương Tây có viện trợ cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, thì với một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu phương Tây như vậy, sẽ không thể đối đầu ngay với Không quân Nga.Do không có máy bay kiểm soát và cảnh báo trên không (AWACS), thì với số lượng nhỏ máy bay chiến đấu phương Tây viện trợ, Ukraine phải triển khai phân tán, với nhiều thiết bị bảo dưỡng cơ động hơn và các đơn vị hỗ trợ hậu cần nhỏ, để hỗ trợ các hoạt động phân tán của máy bay chiến đấu.
Một máy bay chiến đấu Su-25 vừa điền tên vào danh sách hằng ngày bị bắn rơi trong cuộc chiến ở Ukraine, nâng tổng số chiến đấu cơ loại này lên 38 chiếc bị phá hủy. Theo trang Onyx, 23 chiếc thuộc loại này thuộc Lực lượng Phòng không và Vũ trụ Nga (VKS) và 15 chiếc cho Không quân Ukraine (UAF).
Loại chiến đấu cơ bị bắn hạ nhiều nhất trên chiến trường Ukraine cũng chính là cường kích Sukhoi Su-25 Grach (Frogfoot); đây là mẫu máy bay chiến đấu phản lực cận âm, một chỗ ngồi, hai động cơ được phát triển dưới thời Liên Xô bởi công ty chế tạo máy bay Sukhoi.
Chiếc Su-25 gần đây nhất bị bắn rơi ngày 8/11 thuộc Không quân Ukraine gần thị trấn Ugledar ở Donetsk, bởi một hệ thống phòng không ở Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng do Nga hậu thuẫn. Thông tin này đến từ Trung tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga công bố.
Su-25 là loại máy bay phản lực cận âm, một chỗ ngồi, hai động cơ của Liên Xô, hiện vẫn có trong biên chế chiến đấu ở hàng chục quốc gia, hầu hết đều thuộc các nước có ngân sách quốc phòng hạn chế và vẫn đủ khả năng duy trì khả năng bay của loại máy bay này.
Năm 1975, Su-25 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, đến năm 1981 nó chính thức được xuất khẩu đến các nước trong khối đồng minh và thân Liên Xô. Su-25 đã được ghi nhận là đã tham gia hầu hết các cuộc xung đột quân sự lớn nhỏ trên thế giới: từ chiến tranh Liên Xô-Afghanistan đến xung đột Ukraine năm 2022.
Su-25 do một phi công điều khiển, kích thước của máy bay như sau: Chiều dài: 15,53 m (bao gồm cả đầu dò mũi), sải cánh: 14,36 m, chiều cao: 4,8 m và diện tích cánh là 33,7 m2. Máy bay được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Soyuz / Tumansky R-195, lực đẩy 44,18 kN mỗi động cơ.
Với một lần tiếp nhiên liệu, Su-25 có thể bay quãng đường 1.000 km, và tốc độ tối đa mà máy bay có thể duy trì trong suốt chuyến bay là 975 km / h. Giới hạn G của nó là +6,5, nên khả năng cơ động hạn chế.
Su-25 được trang bị một pháo tự động 30 mm 2 nòng GSh-30-2 với cơ số đạn 250 viên; hai pháo tự động 23 mm GSh-23 với cơ số đạn 260 viên; ngoài ra còn trang bị tên lửa chống radar, tên lửa không đối không (tầm nhiệt) và không đối đất (có điều khiển hoặc không có điều khiển), bom có điều khiển hoặc bom rơi tự do.
Một số phương tiện truyền thông cho rằng, khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Bulgaria đã tặng 14 máy bay Su-25 cho Không quân Ukraine, được thực hiện thông qua các bên thứ ba và theo từng phần. Thông tin này được xác nhận bởi trang InfoDifensa của Tây Ban Nha.
Còn trong hội thảo về cuộc chiến tại Ukraine, Viện Nghiên cứu tác chiến liên hợp Hoàng gia Anh cho rằng, lợi thế lớn nhất của quân đội Nga hiện nay chính là ưu thế trên không và ưu thế về tên lửa tấn công mặt đất.
Lực lượng phòng không mặt đất của Nga hoạt động cũng rất hiệu quả, khi sử dụng kết hợp radar phát hiện tầm xa và tên lửa S-400 để ngăn chặn hầu hết các cuộc không kích của Ukraine.
Tên lửa không đối không tầm trung R-77 của tiêm kích Su-35 và tên lửa không đối không tầm cực xa R-37 trang bị trên tiêm kích MiG-31 của Không quân Nga đã hoàn toàn làm chủ ưu thế trên chiến trường Ukraine. Bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Ukraine dám cất cánh, đều có thể bị bắn hạ nhanh chóng.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, mặc dù tỷ lệ chiến đấu hàng ngày của quân đội Nga tối đa chỉ là vài trăm lần xuất kích. Nhưng Không quân Nga hiếm khi tấn công vào sâu trong không phận Ukraine, mà chỉ tập trung vào các mục tiêu tiền tuyến.
Trước mỗi đợt không kích, quân đội Nga sẽ lựa chọn kỹ càng mục tiêu tuyến đầu, sau đó tổ chức cho các máy bay chiến đấu Su-30SM và Su-35S sử dụng tên lửa chống bức xạ Kh-31P và Kh-58 để tập kích các đài radar phòng không Ukraine.
Để hạn chế sức mạnh của lực lượng tên lửa phòng không Mỹ, hiện Quân đội Ukraine đang sở hữu, máy bay chiến đấu Su-34 của Nga đã phóng tên lửa hành trình Kh-29 và Kh-59 để tấn công các mục tiêu lớn cố định của Ukraine bên ngoài khu vực phòng thủ.
Cuối cùng, máy bay cường kích Su-25 của Nga đã sử dụng tên lửa không điều khiển và bom thường để không kích các mục tiêu trên bộ của Ukraine ở độ cao cực thấp; tuy nhiên máy bay này lại vấp phải tên lửa phòng không vác vai của Ukraine và bị thiệt hại nặng.
Tại khu vực sâu trong lãnh thổ Ukraine, quân đội Nga chủ yếu sử dụng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và UAV tự sát cỡ lớn Geran-2 để tấn công cơ sở hạ tầng Ukraine, đặc biệt là các hệ thống cung cấp điện và mục tiêu cố định lớn.
Các chuyên gia Anh cho rằng, do Ukraine được trang bị một số lượng lớn tên lửa phòng không cơ động, nên các máy bay chiến đấu của Nga đã không thành công khi thực hiện các cuộc không kích theo kiểu ở chiến trường Syria, tức là ném bom các mục tiêu chiến lược và chiến thuật ở Ukraine ở độ cao trung bình và cường độ cao.
Đồng thời, các chuyên gia Anh cho rằng, ngay cả khi các nước phương Tây có viện trợ cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16, thì với một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu phương Tây như vậy, sẽ không thể đối đầu ngay với Không quân Nga.
Do không có máy bay kiểm soát và cảnh báo trên không (AWACS), thì với số lượng nhỏ máy bay chiến đấu phương Tây viện trợ, Ukraine phải triển khai phân tán, với nhiều thiết bị bảo dưỡng cơ động hơn và các đơn vị hỗ trợ hậu cần nhỏ, để hỗ trợ các hoạt động phân tán của máy bay chiến đấu.