Tờ Mintfo dẫn lời người phát ngôn BQP Philippines Arsenio Andolong cho hay, chiếc trực thăng săn ngầm AW159 Wildcat đầu tiên của Hải quân Philippines đã cất cánh bay thử nghiệm thành công tại nhà máy của AgustaWestland ở Yeovil, Vương quốc Anh. Hiện tại, chiếc máy bay này vẫn mang phù hiệu của Không lực Anh. Nguồn ảnh: Kevin WillsBQP Philippines cho hay, tháng 3/2016, nước này đã ký hợp đồng trị giá 5,4 tỷ Peso mua hai máy bay AW159 từ AgustaWestland cùng các khí tài đi kèm gồm đạn dược, trang bị huấn luyện, hậu cần... Dự kiến, cả hai chiếc sẽ được bàn giao vào năm tới 2019. Nguồn ảnh: MintfoSự có mặt của AW159 được đánh giá là sẽ góp phần nâng cao sức mạnh của Hải quân Philippines trong nhiệm vụ tuần tra bảo vệ lãnh hải và đặc biệt là trinh sát chống tàu ngầm khi cần - một khả năng mà Hải quân Philippines “thiếu và rất yếu”. Nguồn ảnh: WikipediaThật vậy, bấy lâu nay mang tiếng là có không quân hải quân, tuy nhiên Hải quân Philippines không có lấy một chiếc "máy bay tuần tra biển tử tế". Trong số 26 máy bay có trong biên chế, đa phần là các dòng máy bay tuần tra biển kiểu dùng mắt thường mà quan sát phục vụ cứu hộ cứu nạn... Nguồn ảnh: Airliners.netLoại trực thăng hải quân vũ trang tốt nhất mà nước này có là 5 chiếc AW-109E Power cũng được nhập khẩu từ Leonardo chỉ có thể mang pod súng máy và rocket, không có bất kỳ khí tài điện tử nào hỗ trợ tuần tra chống ngầm. Các trực thăng này được trang bị cho tàu hộ vệ Gregorio del Pilar và tàu đổ bộ Tarlac. Nguồn ảnh: WikipediaDo đó, sự có mặt của các trực thăng săn ngầm “chuyên nghiệp” AW159 Wildcat được cho là có thể tạo nên sự thay đổi lớn với bộ mặt “yếu đuối, lạc hậu” của Hải quân Philippines. Nguồn ảnh: WikipediaNăng lực của trực thăng AW159 thậm chí giúp Manila giữ danh hiệu sở hữu “trực thăng săn ngầm khủng nhất Đông Nam Á hiện nay”. Bởi tính năng và vũ khí của AW159 được coi là vượt xa cả dòng trực thăng Seahawk và Ka-28 (Việt Nam đang sử dụng). Nguồn ảnh: WikipediaAW159 Wildcat (mèo hoang) là trực thăng hiện đại do liên doanh AgustaWestland (Anh-Italy) thiết kế cải tiến dựa trên mẫu trực thăng Super Lynx cho nhiệm vụ chính săn ngầm, tìm kiếm cứu nạn, vận tải, trinh sát.... Nguyên mẫu bay thử lần đầu tiên ngày 12/11/2009, chính thức phục vụ từ tháng 8/2014. Nguồn trên ảnhPhục vụ cho vai trò đó, “mèo hoang” trang bị khí tài điện tử vô cùng tiên tiến bao gồm các hệ thống sonar kéo rê, tổ hợp trinh sát quang điện tử - hồng ngoại L-3 Wescam MX-15Di và đặc biệt là radar trinh sát mặt nước Seaspray 7000E có nhiều tính năng “khủng”. Nguồn ảnh: Airliners.netTheo nhà sản xuất SELEX Galileo, Seaspray 7000E có tầm trinh sát mặt nước lên tới 320km, có thể phát hiện được nhiều mục tiêu tàu cỡ nhỏ... Nguồn ảnh: Airliners.netVề khả năng bay, theo Army-Technology, trực thăng săn ngầm AW159 được trang bị hai động cơ tuốc bin trục LHTEC CTS800-4N (công suất 1.361 mã lực/chiếc) cùng cánh quạt chính bốn lá đường kính 12,8m cho tốc độ bay tối đa 291km/h, tầm bay 777km, thời gian hoạt động trên không tối đa 4 tiếng 30 phút với thùng nhiên liệu phụ. Nguồn ảnh: Airliners.netCánh quạt chính và cánh quạt đuôi làm bằng vận liệu compostie trọng lượng nhẹ nhưng có độ bền rất cao. Cửa xả khói động cơ hướng lên, cánh quạt sẽ giúp tản bớt nhiệt lượng tỏa ra qua đó giúp AW159 đối phó hiệu quả với tên lửa tầm nhiệt. Nguồn ảnh: Airliners.netKhả năng mang vác vũ khí của AW159 có thể nói là "ăn đứt" dòng Ka-28 do Liên Xô sản xuất với khả năng trang bị vô cùng đa dạng không chỉ ngư lôi mà cả tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Airliners.netTheo nhà sản xuất, AW159 có thể mang tới 4 quả tên lửa hành trình Sea Venom có tầm bắn 20km, đánh chìm được các tàu chiến cỡ 50-1.000 tấn bằng đầu đạn 30kg. Thậm chí, khi cần, Sea Venom có thể được sử dụng như tên lửa không đối đất với độ chính xác cao. Nguồn ảnh: Airliners.netTrong vai trò chống tàu ngầm, AW159 có thể triển khai hai quả ngư lôi 324mm Sting Ray có tầm bắn 8-11km, tốc độ bơi 45 hải lý/h, sử dụng sonar chủ động/bị động, lắp đầu nổ 45kg. Nguồn ảnh: Airliners.netMời độc giả xem video giới thiệu khả năng trực thăng săn ngầm AW159. Nguồn: Leonardo
Tờ Mintfo dẫn lời người phát ngôn BQP Philippines Arsenio Andolong cho hay, chiếc trực thăng săn ngầm AW159 Wildcat đầu tiên của Hải quân Philippines đã cất cánh bay thử nghiệm thành công tại nhà máy của AgustaWestland ở Yeovil, Vương quốc Anh. Hiện tại, chiếc máy bay này vẫn mang phù hiệu của Không lực Anh. Nguồn ảnh: Kevin Wills
BQP Philippines cho hay, tháng 3/2016, nước này đã ký hợp đồng trị giá 5,4 tỷ Peso mua hai máy bay AW159 từ AgustaWestland cùng các khí tài đi kèm gồm đạn dược, trang bị huấn luyện, hậu cần... Dự kiến, cả hai chiếc sẽ được bàn giao vào năm tới 2019. Nguồn ảnh: Mintfo
Sự có mặt của AW159 được đánh giá là sẽ góp phần nâng cao sức mạnh của Hải quân Philippines trong nhiệm vụ tuần tra bảo vệ lãnh hải và đặc biệt là trinh sát chống tàu ngầm khi cần - một khả năng mà Hải quân Philippines “thiếu và rất yếu”. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thật vậy, bấy lâu nay mang tiếng là có không quân hải quân, tuy nhiên Hải quân Philippines không có lấy một chiếc "máy bay tuần tra biển tử tế". Trong số 26 máy bay có trong biên chế, đa phần là các dòng máy bay tuần tra biển kiểu dùng mắt thường mà quan sát phục vụ cứu hộ cứu nạn... Nguồn ảnh: Airliners.net
Loại trực thăng hải quân vũ trang tốt nhất mà nước này có là 5 chiếc AW-109E Power cũng được nhập khẩu từ Leonardo chỉ có thể mang pod súng máy và rocket, không có bất kỳ khí tài điện tử nào hỗ trợ tuần tra chống ngầm. Các trực thăng này được trang bị cho tàu hộ vệ Gregorio del Pilar và tàu đổ bộ Tarlac. Nguồn ảnh: Wikipedia
Do đó, sự có mặt của các trực thăng săn ngầm “chuyên nghiệp” AW159 Wildcat được cho là có thể tạo nên sự thay đổi lớn với bộ mặt “yếu đuối, lạc hậu” của Hải quân Philippines. Nguồn ảnh: Wikipedia
Năng lực của trực thăng AW159 thậm chí giúp Manila giữ danh hiệu sở hữu “trực thăng săn ngầm khủng nhất Đông Nam Á hiện nay”. Bởi tính năng và vũ khí của AW159 được coi là vượt xa cả dòng trực thăng Seahawk và Ka-28 (Việt Nam đang sử dụng). Nguồn ảnh: Wikipedia
AW159 Wildcat (mèo hoang) là trực thăng hiện đại do liên doanh AgustaWestland (Anh-Italy) thiết kế cải tiến dựa trên mẫu trực thăng Super Lynx cho nhiệm vụ chính săn ngầm, tìm kiếm cứu nạn, vận tải, trinh sát.... Nguyên mẫu bay thử lần đầu tiên ngày 12/11/2009, chính thức phục vụ từ tháng 8/2014. Nguồn trên ảnh
Phục vụ cho vai trò đó, “mèo hoang” trang bị khí tài điện tử vô cùng tiên tiến bao gồm các hệ thống sonar kéo rê, tổ hợp trinh sát quang điện tử - hồng ngoại L-3 Wescam MX-15Di và đặc biệt là radar trinh sát mặt nước Seaspray 7000E có nhiều tính năng “khủng”. Nguồn ảnh: Airliners.net
Theo nhà sản xuất SELEX Galileo, Seaspray 7000E có tầm trinh sát mặt nước lên tới 320km, có thể phát hiện được nhiều mục tiêu tàu cỡ nhỏ... Nguồn ảnh: Airliners.net
Về khả năng bay, theo Army-Technology, trực thăng săn ngầm AW159 được trang bị hai động cơ tuốc bin trục LHTEC CTS800-4N (công suất 1.361 mã lực/chiếc) cùng cánh quạt chính bốn lá đường kính 12,8m cho tốc độ bay tối đa 291km/h, tầm bay 777km, thời gian hoạt động trên không tối đa 4 tiếng 30 phút với thùng nhiên liệu phụ. Nguồn ảnh: Airliners.net
Cánh quạt chính và cánh quạt đuôi làm bằng vận liệu compostie trọng lượng nhẹ nhưng có độ bền rất cao. Cửa xả khói động cơ hướng lên, cánh quạt sẽ giúp tản bớt nhiệt lượng tỏa ra qua đó giúp AW159 đối phó hiệu quả với tên lửa tầm nhiệt. Nguồn ảnh: Airliners.net
Khả năng mang vác vũ khí của AW159 có thể nói là "ăn đứt" dòng Ka-28 do Liên Xô sản xuất với khả năng trang bị vô cùng đa dạng không chỉ ngư lôi mà cả tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: Airliners.net
Theo nhà sản xuất, AW159 có thể mang tới 4 quả tên lửa hành trình Sea Venom có tầm bắn 20km, đánh chìm được các tàu chiến cỡ 50-1.000 tấn bằng đầu đạn 30kg. Thậm chí, khi cần, Sea Venom có thể được sử dụng như tên lửa không đối đất với độ chính xác cao. Nguồn ảnh: Airliners.net
Trong vai trò chống tàu ngầm, AW159 có thể triển khai hai quả ngư lôi 324mm Sting Ray có tầm bắn 8-11km, tốc độ bơi 45 hải lý/h, sử dụng sonar chủ động/bị động, lắp đầu nổ 45kg. Nguồn ảnh: Airliners.net
Mời độc giả xem video giới thiệu khả năng trực thăng săn ngầm AW159. Nguồn: Leonardo