Sở hữu vũ khí hạt nhân là điều kiện quan trọng để trở thành cường quốc thế giới hoặc cường quốc khu vực. Các nước như Israel, Ấn Độ và Pakistan đã phát triển vũ khí hạt nhân dưới sức ép từ khắp nơi trên thế giới. Còn Iraq, Syria hay Triều Tiên đã phải trả một cái giá đắt cho vũ khí hạt nhân.Tuy nhiên có một quốc gia sở hữu vũ khí chiến lược hàng đầu thế giới, với đoàn tàu tên lửa hạt nhân độc nhất vô nhị, máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160, nhưng Ukraine lại chấp nhận phá bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân và phương tiện mang phóng.Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Ukraine được thừa hưởng 30% sức mạnh quân sự của Liên Xô, bao gồm gần 800.000 quân, 6.000 xe tăng, 1.500 máy bay quân sự, các viện nghiên cứu khoa học quân sự và các nhà máy quốc phòng như Nhà máy cơ khí Phương Nam và Xưởng đóng tàu Biển Đen.Đồng thời, Ukraine cũng thừa hưởng một phần sức mạnh hạt nhân từ Liên Xô, với 1.272 đầu đạn hạt nhân tên lửa chiến lược; trực tiếp xếp thứ ba trong câu lạc bộ hạt nhân, cùng hơn 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật.Ukraine có hai khả năng tấn công hạt nhân tầm xa, đó là tên lửa xuyên lục địa và máy bay ném bom chiến lược. Tên lửa chiến lược bao gồm SS-18, SS-19 và SS-24; trong đó tên lửa SS-18, SS-19 được phóng từ giếng phóng cố định, còn SS-24 là “Đoàn tàu tử thần” hạt nhân.“Đoàn tàu tử thần” SS-24 là đoàn tàu tên lửa chiến lược duy nhất được triển khai trong chiến đấu thực tế trên thế giới. Mỗi đoàn tàu có 20 toa, bao gồm chỉ huy, phóng và hỗ trợ kỹ thuật; trong đoàn tàu này có 3 toa phóng, mỗi toa có một tên lửa.“Đoàn tàu tử thần” này có bề ngoài hoàn toàn giống với các loại tàu hỏa dân dụng thông thường, vệ tinh do thám hoàn toàn không thể tìm thấy dấu vết của nó, vì vậy nó được che giấu vô cùng kỹ lưỡng; ngay khi xuất hiện, đã khiến cả nước Mỹ hoảng sợ.Ukraine không chỉ được trang bị 3 loại tên lửa này, mà họ còn có khả năng tiếp tục nghiên cứu phát triển và sản xuất. Đặc biệt, việc phát triển và sản xuất tên lửa SS-24 ở Ukraine, khiến Nga không thể tiếp tục bảo dưỡng, nâng cấp các đoàn tàu tên lửa SS-24 của chính mình và buộc phải cho các tên lửa này loại biên.Ukraine cũng có 23 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS Bears và 19 Tu-160. Các máy bay ném bom này được trang bị tên lửa hành trình KH-55; tổng cộng Ukraine có 500 tên lửa, trong đó nhiều tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân.Do vậy sau khi Liên Xô tan rã, có thể khẳng định, Ukraine là một cường quốc hạt nhân đích thực. Nhưng việc Ukraine “bỗng nhiên” ngồi trên kho vũ khí hạt nhân khổng lồ như vậy, khiến 5 nước thành viên thường trực HĐBA Liên hợp quốc đứng ngồi không yên.Nhưng với sức ép của Mỹ, Nga và cả cộng đồng quốc tế, Ukraine đã phải chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân, vừa đổi lấy lợi ích viện trợ kinh tế, vừa bớt gánh nặng ngân sách khổng lồ để bảo dưỡng số vũ khí hạt nhân. Đến năm 2000, Ukraine đã hoàn tất việc phá hủy vũ khí hạt nhân và phương tiện mang phóng.Sau khi Liên Xô tan rã, với quân đội khổng lồ và kho vũ khí hạt nhân mà Liên Xô để lại, vừa là sức mạnh vừa là gánh nặng của Ukraine. Chỉ riêng việc bảo dưỡng các đầu đạn hạt nhân đã tiêu tốn một phần ba doanh thu tài chính của Ukraine mỗi năm, chưa nói đến những tên lửa và máy bay ném bom chiến lược.Ukraine là một quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng; Ukraine từ xưa đã được mệnh danh là “cửa ngõ” của Châu Âu; từ lâu đã diễn ra sự giao lưu văn minh giữa phương Đông và phương Tây. Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine đã trở thành quốc gia bị tranh giành ảnh hưởng giữa NATO và Nga.Muốn tồn tại thì phải có sức mạnh, và vũ khí hạt nhân do Liên Xô để lại chắc chắn là vũ khí uy lực nằm trong tay Ukraine. Nếu Ukraine có thể đoàn kết và sử dụng vũ khí hạt nhân như một con bài mặc cả, để đổi lấy địa vị chính trị và hỗ trợ kinh tế, đồng thời khôi phục nền kinh tế của đất nước cho đến khi có đủ khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân, thì Ukraine hoàn toàn có thể trở thành một cường quốc trong khu vực.Hơn nữa, Ukraine được ưu đãi với đất đai phì nhiêu, được mệnh danh là vựa lúa mì của châu Âu và đặc biệt là có nền tảng công nghiệp nặng do Liên Xô để lại. Khi Ukraine độc lập, người ta còn liên tưởng Ukraine sẽ là nước Đức mới của châu Âu. Nhưng các nhà lãnh đạo Ukraine không chỉ thiếu tầm nhìn xa, mà còn không có tinh thần trách nhiệm với đất nước, dân tộc; chỉ nghĩ rằng mình có thể gặt hái được lợi ích và loại bỏ vũ khí hạt nhân càng sớm càng tốt, để có thể thu được USD của thế giới, nên đã làm cho Ukraine dần dần biến chất thành như bây giờ. Xét trên góc độ toàn cầu, việc Ukraine từ bỏ hạt nhân chắc chắn là vấn đề hòa bình và an ninh; xét cho cùng, lịch sử Ukraine thiếu vắng những nhà lãnh đạo tài năng và Ukraine luôn trong tình trạng hỗn loạn kể từ khi giành được độc lập, một khi những kẻ khủng bố lợi dụng sự hỗn loạn, để có được vũ khí hạt nhân từ Ukraine thì đó sẽ là một thảm họa cho toàn thế giới.Và hiện nay Ukraine đang xảy ra khủng hoảng, đã khiến một số người bắt đầu hình dung điều gì sẽ xảy ra, nếu Ukraine không từ bỏ vũ khí hạt nhân? Tuy nhiên tiên trách kỷ, hậu trách nhân, sự sai lầm về đường lối lãnh đạo đất nước, có thể đẩy dân tộc đến bờ suy vong, và người dân Ukraine vẫn tự an ủi mình, họ đã từng là cường quốc quân sự thứ ba thế giới. Nguồn ảnh: Foxt.
Sở hữu vũ khí hạt nhân là điều kiện quan trọng để trở thành cường quốc thế giới hoặc cường quốc khu vực. Các nước như Israel, Ấn Độ và Pakistan đã phát triển vũ khí hạt nhân dưới sức ép từ khắp nơi trên thế giới. Còn Iraq, Syria hay Triều Tiên đã phải trả một cái giá đắt cho vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên có một quốc gia sở hữu vũ khí chiến lược hàng đầu thế giới, với đoàn tàu tên lửa hạt nhân độc nhất vô nhị, máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160, nhưng Ukraine lại chấp nhận phá bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân và phương tiện mang phóng.
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Ukraine được thừa hưởng 30% sức mạnh quân sự của Liên Xô, bao gồm gần 800.000 quân, 6.000 xe tăng, 1.500 máy bay quân sự, các viện nghiên cứu khoa học quân sự và các nhà máy quốc phòng như Nhà máy cơ khí Phương Nam và Xưởng đóng tàu Biển Đen.
Đồng thời, Ukraine cũng thừa hưởng một phần sức mạnh hạt nhân từ Liên Xô, với 1.272 đầu đạn hạt nhân tên lửa chiến lược; trực tiếp xếp thứ ba trong câu lạc bộ hạt nhân, cùng hơn 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Ukraine có hai khả năng tấn công hạt nhân tầm xa, đó là tên lửa xuyên lục địa và máy bay ném bom chiến lược. Tên lửa chiến lược bao gồm SS-18, SS-19 và SS-24; trong đó tên lửa SS-18, SS-19 được phóng từ giếng phóng cố định, còn SS-24 là “Đoàn tàu tử thần” hạt nhân.
“Đoàn tàu tử thần” SS-24 là đoàn tàu tên lửa chiến lược duy nhất được triển khai trong chiến đấu thực tế trên thế giới. Mỗi đoàn tàu có 20 toa, bao gồm chỉ huy, phóng và hỗ trợ kỹ thuật; trong đoàn tàu này có 3 toa phóng, mỗi toa có một tên lửa.
“Đoàn tàu tử thần” này có bề ngoài hoàn toàn giống với các loại tàu hỏa dân dụng thông thường, vệ tinh do thám hoàn toàn không thể tìm thấy dấu vết của nó, vì vậy nó được che giấu vô cùng kỹ lưỡng; ngay khi xuất hiện, đã khiến cả nước Mỹ hoảng sợ.
Ukraine không chỉ được trang bị 3 loại tên lửa này, mà họ còn có khả năng tiếp tục nghiên cứu phát triển và sản xuất. Đặc biệt, việc phát triển và sản xuất tên lửa SS-24 ở Ukraine, khiến Nga không thể tiếp tục bảo dưỡng, nâng cấp các đoàn tàu tên lửa SS-24 của chính mình và buộc phải cho các tên lửa này loại biên.
Ukraine cũng có 23 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS Bears và 19 Tu-160. Các máy bay ném bom này được trang bị tên lửa hành trình KH-55; tổng cộng Ukraine có 500 tên lửa, trong đó nhiều tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Do vậy sau khi Liên Xô tan rã, có thể khẳng định, Ukraine là một cường quốc hạt nhân đích thực. Nhưng việc Ukraine “bỗng nhiên” ngồi trên kho vũ khí hạt nhân khổng lồ như vậy, khiến 5 nước thành viên thường trực HĐBA Liên hợp quốc đứng ngồi không yên.
Nhưng với sức ép của Mỹ, Nga và cả cộng đồng quốc tế, Ukraine đã phải chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân, vừa đổi lấy lợi ích viện trợ kinh tế, vừa bớt gánh nặng ngân sách khổng lồ để bảo dưỡng số vũ khí hạt nhân. Đến năm 2000, Ukraine đã hoàn tất việc phá hủy vũ khí hạt nhân và phương tiện mang phóng.
Sau khi Liên Xô tan rã, với quân đội khổng lồ và kho vũ khí hạt nhân mà Liên Xô để lại, vừa là sức mạnh vừa là gánh nặng của Ukraine. Chỉ riêng việc bảo dưỡng các đầu đạn hạt nhân đã tiêu tốn một phần ba doanh thu tài chính của Ukraine mỗi năm, chưa nói đến những tên lửa và máy bay ném bom chiến lược.
Ukraine là một quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng; Ukraine từ xưa đã được mệnh danh là “cửa ngõ” của Châu Âu; từ lâu đã diễn ra sự giao lưu văn minh giữa phương Đông và phương Tây. Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine đã trở thành quốc gia bị tranh giành ảnh hưởng giữa NATO và Nga.
Muốn tồn tại thì phải có sức mạnh, và vũ khí hạt nhân do Liên Xô để lại chắc chắn là vũ khí uy lực nằm trong tay Ukraine.
Nếu Ukraine có thể đoàn kết và sử dụng vũ khí hạt nhân như một con bài mặc cả, để đổi lấy địa vị chính trị và hỗ trợ kinh tế, đồng thời khôi phục nền kinh tế của đất nước cho đến khi có đủ khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân, thì Ukraine hoàn toàn có thể trở thành một cường quốc trong khu vực.
Hơn nữa, Ukraine được ưu đãi với đất đai phì nhiêu, được mệnh danh là vựa lúa mì của châu Âu và đặc biệt là có nền tảng công nghiệp nặng do Liên Xô để lại. Khi Ukraine độc lập, người ta còn liên tưởng Ukraine sẽ là nước Đức mới của châu Âu.
Nhưng các nhà lãnh đạo Ukraine không chỉ thiếu tầm nhìn xa, mà còn không có tinh thần trách nhiệm với đất nước, dân tộc; chỉ nghĩ rằng mình có thể gặt hái được lợi ích và loại bỏ vũ khí hạt nhân càng sớm càng tốt, để có thể thu được USD của thế giới, nên đã làm cho Ukraine dần dần biến chất thành như bây giờ.
Xét trên góc độ toàn cầu, việc Ukraine từ bỏ hạt nhân chắc chắn là vấn đề hòa bình và an ninh; xét cho cùng, lịch sử Ukraine thiếu vắng những nhà lãnh đạo tài năng và Ukraine luôn trong tình trạng hỗn loạn kể từ khi giành được độc lập, một khi những kẻ khủng bố lợi dụng sự hỗn loạn, để có được vũ khí hạt nhân từ Ukraine thì đó sẽ là một thảm họa cho toàn thế giới.
Và hiện nay Ukraine đang xảy ra khủng hoảng, đã khiến một số người bắt đầu hình dung điều gì sẽ xảy ra, nếu Ukraine không từ bỏ vũ khí hạt nhân? Tuy nhiên tiên trách kỷ, hậu trách nhân, sự sai lầm về đường lối lãnh đạo đất nước, có thể đẩy dân tộc đến bờ suy vong, và người dân Ukraine vẫn tự an ủi mình, họ đã từng là cường quốc quân sự thứ ba thế giới. Nguồn ảnh: Foxt.