Năm 1970, trong quá trình xây dựng cây cầu Nusle ở thủ đô Praha, Tiệp Khắc, 66 chiếc xe tăng chủ lực T-55 đã được nước này huy động, để thử tải trọng của cây cầu.Đây có thể được coi là lần hiếm hoi trong lịch sử, xe tăng chủ lực được mang ra thử nghiệm cho một công trình dân sự với số lượng lớn.Tất nhiên là cuộc thử nghiệm đã diễn ra thành công tốt đẹp và toàn bộ dàn xe tăng T-55 sau đó đã được đưa về biên chế quân đội Tiệp Khắc.Thực tế, màn thử nghiệm này giống như một màn phô diễn kỹ thuật hơn, ở đó, các kỹ sư thiết kế và thi công cây cầu Nusle, muốn chứng minh với công chúng rằng cây cầu này có đủ khả năng để sử dụng đúng như thiết kế.Xe tăng chủ lực T-54/55 có trọng lượng khoảng 36 tấn mỗi chiếc, như vậy cây cầu Nusle đã phải chịu tải trọng lên tới gần 2400 tấn của tổng cộng 66 chiếc xe tăng.Một điều ít ai biết đó là bản thân Tiệp Khắc, cũng từng là một trong những quốc gia sản xuất xe tăng T-54/55 với số lượng rất lớn, tuy nhiên phần lớn được sử dụng để xuất khẩu.Cụ thể, trong giai đoạn 1957 cho tới 1966, Tiệp Khắc đã sản xuất được 2700 chiếc xe tăng chủ lực bao gồm các phiên bản T-54A, T-54AM, T-54AK và T-54AMK.Từ năm 1964 cho tới năm 1983, Tiệp Khắc sản xuất được khoảng 8300 xe tăng chủ lực T-55 với hai phiên bản bao gồm T-55 và T-55A.Mặc dù vậy, phần lớn trong số này được Tiệp Khắc sử dụng để xuất khẩu. Các mẫu xe tăng của Tiệp Khắc được đưa tới nhiều quốc gia thân Liên Xô trên khắp thế giới, chủ yếu là ở Nam Mỹ.Ngoài Tiệp Khắc, Ba Lan cũng là quốc gia sản xuất và xuất khẩu rất nhiều xe tăng T-54/55. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 1956 tới năm 1979, Ba Lan sản xuất được khoảng 10.000 chiếc T-54/55 các loại, trong đó có cả các phiên bản cải tiến do nước này tự nâng cấp.Xe tăng T-54/55 tới nay vẫn là một huyền thoại, xuất hiện trong hầu hết mọi cuộc xung đột khắp thế giới kể từ khi được ra đời.Theo ước tính, tổng cộng đã có khoảng 100.000 xe tăng chủ lực T-54/55 các phiên bản từng được nhiều nhiều quốc gia trên thế giới sản xuất, giá trung bình vào khoảng 200.000 USD mỗi chiếc (theo tỷ giá USD năm 1970).Vậy nên, việc Tiệp Khắc - một quốc gia sản xuất và xuất khẩu xe tăng chủ lực T-54/55 thời điểm bấy giờ - mang 66 chiếc xe tăng chủ lực ra thử nghiệm cầu, cũng là điều khá dễ hiểu. Nguồn ảnh: Pinterest. Xe tăng T-54B Việt Nam dùng trong huấn luyện đua tăng. Nguồn: QPVN.
Năm 1970, trong quá trình xây dựng cây cầu Nusle ở thủ đô Praha, Tiệp Khắc, 66 chiếc xe tăng chủ lực T-55 đã được nước này huy động, để thử tải trọng của cây cầu.
Đây có thể được coi là lần hiếm hoi trong lịch sử, xe tăng chủ lực được mang ra thử nghiệm cho một công trình dân sự với số lượng lớn.
Tất nhiên là cuộc thử nghiệm đã diễn ra thành công tốt đẹp và toàn bộ dàn xe tăng T-55 sau đó đã được đưa về biên chế quân đội Tiệp Khắc.
Thực tế, màn thử nghiệm này giống như một màn phô diễn kỹ thuật hơn, ở đó, các kỹ sư thiết kế và thi công cây cầu Nusle, muốn chứng minh với công chúng rằng cây cầu này có đủ khả năng để sử dụng đúng như thiết kế.
Xe tăng chủ lực T-54/55 có trọng lượng khoảng 36 tấn mỗi chiếc, như vậy cây cầu Nusle đã phải chịu tải trọng lên tới gần 2400 tấn của tổng cộng 66 chiếc xe tăng.
Một điều ít ai biết đó là bản thân Tiệp Khắc, cũng từng là một trong những quốc gia sản xuất xe tăng T-54/55 với số lượng rất lớn, tuy nhiên phần lớn được sử dụng để xuất khẩu.
Cụ thể, trong giai đoạn 1957 cho tới 1966, Tiệp Khắc đã sản xuất được 2700 chiếc xe tăng chủ lực bao gồm các phiên bản T-54A, T-54AM, T-54AK và T-54AMK.
Từ năm 1964 cho tới năm 1983, Tiệp Khắc sản xuất được khoảng 8300 xe tăng chủ lực T-55 với hai phiên bản bao gồm T-55 và T-55A.
Mặc dù vậy, phần lớn trong số này được Tiệp Khắc sử dụng để xuất khẩu. Các mẫu xe tăng của Tiệp Khắc được đưa tới nhiều quốc gia thân Liên Xô trên khắp thế giới, chủ yếu là ở Nam Mỹ.
Ngoài Tiệp Khắc, Ba Lan cũng là quốc gia sản xuất và xuất khẩu rất nhiều xe tăng T-54/55. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 1956 tới năm 1979, Ba Lan sản xuất được khoảng 10.000 chiếc T-54/55 các loại, trong đó có cả các phiên bản cải tiến do nước này tự nâng cấp.
Xe tăng T-54/55 tới nay vẫn là một huyền thoại, xuất hiện trong hầu hết mọi cuộc xung đột khắp thế giới kể từ khi được ra đời.
Theo ước tính, tổng cộng đã có khoảng 100.000 xe tăng chủ lực T-54/55 các phiên bản từng được nhiều nhiều quốc gia trên thế giới sản xuất, giá trung bình vào khoảng 200.000 USD mỗi chiếc (theo tỷ giá USD năm 1970).
Vậy nên, việc Tiệp Khắc - một quốc gia sản xuất và xuất khẩu xe tăng chủ lực T-54/55 thời điểm bấy giờ - mang 66 chiếc xe tăng chủ lực ra thử nghiệm cầu, cũng là điều khá dễ hiểu. Nguồn ảnh: Pinterest.