Lực lượng Không quân Trung Quốc sẽ giới thiệu các khoang chứa vũ khí bên trong, của máy bay không người lái trinh sát vũ trang tàng hình GJ-11 Sharp Sword, tại Triển lãm hàng không Chu Hải, do Trung Quốc tổ chức, khai mạc vào ngày 28/9. Loại máy bay không người lái tấn công tàng hình GJ-11 có thể trông mang tính cách mạng; nhưng thực tế có nhiều “điểm tương đồng” với phiên bản máy bay không người lái X-47B của Hải quân Mỹ, đã được thử nghiệm nhiều năm trước. Theo tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa tin, đây sẽ là lần đầu tiên, các khoang chứa vũ khí bên trong của loại máy bay không người lái GJ-11 được trưng bày trước công chúng. Máy bay không người lái GJ-11 hiện lần đầu trước công chúng vào năm 2019. Cả hai khoang chứa vũ khí bên trong của nó đều được đặt giữa bộ phận càng hạ cánh của máy bay có thiết kế kiểu cánh bay này. Mỗi khoang có khả năng mang 4 đơn vị vũ khí, tờ Hoàn Cầu miêu tả.Việc Trung Quốc phát triển một máy bay không người lái tàng hình có khả năng thực hiện các cuộc tấn công có thể là công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, đã có những loại máy bay không người lái như vậy và Mỹ là quốc gia đi tiên phong.Trên thực tế, máy bay không người lái tàng hình và máy bay không người lái có vũ trang đã tồn tại trong nhiều năm; nhưng một máy bay không người lái kết hợp khả năng tàng hình với khả năng tấn công là thiết kế ít gặp, trước đây chỉ có Mỹ và Nga có những loại UAV như thế này.Hải quân Mỹ đã phát triển một máy bay không người lái tấn công tàng hình, có khả năng hoạt động từ tàu sân bay vài năm trước. Chương trình tấn công và giám sát trên tàu sân bay không người lái (UCLASS) bắt nguồn từ một kế hoạch kéo dài, bắt đầu với chương trình Hệ thống Phòng không chiến đấu không người lái. Kết quả của Chương trình là Hải quân Mỹ cho ra đời UAV là X-47B, một máy bay không người lái tàng hình tấn công, cất cánh từ tàu sân bay với thiết kế kiểu cánh bay. GJ-11 của Trung Quốc dường như “phản ánh cấu hình” và phạm vi nhiệm vụ Chương trình UCLASS của Hải quân Mỹ. Chương trình UCLASS đã xử lý thành công các tình huống phức tạp, liên quan đến việc hạ cánh trên một tàu sân bay, nhưng những trở ngại khác sớm xuất hiện. Khả năng kép của nó là vừa tiến hành nhiệm vụ trinh sát và tấn công tàng hình, đã tạo ra vô số ý kiến tranh luận. Một số nhà phát triển cho rằng, X-47B cần phải giữ khả năng tàng hình để đánh bại hệ thống phòng không của đối phương. Những người khác cho rằng, nó cần phải lớn hơn, và do đó ít tàng hình hơn, để mang theo các thùng nhiên liệu lớn cho các nhiệm vụ có thời gian dài hơn. Và có ý kiến cho rằng, UCLASS có nên là một UAV vũ trang hay không?Việc chế tạo thành công một máy bay không người lái tàng hình, có thể cất cánh và hạ cánh từ tàu sân bay, là một bước đột phá to lớn đối với Hải quân Mỹ và việc đề xuất trang bị vũ khí cho nó, đã làm Chương trình UCLASS thêm nhiều ý kiến phản biện. Cuối cùng, những cuộc tranh luận này không bao giờ đi đến hồi kết và không phe nào thắng thế. Chương trình UCLASS bắt đầu phát triển thành chiếc máy bay không người lái tiếp nhiên liệu trên không MQ-25 Stingray hiện nay. Chương trình X-47B được nhớ đến như một thành công vì máy bay không người lái phóng từ tàu sân bay đã không tồn tại cho đến khi GJ-11 của Trung Quốc xuất hiện. Vẫn có khả năng, một máy bay không người lái tàng hình được trang bị vũ khí cất cánh từ tàu sân bay như X-47B có thể quay trở lại, khi nó có tiềm năng để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng trong tương lai. Có vẻ như máy bay không người lái GJ-11 của Trung Quốc không thể cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc, vì hai chiếc tàu sân bay này sử dụng phương pháp cất cánh theo kiểu “nhảy cầu”, chứ không dùng máy phóng như các tàu sân bay Mỹ, do vậy tàu sân bay Trung Quốc không đủ đường chạy đà, để UAV GJ-11 cất cánh.GJ-11 (Công Kích-11) là UAV tấn công tốc độ cao, thiết kế dạng cánh bay; GJ-11 có thể mang vũ khí dẫn đường có cánh lượn và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu như đột kích đường không và chế áp hệ thống phòng không đối phương.UAV GJ-11 có thể hoạt động như một máy bay chiến đấu độc lập với khả năng tàng hình; cũng có thể phối hợp với máy bay chiến đấu tàng hình J-20, thậm chí đảm nhiệm vai trò như một “cánh bay đồng hành” để tạo ra cuộc tấn công tàng hình tốc độ cao kiểu “bầy sói”. Vì vậy, GJ-11 được coi là “thanh kiếm” số một, trong số UAV của quân đội Trung Quốc.UAV GJ-11 dài khoảng 10m, sải cánh 14m, trọng lượng cất cánh 10 tấn. GJ-11 được lắp động cơ phản lực cánh quạt WS-19 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, có bán kính chiến đấu hơn 1.500 km, thời gian bay liên tục hơn 6 giờ. Nguồn ảnh: Sina.
UAV Predator trong biên chế Quân đội Mỹ: Khắc tinh của lực lượng khủng bố.
Lực lượng Không quân Trung Quốc sẽ giới thiệu các khoang chứa vũ khí bên trong, của máy bay không người lái trinh sát vũ trang tàng hình GJ-11 Sharp Sword, tại Triển lãm hàng không Chu Hải, do Trung Quốc tổ chức, khai mạc vào ngày 28/9.
Loại máy bay không người lái tấn công tàng hình GJ-11 có thể trông mang tính cách mạng; nhưng thực tế có nhiều “điểm tương đồng” với phiên bản máy bay không người lái X-47B của Hải quân Mỹ, đã được thử nghiệm nhiều năm trước.
Theo tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa tin, đây sẽ là lần đầu tiên, các khoang chứa vũ khí bên trong của loại máy bay không người lái GJ-11 được trưng bày trước công chúng.
Máy bay không người lái GJ-11 hiện lần đầu trước công chúng vào năm 2019. Cả hai khoang chứa vũ khí bên trong của nó đều được đặt giữa bộ phận càng hạ cánh của máy bay có thiết kế kiểu cánh bay này. Mỗi khoang có khả năng mang 4 đơn vị vũ khí, tờ Hoàn Cầu miêu tả.
Việc Trung Quốc phát triển một máy bay không người lái tàng hình có khả năng thực hiện các cuộc tấn công có thể là công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, đã có những loại máy bay không người lái như vậy và Mỹ là quốc gia đi tiên phong.
Trên thực tế, máy bay không người lái tàng hình và máy bay không người lái có vũ trang đã tồn tại trong nhiều năm; nhưng một máy bay không người lái kết hợp khả năng tàng hình với khả năng tấn công là thiết kế ít gặp, trước đây chỉ có Mỹ và Nga có những loại UAV như thế này.
Hải quân Mỹ đã phát triển một máy bay không người lái tấn công tàng hình, có khả năng hoạt động từ tàu sân bay vài năm trước. Chương trình tấn công và giám sát trên tàu sân bay không người lái (UCLASS) bắt nguồn từ một kế hoạch kéo dài, bắt đầu với chương trình Hệ thống Phòng không chiến đấu không người lái.
Kết quả của Chương trình là Hải quân Mỹ cho ra đời UAV là X-47B, một máy bay không người lái tàng hình tấn công, cất cánh từ tàu sân bay với thiết kế kiểu cánh bay. GJ-11 của Trung Quốc dường như “phản ánh cấu hình” và phạm vi nhiệm vụ Chương trình UCLASS của Hải quân Mỹ.
Chương trình UCLASS đã xử lý thành công các tình huống phức tạp, liên quan đến việc hạ cánh trên một tàu sân bay, nhưng những trở ngại khác sớm xuất hiện. Khả năng kép của nó là vừa tiến hành nhiệm vụ trinh sát và tấn công tàng hình, đã tạo ra vô số ý kiến tranh luận.
Một số nhà phát triển cho rằng, X-47B cần phải giữ khả năng tàng hình để đánh bại hệ thống phòng không của đối phương. Những người khác cho rằng, nó cần phải lớn hơn, và do đó ít tàng hình hơn, để mang theo các thùng nhiên liệu lớn cho các nhiệm vụ có thời gian dài hơn. Và có ý kiến cho rằng, UCLASS có nên là một UAV vũ trang hay không?
Việc chế tạo thành công một máy bay không người lái tàng hình, có thể cất cánh và hạ cánh từ tàu sân bay, là một bước đột phá to lớn đối với Hải quân Mỹ và việc đề xuất trang bị vũ khí cho nó, đã làm Chương trình UCLASS thêm nhiều ý kiến phản biện.
Cuối cùng, những cuộc tranh luận này không bao giờ đi đến hồi kết và không phe nào thắng thế. Chương trình UCLASS bắt đầu phát triển thành chiếc máy bay không người lái tiếp nhiên liệu trên không MQ-25 Stingray hiện nay.
Chương trình X-47B được nhớ đến như một thành công vì máy bay không người lái phóng từ tàu sân bay đã không tồn tại cho đến khi GJ-11 của Trung Quốc xuất hiện. Vẫn có khả năng, một máy bay không người lái tàng hình được trang bị vũ khí cất cánh từ tàu sân bay như X-47B có thể quay trở lại, khi nó có tiềm năng để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng trong tương lai.
Có vẻ như máy bay không người lái GJ-11 của Trung Quốc không thể cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc, vì hai chiếc tàu sân bay này sử dụng phương pháp cất cánh theo kiểu “nhảy cầu”, chứ không dùng máy phóng như các tàu sân bay Mỹ, do vậy tàu sân bay Trung Quốc không đủ đường chạy đà, để UAV GJ-11 cất cánh.
GJ-11 (Công Kích-11) là UAV tấn công tốc độ cao, thiết kế dạng cánh bay; GJ-11 có thể mang vũ khí dẫn đường có cánh lượn và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu như đột kích đường không và chế áp hệ thống phòng không đối phương.
UAV GJ-11 có thể hoạt động như một máy bay chiến đấu độc lập với khả năng tàng hình; cũng có thể phối hợp với máy bay chiến đấu tàng hình J-20, thậm chí đảm nhiệm vai trò như một “cánh bay đồng hành” để tạo ra cuộc tấn công tàng hình tốc độ cao kiểu “bầy sói”. Vì vậy, GJ-11 được coi là “thanh kiếm” số một, trong số UAV của quân đội Trung Quốc.
UAV GJ-11 dài khoảng 10m, sải cánh 14m, trọng lượng cất cánh 10 tấn. GJ-11 được lắp động cơ phản lực cánh quạt WS-19 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, có bán kính chiến đấu hơn 1.500 km, thời gian bay liên tục hơn 6 giờ. Nguồn ảnh: Sina.