Chiến thuật biển người là lối đánh điển hình trong các cuộc chiến tranh thời xa xưa tới tận thế kỷ 19. Tuy nhiên, sang thế kỷ 20, chúng được cho là đã không còn phù hợp, thế nhưng nhiều quốc gia vẫn không chịu thay đổi tư duy đã dẫn tới kết cục thảm khốc. Nguồn ảnh: Qoura.Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, mặc dù sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã vượt xa các chiến thuật trước đó với sự ra đời của súng máy, súng trường sử dụng đạn có cắt-tút với độ chính xác cao, thậm chí cả máy bay, xe tăng, nhưng chiến thuật dùng quân lại vẫn dậm chân tại chỗ. Nguồn ảnh: Nation.Cụ thể, chiến thuật dàn hàng ngang tiến quân theo kiểu biển người từ thời chiến tranh Napoleon vẫn được áp dụng triệt để trong thời gian này, kèm theo đó là sự xuất hiện của kỵ binh vẫn còn được sử dụng rất rộng rãi. Nguồn ảnh: Huff.Điểm "cải tiến" duy nhất của chiến thuật biển người trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất này chính là thay vì việc dàn quân theo hàng ngang, di chuyển kiểu bước đều bước thì binh lính giờ đây đã đẩy nhanh tốc độ hành quân, chạy không theo đội hình để tiến công. Nguồn ảnh: Reddit.Mặc dù có sự cải tiến về mặt chiến thuật như vậy, nhưng một vài điểm của chiến thuật này vẫn được giữ nguyên, bao gồm cả việc quân lính dàn hàng ngang và cố áp sát, sử dụng lưỡi lê tấn công đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.Kiểu chiến thuật này có vẻ khá hữu hiệu trong thế kỷ 19 khi phần lớn các đội quân sử dụng súng trường hỏa mai, có độ chính xác kém và thời gian nạp đạn cực kỳ lâu, tuy nhiên khi sử dụng chiến thuật này đối đầu với súng máy, pháo và máy bay, nó sẽ trở thành một cuộc "nướng quân" không hơn không kém. Nguồn ảnh: Anzac.Tới tận ngày nay, các nhà sử gia vẫn còn tranh cãi tại sao kiểu chiến thuật cho binh lính dàn hàng chạy thẳng vào họng súng máy của đối phương lại được sử dụng phổ biến trong suốt chiến tranh thế giới thứ nhất. Một vài ý kiến cho rằng, các sỹ quan chỉ huy đã quá tự cao và tin vào những kiến thức mình học được qua các cuộc chiến tranh từ thế kỷ 19 và bê nguyên xi chiến thuật đó vào cuộc Đại Chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.Dù thương vong là rất lớn, nhưng kiểu chiến thuật này vẫn tỏ ra hiệu quả ở một vài khía cạnh nào đó. Ngoài ra, binh lính tham chiến trong cuộc đại chiến thế giới thứ nhất là quá đông và con số thương vong khoảng vài chục nghìn thậm chí hàng trăm nghìn cho một chiến dịch ngắn ngày vẫn được xếp vào hàng "chấp nhận được". Nguồn ảnh: Cranston.Có thể nói, chính vì sự không coi trọng tính mạng binh lính, sự tự cao, tự tin vào kiến thức "cổ lỗ" của mình mà các sỹ quan chỉ huy trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất đã đẩy quân lính của mình vào những cuộc xung phong chết như ngả dạ. Nguồn ảnh: Getty.Một vài đội quân ví dụ như Đức đã "cải tiến" kiểu tấn công biển người thay vì chạy dàn hàng ngang sang dàn hàng dọc, tuy nhiên cách thức này lại tỏ ra không hiệu quả khi người đi sau thấy người chạy trước gục ngã dần sẽ không dám tiếp tục tấn công nữa. Nguồn ảnh: Nation.Mãi tới sau khi cuộc đại chiến thế giới thứ nhất kết thúc, những kiểu chiến thuật nướng quân này mới được mang ra xem xét một cách cụ thể và được thay đổi, thậm chí là loại bỏ hẳn. Nguồn ảnh: Museum.Với sự xuất hiện của xe tăng, việc quân lính phơi người chạy thẳng vào họng súng máy của kẻ thù đã được coi là không cần thiết khi họ có thể núp sau xe tăng để áp sát đối phương sau đó ào ra khi ở một khoảng cách đủ gần, chịu ít thương vong hơn. Nguồn ảnh: Coventry.Tới sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thuật biển người đã ít được sử dụng trên chiến trường, chỉ trừ một vài đội quân sử dụng quân số để áp đảo đối phương như Chí Nguyện quân Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên. Ngày nay, học thuyết chiến tranh phi đối xứng ngày càng đề cao việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chiến tranh để giảm thiểu quân số tham gia với triết lý "mạng người trên hết" và "càng ít người tham gia chiến đấu, thương vong càng giảm" đã chính thức xếp chiến thuật biển người này vào quá khứ. Nguồn ảnh: Simple.
Chiến thuật biển người là lối đánh điển hình trong các cuộc chiến tranh thời xa xưa tới tận thế kỷ 19. Tuy nhiên, sang thế kỷ 20, chúng được cho là đã không còn phù hợp, thế nhưng nhiều quốc gia vẫn không chịu thay đổi tư duy đã dẫn tới kết cục thảm khốc. Nguồn ảnh: Qoura.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, mặc dù sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã vượt xa các chiến thuật trước đó với sự ra đời của súng máy, súng trường sử dụng đạn có cắt-tút với độ chính xác cao, thậm chí cả máy bay, xe tăng, nhưng chiến thuật dùng quân lại vẫn dậm chân tại chỗ. Nguồn ảnh: Nation.
Cụ thể, chiến thuật dàn hàng ngang tiến quân theo kiểu biển người từ thời chiến tranh Napoleon vẫn được áp dụng triệt để trong thời gian này, kèm theo đó là sự xuất hiện của kỵ binh vẫn còn được sử dụng rất rộng rãi. Nguồn ảnh: Huff.
Điểm "cải tiến" duy nhất của
chiến thuật biển người trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất này chính là thay vì việc dàn quân theo hàng ngang, di chuyển kiểu bước đều bước thì binh lính giờ đây đã đẩy nhanh tốc độ hành quân, chạy không theo đội hình để tiến công. Nguồn ảnh: Reddit.
Mặc dù có sự cải tiến về mặt chiến thuật như vậy, nhưng một vài điểm của chiến thuật này vẫn được giữ nguyên, bao gồm cả việc quân lính dàn hàng ngang và cố áp sát, sử dụng lưỡi lê tấn công đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kiểu chiến thuật này có vẻ khá hữu hiệu trong thế kỷ 19 khi phần lớn các đội quân sử dụng súng trường hỏa mai, có độ chính xác kém và thời gian nạp đạn cực kỳ lâu, tuy nhiên khi sử dụng chiến thuật này đối đầu với súng máy, pháo và máy bay, nó sẽ trở thành một cuộc "nướng quân" không hơn không kém. Nguồn ảnh: Anzac.
Tới tận ngày nay, các nhà sử gia vẫn còn tranh cãi tại sao kiểu chiến thuật cho binh lính dàn hàng chạy thẳng vào họng súng máy của đối phương lại được sử dụng phổ biến trong suốt chiến tranh thế giới thứ nhất. Một vài ý kiến cho rằng, các sỹ quan chỉ huy đã quá tự cao và tin vào những kiến thức mình học được qua các cuộc chiến tranh từ thế kỷ 19 và bê nguyên xi chiến thuật đó vào cuộc Đại Chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dù thương vong là rất lớn, nhưng kiểu chiến thuật này vẫn tỏ ra hiệu quả ở một vài khía cạnh nào đó. Ngoài ra, binh lính tham chiến trong cuộc đại chiến thế giới thứ nhất là quá đông và con số thương vong khoảng vài chục nghìn thậm chí hàng trăm nghìn cho một chiến dịch ngắn ngày vẫn được xếp vào hàng "chấp nhận được". Nguồn ảnh: Cranston.
Có thể nói, chính vì sự không coi trọng tính mạng binh lính, sự tự cao, tự tin vào kiến thức "cổ lỗ" của mình mà các sỹ quan chỉ huy trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất đã đẩy quân lính của mình vào những cuộc xung phong chết như ngả dạ. Nguồn ảnh: Getty.
Một vài đội quân ví dụ như Đức đã "cải tiến" kiểu tấn công biển người thay vì chạy dàn hàng ngang sang dàn hàng dọc, tuy nhiên cách thức này lại tỏ ra không hiệu quả khi người đi sau thấy người chạy trước gục ngã dần sẽ không dám tiếp tục tấn công nữa. Nguồn ảnh: Nation.
Mãi tới sau khi cuộc đại chiến thế giới thứ nhất kết thúc, những kiểu chiến thuật nướng quân này mới được mang ra xem xét một cách cụ thể và được thay đổi, thậm chí là loại bỏ hẳn. Nguồn ảnh: Museum.
Với sự xuất hiện của xe tăng, việc quân lính phơi người chạy thẳng vào họng súng máy của kẻ thù đã được coi là không cần thiết khi họ có thể núp sau xe tăng để áp sát đối phương sau đó ào ra khi ở một khoảng cách đủ gần, chịu ít thương vong hơn. Nguồn ảnh: Coventry.
Tới sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thuật biển người đã ít được sử dụng trên chiến trường, chỉ trừ một vài đội quân sử dụng quân số để áp đảo đối phương như Chí Nguyện quân Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên. Ngày nay, học thuyết chiến tranh phi đối xứng ngày càng đề cao việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào chiến tranh để giảm thiểu quân số tham gia với triết lý "mạng người trên hết" và "càng ít người tham gia chiến đấu, thương vong càng giảm" đã chính thức xếp chiến thuật biển người này vào quá khứ. Nguồn ảnh: Simple.