Quá sợ hãi trước màn không kích bằng máy bay ném bom của Mỹ vào Tokyo, kèm theo đó là sự ngờ vực không biết các máy bay Mỹ xuất phát từ đâu để có thể tấn công được Tokyo, phía Nhật đã tiến hành "Bắc Tiến", chinh phạt các đảo thuộc quần đảo Aleutian thuộc Alaska vì tin rằng các máy bay Mỹ đã xuất phát từ đây. Nguồn ảnh: BI.Vị trí của hai đảo Attu và Kiska - hai hòn đảo lớn nhất của Alaska trên Thái Bình Dương. Phía Mỹ biết Nhật sẽ tấn công quần đảo này vào ngày 21/5 và gửi 1/3 hạm đội Thái Bình Dương của mình tới đây để nghênh chiến. Nguồn ảnh: BI.Cuộc tấn công được mệnh danh là trận Trân Châu Cảng thứ hai của Nhật bắt đầu vào ngày 1/6/1942 khi các máy bay của Nhật không kích vào cảng Dutch của Mỹ ở Alaska và các tàu chiến của Mỹ trong khu vực, Nhật lại một lần nữa gây bất ngờ cho Mỹ dù thiệt hại gây ra cho "chú Sam" là không nhiều. Nguồn ảnh: BI.Ngay ngày hôm sau, Nhật tiếp tục tung các đợt oanh tạc vào cảng Dutch, khiến 43 quân nhân Mỹ đóng trên đảo thiệt mạng, 11 máy bay Mỹ bị phá hủy trong khi đó phía Nhật cũng thiệt hại 10 máy bay. Máy bay Mỹ đã do thám ra vị trí của hạm đội Nhật nhưng không thể tung ra đòn tấn công. Nguồn ảnh: BI.Ngày 6/6/1942, Nhật đổ quân chiếm đóng đảo Kiska nằm trong quần đảo Aleutian của Mỹ, ngày 7/6 Nhật tiếp tục tấn công và chiếm được đảo Attu. Trong cả hai trận thuy này, Mỹ đều không gửi quân tiếp viện hay tìm cách tái chiếm lại đảo. Nguồn ảnh: BI.Suốt mùa hè năm 1942, Không quân Mỹ tận dụng sức mạnh của mình và các sân bay quân sự từ cảng Dutch để không kích oanh tạc vào hai đảo đã bị Nhật chiếm mất. Nhật tăng cường quân cảnh giới ở các đảo lên quân số tổng cộng 5000. Nguồn ảnh: BI.Nửa cuối năm 1942, cả hai bên đều án binh bất động, chỉ không kích lẫn nhau và chuẩn bị cho một đợt tiến quân mới. Phía nhật có mục đích tiến quân vào Alaska khi mùa xuân năm 1943 tới còn phía Mỹ lại muốn tiến quân chiếm lại các đảo đã mất cũng vào thời điểm này. Nguồn ảnh: BI.Ngày 1/4/1943, Hạm đội Bắc Thái Bình Dương của Mỹ cùng lực lượng Thủy quân Lục chiến tấn công lên đảo Attu và tìm cách chiếm lại đảo này trong một chiến dịch quân sự mang tên Sandcrab. Nguồn ảnh: BI.Do điều kiện thời tiết xấu với bão và tầm nhìn thấp, phải tới tận ngày 11/5 quân Mỹ mới đặt chân được lên đảo Attu. Thời tiết xấu đã giúp quân Nhật phòng thủ vững chắc hơn trên đảo này khi Mỹ không thể sử dụng không quân và hải pháo thì không có chính xác vị trí để khai hỏa. Nguồn ảnh: BI.Trong suốt một tuần sau đó, Thủy quân Lục chiến Mỹ gần như phải độc lập tác chiến trên đảo do điều kiện liên lạc bị hạn chế bởi thời tiết và điều kiện thời tiết cũng khiến các loại vũ khí hạng nặng và không quân của Mỹ trở nên vô dụng. Nguồn ảnh: BI.Bước tiến lớn nhất Mỹ đạt được vào ngày 18/5 - một tuần sau khi đổ bộ. Khi thời tiết tốt lên và không quân có thể tham chiến, quân Nhật trên đảo lập tức bị đánh bật khỏi các cứ điểm phòng thủ đã dựng lên từ trước đó. Nguồn ảnh: BI.Quân đội Nhật cố thủ trên đảo chuyển sang tấn công vào ban đêm, ban ngày rút vào hầm hào lẩn trốn. Các cuộc giao tranh tầm gần khiến lính Mỹ căng thẳng đến tột độ vì sự hung hăng và liều lĩnh của lính Nhật. Nguồn ảnh: BI.Những lực lượng hỗ trợ của Mỹ như quân y, công binh cũng tham gia cận chiến với quân Nhật vì ở cự ly quá hẹp, hỏa lực không quân và hải pháo không dám khai hỏa do sợ tấn công nhầm quân mình, toàn bộ các lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đều tham chiến để đạt được lợi thế về quân số trước Nhật. Nguồn ảnh: BI.Đảo Attu chìm trong biển máu vào những ngày cuối tháng 5/1943 khi lính Nhật trên đảo bắt đầu tiến hành những cuộc tấn công tự sát. Nguồn ảnh: BI.Tới ngày 30/5/1943, Thủy quân Lục chiến Mỹ chính thức chiếm được Attu, chỉ 28 lính Nhật ra hàng, 2351 lính Nhật thiệt mạng trong trận chiến. Trong số 15.000 lính Mỹ tham chiến, 549 thiệt mạng, 1148 bị thương. Nguồn ảnh: BI.Kèm theo đó là 2100 lính Mỹ bị loại khỏi cuộc chiến do chấn thương lúc hành quân bởi địa hình của Attu quá hiểm trở. Nguồn ảnh: BI.Bài học từ cuộc tái chiếm đảo Attu đã giúp Mỹ vạch ra kế hoạch "tử tế" hơn khi tái chiếm đảo Kiska sau đó với kế hoạch mang tên Cottage. Nguồn ảnh: BI.Với kế hoạch cụ thể hơn và kèm theo đó là điều kiện thời tiết tốt hơn, Mỹ chỉ cần ít lực lượng hơn để chiếm lại Kiska với thương vong ít hơn hẳn. Ảnh: Đài tưởng niệm trận đánh năm 1943 ở đảo Attu. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Mối hận thù người Mỹ không thể quên khi Nhật tấn công vào Trân Châu Cảng mà không tuyên chiến trước vào cuối năm 1941.
Quá sợ hãi trước màn không kích bằng máy bay ném bom của Mỹ vào Tokyo, kèm theo đó là sự ngờ vực không biết các máy bay Mỹ xuất phát từ đâu để có thể tấn công được Tokyo, phía Nhật đã tiến hành "Bắc Tiến", chinh phạt các đảo thuộc quần đảo Aleutian thuộc Alaska vì tin rằng các máy bay Mỹ đã xuất phát từ đây. Nguồn ảnh: BI.
Vị trí của hai đảo Attu và Kiska - hai hòn đảo lớn nhất của Alaska trên Thái Bình Dương. Phía Mỹ biết Nhật sẽ tấn công quần đảo này vào ngày 21/5 và gửi 1/3 hạm đội Thái Bình Dương của mình tới đây để nghênh chiến. Nguồn ảnh: BI.
Cuộc tấn công được mệnh danh là trận Trân Châu Cảng thứ hai của Nhật bắt đầu vào ngày 1/6/1942 khi các máy bay của Nhật không kích vào cảng Dutch của Mỹ ở Alaska và các tàu chiến của Mỹ trong khu vực, Nhật lại một lần nữa gây bất ngờ cho Mỹ dù thiệt hại gây ra cho "chú Sam" là không nhiều. Nguồn ảnh: BI.
Ngay ngày hôm sau, Nhật tiếp tục tung các đợt oanh tạc vào cảng Dutch, khiến 43 quân nhân Mỹ đóng trên đảo thiệt mạng, 11 máy bay Mỹ bị phá hủy trong khi đó phía Nhật cũng thiệt hại 10 máy bay. Máy bay Mỹ đã do thám ra vị trí của hạm đội Nhật nhưng không thể tung ra đòn tấn công. Nguồn ảnh: BI.
Ngày 6/6/1942, Nhật đổ quân chiếm đóng đảo Kiska nằm trong quần đảo Aleutian của Mỹ, ngày 7/6 Nhật tiếp tục tấn công và chiếm được đảo Attu. Trong cả hai trận thuy này, Mỹ đều không gửi quân tiếp viện hay tìm cách tái chiếm lại đảo. Nguồn ảnh: BI.
Suốt mùa hè năm 1942, Không quân Mỹ tận dụng sức mạnh của mình và các sân bay quân sự từ cảng Dutch để không kích oanh tạc vào hai đảo đã bị Nhật chiếm mất. Nhật tăng cường quân cảnh giới ở các đảo lên quân số tổng cộng 5000. Nguồn ảnh: BI.
Nửa cuối năm 1942, cả hai bên đều án binh bất động, chỉ không kích lẫn nhau và chuẩn bị cho một đợt tiến quân mới. Phía nhật có mục đích tiến quân vào Alaska khi mùa xuân năm 1943 tới còn phía Mỹ lại muốn tiến quân chiếm lại các đảo đã mất cũng vào thời điểm này. Nguồn ảnh: BI.
Ngày 1/4/1943, Hạm đội Bắc Thái Bình Dương của Mỹ cùng lực lượng Thủy quân Lục chiến tấn công lên đảo Attu và tìm cách chiếm lại đảo này trong một chiến dịch quân sự mang tên Sandcrab. Nguồn ảnh: BI.
Do điều kiện thời tiết xấu với bão và tầm nhìn thấp, phải tới tận ngày 11/5 quân Mỹ mới đặt chân được lên đảo Attu. Thời tiết xấu đã giúp quân Nhật phòng thủ vững chắc hơn trên đảo này khi Mỹ không thể sử dụng không quân và hải pháo thì không có chính xác vị trí để khai hỏa. Nguồn ảnh: BI.
Trong suốt một tuần sau đó, Thủy quân Lục chiến Mỹ gần như phải độc lập tác chiến trên đảo do điều kiện liên lạc bị hạn chế bởi thời tiết và điều kiện thời tiết cũng khiến các loại vũ khí hạng nặng và không quân của Mỹ trở nên vô dụng. Nguồn ảnh: BI.
Bước tiến lớn nhất Mỹ đạt được vào ngày 18/5 - một tuần sau khi đổ bộ. Khi thời tiết tốt lên và không quân có thể tham chiến, quân Nhật trên đảo lập tức bị đánh bật khỏi các cứ điểm phòng thủ đã dựng lên từ trước đó. Nguồn ảnh: BI.
Quân đội Nhật cố thủ trên đảo chuyển sang tấn công vào ban đêm, ban ngày rút vào hầm hào lẩn trốn. Các cuộc giao tranh tầm gần khiến lính Mỹ căng thẳng đến tột độ vì sự hung hăng và liều lĩnh của lính Nhật. Nguồn ảnh: BI.
Những lực lượng hỗ trợ của Mỹ như quân y, công binh cũng tham gia cận chiến với quân Nhật vì ở cự ly quá hẹp, hỏa lực không quân và hải pháo không dám khai hỏa do sợ tấn công nhầm quân mình, toàn bộ các lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đều tham chiến để đạt được lợi thế về quân số trước Nhật. Nguồn ảnh: BI.
Đảo Attu chìm trong biển máu vào những ngày cuối tháng 5/1943 khi lính Nhật trên đảo bắt đầu tiến hành những cuộc tấn công tự sát. Nguồn ảnh: BI.
Tới ngày 30/5/1943, Thủy quân Lục chiến Mỹ chính thức chiếm được Attu, chỉ 28 lính Nhật ra hàng, 2351 lính Nhật thiệt mạng trong trận chiến. Trong số 15.000 lính Mỹ tham chiến, 549 thiệt mạng, 1148 bị thương. Nguồn ảnh: BI.
Kèm theo đó là 2100 lính Mỹ bị loại khỏi cuộc chiến do chấn thương lúc hành quân bởi địa hình của Attu quá hiểm trở. Nguồn ảnh: BI.
Bài học từ cuộc tái chiếm đảo Attu đã giúp Mỹ vạch ra kế hoạch "tử tế" hơn khi tái chiếm đảo Kiska sau đó với kế hoạch mang tên Cottage. Nguồn ảnh: BI.
Với kế hoạch cụ thể hơn và kèm theo đó là điều kiện thời tiết tốt hơn, Mỹ chỉ cần ít lực lượng hơn để chiếm lại Kiska với thương vong ít hơn hẳn. Ảnh: Đài tưởng niệm trận đánh năm 1943 ở đảo Attu. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Mối hận thù người Mỹ không thể quên khi Nhật tấn công vào Trân Châu Cảng mà không tuyên chiến trước vào cuối năm 1941.