Mạng QQ vừa đăng tải loạt ảnh về tiêm kích P-42 rất bí ẩn với màu sơn bong tróc, cũ kỹ tại một khu vực lưu giữ ở căn cứ không quân Nga. Điều đáng chú ý, chiếc tiêm kích P-42 này có hình dạng giống hệt mẫu máy bay chiến đấu huyền thoại Sukhoi Su-27. Nguồn ảnh: QQLần giở các tài liệu về dòng tiêm kích Su-27 của Nga thì hóa ra P-42 là phiên bản thế hệ đầu dùng cho thử nghiệm và thiết lập các kỷ lục về khả năng leo cao. Chiếc P-42 được thiết kế nhằm cạnh tranh với mẫu F-15 Streak Eagle của Mỹ. Nguồn ảnh: QQChiếc tiêm kích P-42 được thiết kế lại trên cơ sở nguyên mẫu T-10S-3 của dòng tiêm kích Su-27. Để phù hợp với vai trò lập kỷ lục, P-42 (NATO gọi là Streak Flanker" lược bỏ toàn bộ khối vũ khí, radar và trang bị tác chiến theo kèm như giá phóng tên lửa. Phần nắp mũi làm bằng composite được thay bằng vật liệu kim loại siêu nhẹ. Ngay cả lớp sơn ngụy trang cũng không còn, chiếc P-42 "xuất kích" với màu sắc khi vừa xuất xưởng. Nguồn ảnh: QQViệc loại bỏ các thành phần trên giúp giảm tới 14,1 tấn trọng lượng cất cánh cho tiêm kích P-42. Trong khi đó, nó được lắp động cơ cải tiến tăng lực đẩy lên 1.000kg. Nguồn ảnh: QQNhờ vậy mà tiêm kích P-42 đã đánh bại được hầu hết 8 kỷ lục về thời gian, tốc độ leo cao của mẫu F-15 Streak Eagle thiết lập từ ngày 16/1 đến 1/2/1975 tại sân bay Grand Forks. Nguồn ảnh: QQTuy nhiên, sau đó cũng như số phận của F-15 Streak Eagle, P-42 được đưa về kho lưu trữ và nằm lại ở đó cho tới ngày nay. Không rõ các thành tựu cải tiến của P-42 có được Sukhoi ứng dụng hay không. Nguồn ảnh: QQThế hệ tiêm kích Su-27 hoàn thiện dẫu vậy cũng đã có khả năng leo cao “đỉnh của đỉnh”, đến 300m/s – vượt trội tốc độ leo cao của dòng F-15 cùng thời (m/s) và vẫn còn vượt trội dòng Su-35S hiện đại dùng động cơ khỏe hơn (280m/s). Nguồn ảnh: WikipediaSu-27 được xem là mẫu tiêm kích mang tính cách mạng của Cục thiết kế OKB Sukhoi, đưa hãng này sau bao năm xếp "chiếu dưới" MiG vươn lên trở thành nhà chế tạo máy bay số 1 nước Nga, hàng đầu thế giới suốt từ cuối những năm 1980 tới nay với hàng loạt hợp đồng từ Nga và nhiều quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: WikipediaMặc dù có kích thước to lớn hơn nhiều so với dòng MiG-29 của MiG, nhưng Su-27 được đánh giá là có khả năng cơ động đáng kinh ngạc, không hề thua kém bất cứ đối thủ trên không nào, cùng tầm bay cực xa và khả năng mang tải vũ khí lớn tới 8 tấn. Nguồn ảnh: WikipediaĐặc biệt, dựa trên mẫu Su-27, nhà thiết kế Sukhoi đã làm việc và cho ra đời hàng chục phiên bản khác nhau, mà trong số đó vô số mẫu thiết kế cải tiến đem lại cho nước Nga hàng tỷ rúp. Ví dụ như máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK series, tiêm kích Su-27SK/UBK xuất khẩu, tiêm kích Su-35S và tương lai có thể là cả tiêm kích – bom Su-34. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mạng QQ vừa đăng tải loạt ảnh về tiêm kích P-42 rất bí ẩn với màu sơn bong tróc, cũ kỹ tại một khu vực lưu giữ ở căn cứ không quân Nga. Điều đáng chú ý, chiếc tiêm kích P-42 này có hình dạng giống hệt mẫu máy bay chiến đấu huyền thoại Sukhoi Su-27. Nguồn ảnh: QQ
Lần giở các tài liệu về dòng tiêm kích Su-27 của Nga thì hóa ra P-42 là phiên bản thế hệ đầu dùng cho thử nghiệm và thiết lập các kỷ lục về khả năng leo cao. Chiếc P-42 được thiết kế nhằm cạnh tranh với mẫu F-15 Streak Eagle của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ
Chiếc tiêm kích P-42 được thiết kế lại trên cơ sở nguyên mẫu T-10S-3 của dòng tiêm kích Su-27. Để phù hợp với vai trò lập kỷ lục, P-42 (NATO gọi là Streak Flanker" lược bỏ toàn bộ khối vũ khí, radar và trang bị tác chiến theo kèm như giá phóng tên lửa. Phần nắp mũi làm bằng composite được thay bằng vật liệu kim loại siêu nhẹ. Ngay cả lớp sơn ngụy trang cũng không còn, chiếc P-42 "xuất kích" với màu sắc khi vừa xuất xưởng. Nguồn ảnh: QQ
Việc loại bỏ các thành phần trên giúp giảm tới 14,1 tấn trọng lượng cất cánh cho tiêm kích P-42. Trong khi đó, nó được lắp động cơ cải tiến tăng lực đẩy lên 1.000kg. Nguồn ảnh: QQ
Nhờ vậy mà tiêm kích P-42 đã đánh bại được hầu hết 8 kỷ lục về thời gian, tốc độ leo cao của mẫu F-15 Streak Eagle thiết lập từ ngày 16/1 đến 1/2/1975 tại sân bay Grand Forks. Nguồn ảnh: QQ
Tuy nhiên, sau đó cũng như số phận của F-15 Streak Eagle, P-42 được đưa về kho lưu trữ và nằm lại ở đó cho tới ngày nay. Không rõ các thành tựu cải tiến của P-42 có được Sukhoi ứng dụng hay không. Nguồn ảnh: QQ
Thế hệ tiêm kích Su-27 hoàn thiện dẫu vậy cũng đã có khả năng leo cao “đỉnh của đỉnh”, đến 300m/s – vượt trội tốc độ leo cao của dòng F-15 cùng thời (m/s) và vẫn còn vượt trội dòng Su-35S hiện đại dùng động cơ khỏe hơn (280m/s). Nguồn ảnh: Wikipedia
Su-27 được xem là mẫu tiêm kích mang tính cách mạng của Cục thiết kế OKB Sukhoi, đưa hãng này sau bao năm xếp "chiếu dưới" MiG vươn lên trở thành nhà chế tạo máy bay số 1 nước Nga, hàng đầu thế giới suốt từ cuối những năm 1980 tới nay với hàng loạt hợp đồng từ Nga và nhiều quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù có kích thước to lớn hơn nhiều so với dòng MiG-29 của MiG, nhưng Su-27 được đánh giá là có khả năng cơ động đáng kinh ngạc, không hề thua kém bất cứ đối thủ trên không nào, cùng tầm bay cực xa và khả năng mang tải vũ khí lớn tới 8 tấn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đặc biệt, dựa trên mẫu Su-27, nhà thiết kế Sukhoi đã làm việc và cho ra đời hàng chục phiên bản khác nhau, mà trong số đó vô số mẫu thiết kế cải tiến đem lại cho nước Nga hàng tỷ rúp. Ví dụ như máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK series, tiêm kích Su-27SK/UBK xuất khẩu, tiêm kích Su-35S và tương lai có thể là cả tiêm kích – bom Su-34. Nguồn ảnh: Wikipedia