Tờ Newweek đưa tin, Quân đội Đức triển khai một lữ đoàn thiết giáp, gồm 5.000 người sẽ đồn trú dọc theo sườn phía đông của NATO tại Litva và đơn vị này sẽ hoạt động đầy đủ vào năm 2027, đánh dấu lần đầu tiên binh lính nước này được triển khai thường trực ở nước ngoài kể từ Thế chiến II. Ảnh NewsweekTrước đó Quân đội Đức đã tham gia một số hoạt động ở nước ngoài chung với các nước đồng minh khác từ những năm 1990 ở vùng Balkan, Afghanistan. Kể từ Thế chiến II, đây là lần đầu tiên Đức triển khai quân đội thường trực ở nước ngoài. Động thái này nhằm tăng cường sức mạnh cho sườn phía đông NATO để đáp trả cuộc xung đột của Nga với Ukraine. Ảnh NewsweekTheo nhóm vận động hành lang của Quân đội Đức, Lữ đoàn Thiết giáp số 45 mới thành lập đã chính thức được kích hoạt trong một buổi lễ bên ngoài Vilnius, thủ đô của Litva. Một trụ sở tạm thời đã được thành lập, với huy hiệu của lữ đoàn được công bố và đơn vị hiện đặt dưới sự chỉ huy của Chuẩn tướng Christoph Huber. Ảnh Reuters“Chúng tôi có một sứ mệnh rõ ràng: đảm bảo sự bảo vệ, tự do và an ninh cho các đồng minh Litva ở sườn phía đông của NATO”, Huber nói với hãng thông tấn Đức. “Khi làm như vậy, chúng tôi cũng bảo vệ lãnh thổ NATO và chính nước Đức”. Ảnh PoliticoBộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius gọi đây là thỏa thuận "lịch sử". “Sườn đông hiện đã dịch chuyển về phía đông và nhiệm vụ của Đức là bảo vệ nó” - theo hãng thông tấn Reuters, dẫn phát biểu của Bộ trưởng Pistorius trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp ở Litva, quốc gia giáp cả Nga và Belarus. Ảnh ReutersTrước đó, Quân đội Đức đã cam kết triển khai quân đội dài hạn vào năm 2023 nhưng đến tận bây giờ mới được triển khai. Việc triển khai quân đội chiến đấu thường trực ở nước ngoài của Đức đã phá vỡ chính sách quốc phòng kéo dài nhiều thập kỷ của nước này.Dự kiến, Lữ đoàn Thiết giáp 45 của Đức sẽ hoạt động hoàn toàn vào năm 2027 và cuối cùng sẽ đóng tại một khu quân sự mới ở Rūdninkai, cách Vilnius khoảng 30 km về phía nam. Hiện tại, Lữ đoàn Thiết giáp của Đức sẽ hoạt động tại các căn cứ tạm thời của Litva.Hiện có 150 quân Đức đồn trú tại Litva. Con số này dự kiến sẽ tăng dần lên 500 quân vào cuối năm. Bên cạnh các lực lượng trên tiền tuyến, Quân đội Đức cũng có các đơn vị hỗ trợ, chẳng hạn như trung tâm y tế, đại đội tín hiệu và các đội hỗ trợ chỉ huy và được trên nhiều địa điểm.Đối với NATO, việc triển khai này là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi của liên minh sang răn đe bằng phòng thủ tiên phong. Đối với Đức, đây là một bước tiến lớn trong việc xóa bỏ danh tiếng là một cường quốc “quân sự miễn cưỡng”.Với việc triển khai quân tại Litva, Đức hiện là 1 trong 8 nhóm chiến đấu được tăng cường luân phiên do NATO thành lập tại các quốc gia dọc theo sườn phía đông, cùng với Bỉ, Cộng hòa Czech, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy và Mỹ.Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Litva Laurynas Kasciunas miêu tả sự hiện diện của binh lính Đức tại đây, là quyết định lịch sử đối với cả Litva và Đức. Ông Kasciunas gọi động thái của Đức là “ví dụ tuyệt vời” cho các quốc gia nằm ở sườn phía đông của NATO.“Chúng ta sẽ tạo cơ chế phòng thủ và răn đe đến mức không một đối thủ nào nghĩ đến việc thử thách Điều 5 của NATO”, ông nói thêm. Điều 5 về phòng thủ tập thể của NATO nêu rõ một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một nước thành viên sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các thành viên của khối này.
Tờ Newweek đưa tin, Quân đội Đức triển khai một lữ đoàn thiết giáp, gồm 5.000 người sẽ đồn trú dọc theo sườn phía đông của NATO tại Litva và đơn vị này sẽ hoạt động đầy đủ vào năm 2027, đánh dấu lần đầu tiên binh lính nước này được triển khai thường trực ở nước ngoài kể từ Thế chiến II. Ảnh Newsweek
Trước đó Quân đội Đức đã tham gia một số hoạt động ở nước ngoài chung với các nước đồng minh khác từ những năm 1990 ở vùng Balkan, Afghanistan. Kể từ Thế chiến II, đây là lần đầu tiên Đức triển khai quân đội thường trực ở nước ngoài. Động thái này nhằm tăng cường sức mạnh cho sườn phía đông NATO để đáp trả cuộc xung đột của Nga với Ukraine. Ảnh Newsweek
Theo nhóm vận động hành lang của Quân đội Đức, Lữ đoàn Thiết giáp số 45 mới thành lập đã chính thức được kích hoạt trong một buổi lễ bên ngoài Vilnius, thủ đô của Litva. Một trụ sở tạm thời đã được thành lập, với huy hiệu của lữ đoàn được công bố và đơn vị hiện đặt dưới sự chỉ huy của Chuẩn tướng Christoph Huber. Ảnh Reuters
“Chúng tôi có một sứ mệnh rõ ràng: đảm bảo sự bảo vệ, tự do và an ninh cho các đồng minh Litva ở sườn phía đông của NATO”, Huber nói với hãng thông tấn Đức. “Khi làm như vậy, chúng tôi cũng bảo vệ lãnh thổ NATO và chính nước Đức”. Ảnh Politico
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius gọi đây là thỏa thuận "lịch sử". “Sườn đông hiện đã dịch chuyển về phía đông và nhiệm vụ của Đức là bảo vệ nó” - theo hãng thông tấn Reuters, dẫn phát biểu của Bộ trưởng Pistorius trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp ở Litva, quốc gia giáp cả Nga và Belarus. Ảnh Reuters
Trước đó, Quân đội Đức đã cam kết triển khai quân đội dài hạn vào năm 2023 nhưng đến tận bây giờ mới được triển khai. Việc triển khai quân đội chiến đấu thường trực ở nước ngoài của Đức đã phá vỡ chính sách quốc phòng kéo dài nhiều thập kỷ của nước này.
Dự kiến, Lữ đoàn Thiết giáp 45 của Đức sẽ hoạt động hoàn toàn vào năm 2027 và cuối cùng sẽ đóng tại một khu quân sự mới ở Rūdninkai, cách Vilnius khoảng 30 km về phía nam. Hiện tại, Lữ đoàn Thiết giáp của Đức sẽ hoạt động tại các căn cứ tạm thời của Litva.
Hiện có 150 quân Đức đồn trú tại Litva. Con số này dự kiến sẽ tăng dần lên 500 quân vào cuối năm. Bên cạnh các lực lượng trên tiền tuyến, Quân đội Đức cũng có các đơn vị hỗ trợ, chẳng hạn như trung tâm y tế, đại đội tín hiệu và các đội hỗ trợ chỉ huy và được trên nhiều địa điểm.
Đối với NATO, việc triển khai này là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi của liên minh sang răn đe bằng phòng thủ tiên phong. Đối với Đức, đây là một bước tiến lớn trong việc xóa bỏ danh tiếng là một cường quốc “quân sự miễn cưỡng”.
Với việc triển khai quân tại Litva, Đức hiện là 1 trong 8 nhóm chiến đấu được tăng cường luân phiên do NATO thành lập tại các quốc gia dọc theo sườn phía đông, cùng với Bỉ, Cộng hòa Czech, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy và Mỹ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Litva Laurynas Kasciunas miêu tả sự hiện diện của binh lính Đức tại đây, là quyết định lịch sử đối với cả Litva và Đức. Ông Kasciunas gọi động thái của Đức là “ví dụ tuyệt vời” cho các quốc gia nằm ở sườn phía đông của NATO.
“Chúng ta sẽ tạo cơ chế phòng thủ và răn đe đến mức không một đối thủ nào nghĩ đến việc thử thách Điều 5 của NATO”, ông nói thêm. Điều 5 về phòng thủ tập thể của NATO nêu rõ một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một nước thành viên sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các thành viên của khối này.