Cách đây ít lâu, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Liên bang Nga - ông Denis Manturov đã tiết lộ việc đưa xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất của nước này là T-14 Armata sang chiến trường Syria để thử nghiệm tính năng trước khi bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.Thông tin trên đã thu hút sự quan tâm lớn của truyền thông quốc tế, họ đã tập trung những phóng viên thiện chiến nhất để săn tìm hình ảnh chiếc MBT này trên chiến trường, nhưng sau gần 1 tháng thì vẫn chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy xe tăng T-14 Armata đã được đưa tới Syria.Nguyên nhân khiến cỗ chiến xa trên trở nên "vô hình" được truyền thông Nga giải thích rằng phương tiện tác chiến này được ngụy trang khỏi kẻ thù bằng cách sử dụng một lớp bảo vệ mới, được phát triển và cải tiến một cách rất đặc biệt.Theo thông tin chính thức, bộ giáp trên có khả năng hấp thụ tín hiệu điện từ, làm cho chiếc MBT trở nên vô hình trước các phương tiện trinh sát. Vì lý do này, sự tham gia của chiếc xe tăng tối tân nhất của Nga trong các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Syria không bị Quân đội Mỹ hoặc Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện."Roselektronika Holding - một đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec đã phát triển vật liệu hấp thụ sóng radar đặc biệt, được thiết kế để giảm phạm vi phát hiện của thiết bị, phương tiện quân sự mang nó", thông tin được RIA Novosti cung cấp sau khi tham chiếu dịch vụ báo chí của doanh nghiệp."Thời điểm này, đơn vị phát triển là Cục Thiết kế vật liệu vô tuyến đặc biệt trung ương đã sẵn sàng cho việc sản xuất hàng loạt bộ giáp với cấu trúc đặc biệt này. Cần lưu ý rằng một lô thử nghiệm đã được chế tạo.Theo Roselectronics, phạm vi phát hiện đối với các thiết bị quân sự được bao phủ bởi vỏ giáp mới đã giảm 3 - 4 lần", trang Lenta.ru cho biết.Vào thời điểm hiện tại, không có lý do nào để tin rằng xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata thực sự được thử nghiệm ở chiến trường và bộ giáp mới của Rostec đã được ứng dụng trên nó.Tuy nhiên đây là lời giải thích hợp lý duy nhất cho nguyên nhân tại sao xe tăng của Nga vẫn không được nhìn thấy tại khu vực chiến sự.Nhưng ở chiều ngược lại, có một vài chuyên gia cho rằng kể cả thông tin trên là chính xác thì bộ giáp với lớp phủ đặc biệt trên chỉ giúp T-14 Armata lẩn tránh khí tài trinh sát như radar hay ảnh nhiệt mà thôi, nó chẳng thể giúp chiếc xe tăng trở nên "vô hình" trước camera thông thường, vì vậy đây không phải lời giải thích hợp lý cho việc chưa thấy Armata trên chiến trường.
Cách đây ít lâu, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Liên bang Nga - ông Denis Manturov đã tiết lộ việc đưa xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất của nước này là T-14 Armata sang chiến trường Syria để thử nghiệm tính năng trước khi bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.
Thông tin trên đã thu hút sự quan tâm lớn của truyền thông quốc tế, họ đã tập trung những phóng viên thiện chiến nhất để săn tìm hình ảnh chiếc MBT này trên chiến trường, nhưng sau gần 1 tháng thì vẫn chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy xe tăng T-14 Armata đã được đưa tới Syria.
Nguyên nhân khiến cỗ chiến xa trên trở nên "vô hình" được truyền thông Nga giải thích rằng phương tiện tác chiến này được ngụy trang khỏi kẻ thù bằng cách sử dụng một lớp bảo vệ mới, được phát triển và cải tiến một cách rất đặc biệt.
Theo thông tin chính thức, bộ giáp trên có khả năng hấp thụ tín hiệu điện từ, làm cho chiếc MBT trở nên vô hình trước các phương tiện trinh sát. Vì lý do này, sự tham gia của chiếc xe tăng tối tân nhất của Nga trong các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Syria không bị Quân đội Mỹ hoặc Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện.
"Roselektronika Holding - một đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec đã phát triển vật liệu hấp thụ sóng radar đặc biệt, được thiết kế để giảm phạm vi phát hiện của thiết bị, phương tiện quân sự mang nó", thông tin được RIA Novosti cung cấp sau khi tham chiếu dịch vụ báo chí của doanh nghiệp.
"Thời điểm này, đơn vị phát triển là Cục Thiết kế vật liệu vô tuyến đặc biệt trung ương đã sẵn sàng cho việc sản xuất hàng loạt bộ giáp với cấu trúc đặc biệt này. Cần lưu ý rằng một lô thử nghiệm đã được chế tạo.
Theo Roselectronics, phạm vi phát hiện đối với các thiết bị quân sự được bao phủ bởi vỏ giáp mới đã giảm 3 - 4 lần", trang Lenta.ru cho biết.
Vào thời điểm hiện tại, không có lý do nào để tin rằng xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata thực sự được thử nghiệm ở chiến trường và bộ giáp mới của Rostec đã được ứng dụng trên nó.
Tuy nhiên đây là lời giải thích hợp lý duy nhất cho nguyên nhân tại sao xe tăng của Nga vẫn không được nhìn thấy tại khu vực chiến sự.
Nhưng ở chiều ngược lại, có một vài chuyên gia cho rằng kể cả thông tin trên là chính xác thì bộ giáp với lớp phủ đặc biệt trên chỉ giúp T-14 Armata lẩn tránh khí tài trinh sát như radar hay ảnh nhiệt mà thôi, nó chẳng thể giúp chiếc xe tăng trở nên "vô hình" trước camera thông thường, vì vậy đây không phải lời giải thích hợp lý cho việc chưa thấy Armata trên chiến trường.