Chiều 16/6 vừa qua, Triều Tiên cho đánh sập văn phòng liên lạc liên Triều ở thành phố Kaesong của nước này. Đây được cho là động thái đáp trả cực kỳ mạnh mẽ cho hành động Hàn Quốc liên tục thả các truyền đơn sang phía miền Bắc. Sự việc khiến cho một lần nữa bán đảo Triều Tiên căng thẳng hơn bao giờ hết với nguy cơ sử dụng các hành động vũ lực rất cao.
Ảnh: Tòa nhà của văn phòng liên lạc liên Triều bị đánh sập.Bà Kim Yo Jong - Em gái nhà lãnh đạo Kim Jong Un hôm 13/6 cũng đã chỉ thị Bộ Tổng tham mưu quân đội Triều Tiên thực hiện các hành động tiếp theo với Hàn Quốc, đồng thời xem xét kế hoạch đưa quân vào các khu vực phi quân sự. Vậy quân đội Triều Tiên hiện nay có những vũ khí và bao nhiêu quân đang hướng về phía Hàn Quốc ?
Ảnh: Binh sĩ quân đội Triều Tiên.Hiện nay ở Kaesong, Triều Tiên đang có sự hiện diện Lữ đoàn pháo binh 62 với các trọng pháo tự hành 170mm và pháo phản lực phóng loạt 240mm cực kỳ nguy hiểm.
Ảnh: Trận địa pháo tự hành 170mm của Triều Tiên khai hỏa.Pháo tự hành M-1978 Koksan cỡ nòng 170mm được Triều Tiên phát triển và lần đầu công khai năm 1978. Đây cũng là loại pháo sử dụng cỡ nòng 170mm duy nhất trên thế giới, có uy lực vô cùng mạnh mẽ và tầm bắn xa.
Ảnh: Nhà lãnh đạo Kim Jong Un tham quan pháo tự hành M-1978 Koksan.Pháo sử dụng khung gầm của xe tăng T-54/54 và Type-59 cho phép nó đồng bộ trong công tác bảo dưỡng hậu cần. Trọng pháo 170mm có tốc độ bắn 1-2 phát/phút và tầm bắn hơn 60km.
Ảnh: Pháo tự hành M-1978 trên trận địa.Nếu được triển khai từ khu vực phi quân sự, tầm bắn của loại pháo này có thể thừa sức vươn tới thủ đô Seoul của Hàn Quốc cách đó không xa. Đây chính là nắm đấm thép, uy hiếp lớn nhất của Triều Tiên sở hữu nhắm vào phía Hàn Quốc trước khi nước này sở hữu những loại vũ khí nguy hiểm hơn như tên lửa đạn đạo hay vũ khí hạt nhân.
Ảnh: Pháo M-1978 khai hỏa.Loại pháo còn lại của Lữ đoàn 62 là pháo phản lực phóng loạt M-1985/M-1991 cỡ nòng 240mm. Loại M-1985 sử dụng bệ với 12 ống phóng chia thành 2 cụm, được đặt trên khung gầm xe tải, trong khi M-1991 là phiên bản cải tiến hơn khi sử dụng đến 22 ống phóng chia thành 2 cụm cho phép nó có sức mạnh vượt trội người đàn anh.
Ảnh: Dàn phóng M-1985/M-1991 của Triều Tiên.Theo một số báo cáo, hiện nay Triều Tiên đang sở hữu khoảng 200 hệ thống pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 240mm này trong đó khoảng hơn 20 hệ thống với 500 ống phóng đang được đặt ở khu vực phi quân sự hướng về Hàn Quốc.
Ảnh: Pháo phản lực M-1991 của Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh.Với tốc độ bắn 40 phát/phút cùng tầm bắn hơn 60km, trong từ 1-2 phút, sẽ có hơn 1000 quả rocket hạng nặng 240mm công kích thành phố Seoul. Đây là một sức mạnh vô cùng ghê gớm, tạo ưu thế ngay từ khi khai hỏa và uy hiếp rất lớn đối với phía Hàn Quốc.
Ảnh: Hệ thống M-1991 của Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh.Ngoài ra, ở khu vực Kaesong còn có 2 sư đoàn Triều Tiên đóng giữ là Sư đoàn 6 và Sư đoàn 64 với quân số tổng cộng khoảng 30.000 quân.
Ảnh: Binh sĩ Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh.Trong đó, Sư đoàn 6 là lực lượng từng chiếm thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh 1950-1953, hiện nay được cho là đang sử dụng loại xe tăng chiến đấu chủ lực Chonma-Ho do Triều Tiên tự chế tạo.
Ảnh: Xe tăng Chonama-Ho III của Triều Tiên.Xe được phát triển dựa trên xe tăng T-62 của Liên Xô, với pháo chính 115mm, hệ thống đo xa laser, tháp súng máy 14.5mm. Hiện nay các xe tăng Chonma-Ho của Triều Tiên đã được nâng cấp lên các phiên bản Chonma III, IV, V với việc bổ sung các loại giáp giúp bảo vệ xe an toàn hơn.
Ảnh: Xe tăng Chonma-Ho 214 (một phiên bản của IV) trong một cuộc duyệt binh.Triều Tiên được cho là cũng có thể sử dụng loại tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2 dựa trên tên lửa đạn đạo Iskander của Nga với tầm bắn khoảng 600km. Với tầm bắn xa như vậy, các bệ phóng này không cần phải đặt gần biên giới vẫn có thể ngắm đến lãnh thổ Hàn Quốc dễ dàng, tạo một sự uy hiếp cao độ.
Ảnh: Bệ phóng tên lửa Hyunmoo-2 của Triều Tiên.Không những chỉ là vũ khí hạng nặng, trang bị cá nhân của binh sĩ Triều Tiên gần đây cũng đã thấy sự nâng cấp rõ rệt. Những chiến sĩ đã được trang bị mũ chống đạn Kevlar với kính nhìn đêm, áo giáp chống đạn hiện đại và súng trường tấn công mạnh mẽ khiến cho binh sĩ Triều Tiên không hề kém cạnh so với những binh sĩ Hàn Quốc.
Ảnh: Binh sĩ Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh.Có thể thấy rằng, hiện nay, Triều Tiên đang sở hữu những vũ khí vô cùng mạnh mẽ hướng về phía Hàn Quốc, có thể áp đảo đối phương ngay từ khi khai chiến. Trong tình hình căng thẳng và diễn biến phức tạp như hiện nay, có thể sắp tới Triều Tiên sẽ tiếp tục điều động thêm quân và khí tài đến khu vực này nhằm tăng thêm sức mạnh, càng khiến cho chênh lệch 2 bên tăng lên rõ rệt. Video Triều Tiên đánh sập Văn phòng liên Triều - Nguồn: Sputnik
Chiều 16/6 vừa qua, Triều Tiên cho đánh sập văn phòng liên lạc liên Triều ở thành phố Kaesong của nước này. Đây được cho là động thái đáp trả cực kỳ mạnh mẽ cho hành động Hàn Quốc liên tục thả các truyền đơn sang phía miền Bắc. Sự việc khiến cho một lần nữa bán đảo Triều Tiên căng thẳng hơn bao giờ hết với nguy cơ sử dụng các hành động vũ lực rất cao.
Ảnh: Tòa nhà của văn phòng liên lạc liên Triều bị đánh sập.
Bà Kim Yo Jong - Em gái nhà lãnh đạo Kim Jong Un hôm 13/6 cũng đã chỉ thị Bộ Tổng tham mưu quân đội Triều Tiên thực hiện các hành động tiếp theo với Hàn Quốc, đồng thời xem xét kế hoạch đưa quân vào các khu vực phi quân sự. Vậy quân đội Triều Tiên hiện nay có những vũ khí và bao nhiêu quân đang hướng về phía Hàn Quốc ?
Ảnh: Binh sĩ quân đội Triều Tiên.
Hiện nay ở Kaesong, Triều Tiên đang có sự hiện diện Lữ đoàn pháo binh 62 với các trọng pháo tự hành 170mm và pháo phản lực phóng loạt 240mm cực kỳ nguy hiểm.
Ảnh: Trận địa pháo tự hành 170mm của Triều Tiên khai hỏa.
Pháo tự hành M-1978 Koksan cỡ nòng 170mm được Triều Tiên phát triển và lần đầu công khai năm 1978. Đây cũng là loại pháo sử dụng cỡ nòng 170mm duy nhất trên thế giới, có uy lực vô cùng mạnh mẽ và tầm bắn xa.
Ảnh: Nhà lãnh đạo Kim Jong Un tham quan pháo tự hành M-1978 Koksan.
Pháo sử dụng khung gầm của xe tăng T-54/54 và Type-59 cho phép nó đồng bộ trong công tác bảo dưỡng hậu cần. Trọng pháo 170mm có tốc độ bắn 1-2 phát/phút và tầm bắn hơn 60km.
Ảnh: Pháo tự hành M-1978 trên trận địa.
Nếu được triển khai từ khu vực phi quân sự, tầm bắn của loại pháo này có thể thừa sức vươn tới thủ đô Seoul của Hàn Quốc cách đó không xa. Đây chính là nắm đấm thép, uy hiếp lớn nhất của Triều Tiên sở hữu nhắm vào phía Hàn Quốc trước khi nước này sở hữu những loại vũ khí nguy hiểm hơn như tên lửa đạn đạo hay vũ khí hạt nhân.
Ảnh: Pháo M-1978 khai hỏa.
Loại pháo còn lại của Lữ đoàn 62 là pháo phản lực phóng loạt M-1985/M-1991 cỡ nòng 240mm. Loại M-1985 sử dụng bệ với 12 ống phóng chia thành 2 cụm, được đặt trên khung gầm xe tải, trong khi M-1991 là phiên bản cải tiến hơn khi sử dụng đến 22 ống phóng chia thành 2 cụm cho phép nó có sức mạnh vượt trội người đàn anh.
Ảnh: Dàn phóng M-1985/M-1991 của Triều Tiên.
Theo một số báo cáo, hiện nay Triều Tiên đang sở hữu khoảng 200 hệ thống pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 240mm này trong đó khoảng hơn 20 hệ thống với 500 ống phóng đang được đặt ở khu vực phi quân sự hướng về Hàn Quốc.
Ảnh: Pháo phản lực M-1991 của Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh.
Với tốc độ bắn 40 phát/phút cùng tầm bắn hơn 60km, trong từ 1-2 phút, sẽ có hơn 1000 quả rocket hạng nặng 240mm công kích thành phố Seoul. Đây là một sức mạnh vô cùng ghê gớm, tạo ưu thế ngay từ khi khai hỏa và uy hiếp rất lớn đối với phía Hàn Quốc.
Ảnh: Hệ thống M-1991 của Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh.
Ngoài ra, ở khu vực Kaesong còn có 2 sư đoàn Triều Tiên đóng giữ là Sư đoàn 6 và Sư đoàn 64 với quân số tổng cộng khoảng 30.000 quân.
Ảnh: Binh sĩ Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh.
Trong đó, Sư đoàn 6 là lực lượng từng chiếm thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh 1950-1953, hiện nay được cho là đang sử dụng loại xe tăng chiến đấu chủ lực Chonma-Ho do Triều Tiên tự chế tạo.
Ảnh: Xe tăng Chonama-Ho III của Triều Tiên.
Xe được phát triển dựa trên xe tăng T-62 của Liên Xô, với pháo chính 115mm, hệ thống đo xa laser, tháp súng máy 14.5mm. Hiện nay các xe tăng Chonma-Ho của Triều Tiên đã được nâng cấp lên các phiên bản Chonma III, IV, V với việc bổ sung các loại giáp giúp bảo vệ xe an toàn hơn.
Ảnh: Xe tăng Chonma-Ho 214 (một phiên bản của IV) trong một cuộc duyệt binh.
Triều Tiên được cho là cũng có thể sử dụng loại tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2 dựa trên tên lửa đạn đạo Iskander của Nga với tầm bắn khoảng 600km. Với tầm bắn xa như vậy, các bệ phóng này không cần phải đặt gần biên giới vẫn có thể ngắm đến lãnh thổ Hàn Quốc dễ dàng, tạo một sự uy hiếp cao độ.
Ảnh: Bệ phóng tên lửa Hyunmoo-2 của Triều Tiên.
Không những chỉ là vũ khí hạng nặng, trang bị cá nhân của binh sĩ Triều Tiên gần đây cũng đã thấy sự nâng cấp rõ rệt. Những chiến sĩ đã được trang bị mũ chống đạn Kevlar với kính nhìn đêm, áo giáp chống đạn hiện đại và súng trường tấn công mạnh mẽ khiến cho binh sĩ Triều Tiên không hề kém cạnh so với những binh sĩ Hàn Quốc.
Ảnh: Binh sĩ Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh.
Có thể thấy rằng, hiện nay, Triều Tiên đang sở hữu những vũ khí vô cùng mạnh mẽ hướng về phía Hàn Quốc, có thể áp đảo đối phương ngay từ khi khai chiến. Trong tình hình căng thẳng và diễn biến phức tạp như hiện nay, có thể sắp tới Triều Tiên sẽ tiếp tục điều động thêm quân và khí tài đến khu vực này nhằm tăng thêm sức mạnh, càng khiến cho chênh lệch 2 bên tăng lên rõ rệt.
Video Triều Tiên đánh sập Văn phòng liên Triều - Nguồn: Sputnik