Với đường bờ biển dài, quản lý vùng biển rộng lớn nhiều tài nguyên khoáng sản, trong nhiều năm qua, Việt Nam nỗ lực xây dựng lực lượng hải quân hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh đội tàu mặt nước tân tiến, Hải quân Việt Nam liên tục hiện đại hóa lực lượng phòng thủ bờ biển làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ hải quân, các hải đảo quan trọng trên tuyến giao thông gần bờ biển và bờ biển; tham gia phòng thủ bờ biển, hải đảo; chi viện cho các tàu hải quân chiến đấu và cho lục quân hoạt động trên hướng ven biển. Ảnh: TASSVới nhiệm vụ nặng nề trên, hiện nay, các lữ đoàn phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam được đầu tư trang bị mạnh mẽ với các hệ thống pháo và đặc biệt là tên lửa bờ biển tiên tiến. Đặc biệt, phần lớn trong số đó hiện chỉ có Việt Nam sở hữu nếu tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, và có cả những loại trên thế giới chỉ có 3 quốc gia (gồm Việt Nam) được trang bị. Ảnh: QĐNDĐầu tiên là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động 4K51 Rubezh (NATO gọi là SSC-3) do Liên Xô phát triển từ những năm 1980 cho nhiệm vụ tiêu diệt tàu mặt nước gần bờ. Việt Nam nhận tổ hợp vũ khí này đầu những năm 1980 và biên chế cho Đoàn 679, hiện trên thế giới chỉ có Nga - Cuba và Syria dùng loại này. Ảnh: Tiền PhongCận cảnh tên lửa hành trình P21 trang bị cho tổ hợp 4K51 Rubezh có trọng lượng phóng 2,5 tấn, tầm bắn 80km với đầu đạn nặng 513kg. Tuy bị coi là lạc hậu, tốc độ bay chậm nhưng loại vũ khí này được đánh giá là đủ sức đánh bại các tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn của đối phương tiến gần bờ. Ảnh: QPVNHệ thống 4K51 gồm một xe phóng 3P51 lắp radar điều khiển hỏa lực và hai bệ phóng KT-161 chứa hai tên lửa. Khi phóng, động cơ tên lửa sẽ đưa đạn rời bệ, đạt độ cao ổn định động cơ chính sẽ kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu. Trong hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 25-50m. Ở pha giữa, tên lửa được điều khiển bằng hệ dẫn đường quán tính và ở pha cuối dùng radar chủ động.Việt Nam hiện cũng là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á, số ít trên thế giới sở hữu hệ thống phòng thủ bờ biển 4K44 Redut (NATO gọi là SSC-1), do Liên Xô phát triển từ những năm 1960 cho nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu giá trị cao ở vùng biển xa. Ảnh: TTXVNMột hệ thống 4K44 bao gồm: xe radar 4R45 Skala và 3 xe phóng tự hành SPU-35B/V. Mỗi xe phóng chỉ chở được một quả đạn tên lửa vì đây là loại đạn khổng lồ, cỡ lớn bay rất xa, uy lực cực kỳ khủng khiếp có thể đánh chìm chiến hạm trên 7.000 tấn, thậm chí vô hiệu hóa các tàu tuần dương, tàu sân bay. Ảnh: QĐNDTrong ảnh, tên lửa hành trình chống tàu P-35B rời bệ phóng SPU-35B. Tên lửa dài gần 10m, đường kính thân 1,5m, sải cánh 5m, trọng lượng 5 tấn, lắp đầu đạn nặng 800-1.000kg TNT. Với cự ly bay tối đ 460km - đây được xem là loại tên lửa bờ có tầm bắn xa nhất của Việt Nam hiện nay. Ảnh: ESViệt Nam hiện cũng là một trong ba quốc gia duy nhất trên thế giới (hai nước còn lại là Nga, Syria) trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến bậc nhất K300P Bastion-P do Nga sản xuất. Tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu tầm gần tới tầm trung. Ảnh: Báo Hải quânHệ thống K300P bao gồm: 4 xe phóng K-340P (mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa), 1 đến 2 xe điều khiển K380P MBU. Hệ thống trang bị tên lửa hành trình chống tàu P-800 Oniks có tầm phóng 120km với hành trình bay thấp hoặc 300km với hành trình bay cao - thấp hỗn hợp. Với tốc độ bay Mach 2,5-2,8, đây là tên lửa đối hải nhanh nhất của Việt Nam. Ảnh: ESNgoài 3 tổ hợp vũ khí Nga, Việt Nam hiện cũng là nước duy nhất ở khu vực sở hữu hệ thống rocket phòng thủ bờ biển EXTRA và ACCULAR do Israel sản xuất. Đây là loại vũ khí cực kỳ hiệu quả khi tiêu diệt các bến đổ bộ hay khu tập kết đã được trinh sát và chuẩn bị sẵn phần tử bắn. Ảnh: Báo Hải quânTrong đó, EXTRA được xếp vào dạng vào hệ thống pháo phản lực hoặc hệ thống rocket có điều khiển (không phải là tên lửa hành trình) bày theo quỹ đạo đường đạn. Bệ phóng của EXTRA kết cấu module có thể lắp lên khung bệ xe tải hoặc đặt cố định trên mặt đất. Nó rất phù hợp để trang bị trên các hòn đảo có diện tích nhỏ. Ảnh: Báo Hải quânQuả đạn EXTRA có trọng lượng 570kg, dài 4,7m, đường kính thân 306mm, tầm bắn cực đại 150km, bán kính lệch mục tiêu chỉ 10m với hệ thống đẫn đường vệ tinh GPS kết hợp quán tính INS. Ảnh: Báo Hải quânACCULAR là hệ thống pháo phản lực phóng loạt do israel sản xuất, tương tự như EXTRA nó cũng kết cấu theo dạng module cho phép linh hoạt triển khai trên nhiều khung bệ hoặc trong các công sự mặt đất. Ảnh: QPVNĐạn ACCULAR chứa 20-35kg thuốc nổ phá mảnh, tầm bắn 40km với sai số cũng chỉ 10m. Ảnh: VTVVideo K300P Bastion-P khai hỏa. Nguồn: Youtube
Với đường bờ biển dài, quản lý vùng biển rộng lớn nhiều tài nguyên khoáng sản, trong nhiều năm qua, Việt Nam nỗ lực xây dựng lực lượng hải quân hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh đội tàu mặt nước tân tiến, Hải quân Việt Nam liên tục hiện đại hóa lực lượng phòng thủ bờ biển làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ hải quân, các hải đảo quan trọng trên tuyến giao thông gần bờ biển và bờ biển; tham gia phòng thủ bờ biển, hải đảo; chi viện cho các tàu hải quân chiến đấu và cho lục quân hoạt động trên hướng ven biển. Ảnh: TASS
Với nhiệm vụ nặng nề trên, hiện nay, các lữ đoàn phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam được đầu tư trang bị mạnh mẽ với các hệ thống pháo và đặc biệt là tên lửa bờ biển tiên tiến. Đặc biệt, phần lớn trong số đó hiện chỉ có Việt Nam sở hữu nếu tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, và có cả những loại trên thế giới chỉ có 3 quốc gia (gồm Việt Nam) được trang bị. Ảnh: QĐND
Đầu tiên là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động 4K51 Rubezh (NATO gọi là SSC-3) do Liên Xô phát triển từ những năm 1980 cho nhiệm vụ tiêu diệt tàu mặt nước gần bờ. Việt Nam nhận tổ hợp vũ khí này đầu những năm 1980 và biên chế cho Đoàn 679, hiện trên thế giới chỉ có Nga - Cuba và Syria dùng loại này. Ảnh: Tiền Phong
Cận cảnh tên lửa hành trình P21 trang bị cho tổ hợp 4K51 Rubezh có trọng lượng phóng 2,5 tấn, tầm bắn 80km với đầu đạn nặng 513kg. Tuy bị coi là lạc hậu, tốc độ bay chậm nhưng loại vũ khí này được đánh giá là đủ sức đánh bại các tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn của đối phương tiến gần bờ. Ảnh: QPVN
Hệ thống 4K51 gồm một xe phóng 3P51 lắp radar điều khiển hỏa lực và hai bệ phóng KT-161 chứa hai tên lửa. Khi phóng, động cơ tên lửa sẽ đưa đạn rời bệ, đạt độ cao ổn định động cơ chính sẽ kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu. Trong hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 25-50m. Ở pha giữa, tên lửa được điều khiển bằng hệ dẫn đường quán tính và ở pha cuối dùng radar chủ động.
Việt Nam hiện cũng là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á, số ít trên thế giới sở hữu hệ thống phòng thủ bờ biển 4K44 Redut (NATO gọi là SSC-1), do Liên Xô phát triển từ những năm 1960 cho nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu giá trị cao ở vùng biển xa. Ảnh: TTXVN
Một hệ thống 4K44 bao gồm: xe radar 4R45 Skala và 3 xe phóng tự hành SPU-35B/V. Mỗi xe phóng chỉ chở được một quả đạn tên lửa vì đây là loại đạn khổng lồ, cỡ lớn bay rất xa, uy lực cực kỳ khủng khiếp có thể đánh chìm chiến hạm trên 7.000 tấn, thậm chí vô hiệu hóa các tàu tuần dương, tàu sân bay. Ảnh: QĐND
Trong ảnh, tên lửa hành trình chống tàu P-35B rời bệ phóng SPU-35B. Tên lửa dài gần 10m, đường kính thân 1,5m, sải cánh 5m, trọng lượng 5 tấn, lắp đầu đạn nặng 800-1.000kg TNT. Với cự ly bay tối đ 460km - đây được xem là loại tên lửa bờ có tầm bắn xa nhất của Việt Nam hiện nay. Ảnh: ES
Việt Nam hiện cũng là một trong ba quốc gia duy nhất trên thế giới (hai nước còn lại là Nga, Syria) trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến bậc nhất K300P Bastion-P do Nga sản xuất. Tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu tầm gần tới tầm trung. Ảnh: Báo Hải quân
Hệ thống K300P bao gồm: 4 xe phóng K-340P (mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa), 1 đến 2 xe điều khiển K380P MBU. Hệ thống trang bị tên lửa hành trình chống tàu P-800 Oniks có tầm phóng 120km với hành trình bay thấp hoặc 300km với hành trình bay cao - thấp hỗn hợp. Với tốc độ bay Mach 2,5-2,8, đây là tên lửa đối hải nhanh nhất của Việt Nam. Ảnh: ES
Ngoài 3 tổ hợp vũ khí Nga, Việt Nam hiện cũng là nước duy nhất ở khu vực sở hữu hệ thống rocket phòng thủ bờ biển EXTRA và ACCULAR do Israel sản xuất. Đây là loại vũ khí cực kỳ hiệu quả khi tiêu diệt các bến đổ bộ hay khu tập kết đã được trinh sát và chuẩn bị sẵn phần tử bắn. Ảnh: Báo Hải quân
Trong đó, EXTRA được xếp vào dạng vào hệ thống pháo phản lực hoặc hệ thống rocket có điều khiển (không phải là tên lửa hành trình) bày theo quỹ đạo đường đạn. Bệ phóng của EXTRA kết cấu module có thể lắp lên khung bệ xe tải hoặc đặt cố định trên mặt đất. Nó rất phù hợp để trang bị trên các hòn đảo có diện tích nhỏ. Ảnh: Báo Hải quân
Quả đạn EXTRA có trọng lượng 570kg, dài 4,7m, đường kính thân 306mm, tầm bắn cực đại 150km, bán kính lệch mục tiêu chỉ 10m với hệ thống đẫn đường vệ tinh GPS kết hợp quán tính INS. Ảnh: Báo Hải quân
ACCULAR là hệ thống pháo phản lực phóng loạt do israel sản xuất, tương tự như EXTRA nó cũng kết cấu theo dạng module cho phép linh hoạt triển khai trên nhiều khung bệ hoặc trong các công sự mặt đất. Ảnh: QPVN
Đạn ACCULAR chứa 20-35kg thuốc nổ phá mảnh, tầm bắn 40km với sai số cũng chỉ 10m. Ảnh: VTV
Video K300P Bastion-P khai hỏa. Nguồn: Youtube