Trong tất cả các loại tiêm kích mà Không quân Ấn Độ (IAF) đang sở hữu thì dòng tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 UPG hiện được đánh giá là an toàn nhất. Chúng vẫn chưa bị rơi chiếc nào kể từ khi được mua từ Nga. Ấn Độ đã mua những chiếc máy này khi chúng đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và ngày nay chúng là một trong những máy bay tiên tiến nhất trong kho của IAF.MiG-29 UPG có một cái “bướu ở cột sống” giúp tăng khả năng chứa nhiên liệu bên trong của máy bay thêm khoảng 1 tấn và tăng tầm bay từ 1.500 km lên 2.100 km mà không cần thùng dầu phụ bên ngoài.Phạm vi hoạt động được mở rộng hơn nữa nhờ khả năng mang thêm 3 thùng dầu phụ bên ngoài và một đầu dò tiếp nhiên liệu trên không. Hệ thống hút gió kép của máy bay cũng là một trong những đặc điểm đáng kinh ngạc của kỹ thuật Liên Xô. MiG-29 là máy bay đầu tiên trên thế giới có cửa hút như vậy, khi xuất phát trên đường băng gồ ghề, cửa hút được chuyển sang cửa gió để ngăn chặn bất các hạt bụi xâm nhập vào động cơ.MiG-29 UPG được trang bị hai động cơ RD-33 series 3 với lực đẩy tốt hơn, tuổi thọ sử dụng cao hơn và tương đối ít khói so với các phiên bản cũ. Động cơ RD-33 series 3 có thể tạo ra lực đẩy tối đa 81 kNs với lực đẩy khô là 50 kN, hơn nữa động cơ này được cho là có tuổi thọ lên tới 4.000 giờ.Động cơ có các hệ thống phát hiện lỗi, bộ điều chỉnh tốc độ máy nén và hệ thống chẩn đoán tự động dựa trên máy tính, giúp nhân viên kỹ thuật dưới mặt đất có thể đánh giá tình trạng của động cơ một cách nhanh chóng và chính xác.Máy bay MiG-29 UPG có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng rất tốt nhờ sức mạnh của động cơ RD-33. Máy bay có tốc độ tối đa lên tới 2.400 km/h và tốc độ leo cao đáng kinh ngạc lên tới 330 m/s.MiG-29 UPG sử dụng radar mảng pha quét điện tử doppler xung Zhuk M. Radar có khả năng xử lý nhanh hơn, có thể phát hiện các vật thể 5m2 từ 120 km và có thể theo dõi 10 mục tiêu, với khả năng tấn công 4 mục tiêu cùng lúc ở chế độ không đối không.Ngoài ra, radar còn cung cấp phạm vi bao phủ +/- 85 độ theo phương vị (phạm vi bao phủ sang hai bên) và +56/-40 độ ở độ cao. Radar cũng có khả năng phát hiện và theo dõi các mối đe dọa từ trên không ở khoảng cách xa.MiG-29 UPG có thể sẽ được trang bị radar AESA, đặc biệt là sau khi Ấn Độ ký hợp đồng mua thêm 21 chiếc MiG-29 UPG. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng máy bay chỉ được trang bị các biến thể GaN của radar Zhuk hoặc với các loại radar có mức độ hạn chế hơn.MiG-29 có hệ thống OLS-UEM bao gồm cảm biến hồng ngoại 320×256 pixel và camera TV 640×480 pixel giúp tăng khả năng tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) trong các cuộc giao tranh không đối không. Máy đo laser OLS-UEM có thể phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách 15-55 km với phạm vi bao phủ là +/- 90 độ ở phương vị (nghiêng) và +60/-15 độ ở độ cao.Buồng lái của MiG-29 UPG hiện là HOTAS (tay ga và cần lái), có màn hình hiển thị Head-up mới và buồng lái một phần bằng kính với hai màn hình đa chức năng, hiển thị hầu hết các thông tin liên quan đến máy bay.Máy bay có hệ thống dẫn đường Safran Sigma N 95 của Pháp với máy ghi video và máy phát bản đồ mới. MiG-29 UPG là máy bay thứ hai của IAF sau Dassault Rafale có bộ tác chiến điện tử (EW).D-29 là bộ EW dựa trên AESA thế hệ thứ năm được trang bị cho MiG-29, bao gồm bộ thu cảnh báo radar, biện pháp hỗ trợ điện tử và các biện pháp đối phó điện tử khác. D-29 trên MiG-29 UPG hoạt động như một thiết bị gây nhiễu và tăng khả năng nhận biết tình huống.MiG-29 UPG có thể mang đạn nặng 4.000 kg dưới 7 điểm cứng, máy bay còn được trang bị pháo tự động Gryazev shipunov Gsh 30-1 30 mm có 150 viên đạn. Các máy bay MiG-29 UPG sau khi nâng cấp có thể được trang bị tên lửa R-77 với khả năng phóng tên lửa tầm nhìn xa 80-100 km.MiG-29 UPG đã được huy động và tích cực hoạt động trong cuộc xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc năm 2020. Những chiếc MiG-29 UPG đã xuất phát từ căn cứ không quân Leh ở Ladakh được cho là vượt trội hơn so với các máy bay của Trung Quốc nhờ lợi thế về hiệu suất và khả năng tác chiến điện tử.
Trong tất cả các loại tiêm kích mà Không quân Ấn Độ (IAF) đang sở hữu thì dòng tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 UPG hiện được đánh giá là an toàn nhất. Chúng vẫn chưa bị rơi chiếc nào kể từ khi được mua từ Nga. Ấn Độ đã mua những chiếc máy này khi chúng đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và ngày nay chúng là một trong những máy bay tiên tiến nhất trong kho của IAF.
MiG-29 UPG có một cái “bướu ở cột sống” giúp tăng khả năng chứa nhiên liệu bên trong của máy bay thêm khoảng 1 tấn và tăng tầm bay từ 1.500 km lên 2.100 km mà không cần thùng dầu phụ bên ngoài.
Phạm vi hoạt động được mở rộng hơn nữa nhờ khả năng mang thêm 3 thùng dầu phụ bên ngoài và một đầu dò tiếp nhiên liệu trên không. Hệ thống hút gió kép của máy bay cũng là một trong những đặc điểm đáng kinh ngạc của kỹ thuật Liên Xô. MiG-29 là máy bay đầu tiên trên thế giới có cửa hút như vậy, khi xuất phát trên đường băng gồ ghề, cửa hút được chuyển sang cửa gió để ngăn chặn bất các hạt bụi xâm nhập vào động cơ.
MiG-29 UPG được trang bị hai động cơ RD-33 series 3 với lực đẩy tốt hơn, tuổi thọ sử dụng cao hơn và tương đối ít khói so với các phiên bản cũ. Động cơ RD-33 series 3 có thể tạo ra lực đẩy tối đa 81 kNs với lực đẩy khô là 50 kN, hơn nữa động cơ này được cho là có tuổi thọ lên tới 4.000 giờ.
Động cơ có các hệ thống phát hiện lỗi, bộ điều chỉnh tốc độ máy nén và hệ thống chẩn đoán tự động dựa trên máy tính, giúp nhân viên kỹ thuật dưới mặt đất có thể đánh giá tình trạng của động cơ một cách nhanh chóng và chính xác.
Máy bay MiG-29 UPG có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng rất tốt nhờ sức mạnh của động cơ RD-33. Máy bay có tốc độ tối đa lên tới 2.400 km/h và tốc độ leo cao đáng kinh ngạc lên tới 330 m/s.
MiG-29 UPG sử dụng radar mảng pha quét điện tử doppler xung Zhuk M. Radar có khả năng xử lý nhanh hơn, có thể phát hiện các vật thể 5m2 từ 120 km và có thể theo dõi 10 mục tiêu, với khả năng tấn công 4 mục tiêu cùng lúc ở chế độ không đối không.
Ngoài ra, radar còn cung cấp phạm vi bao phủ +/- 85 độ theo phương vị (phạm vi bao phủ sang hai bên) và +56/-40 độ ở độ cao. Radar cũng có khả năng phát hiện và theo dõi các mối đe dọa từ trên không ở khoảng cách xa.
MiG-29 UPG có thể sẽ được trang bị radar AESA, đặc biệt là sau khi Ấn Độ ký hợp đồng mua thêm 21 chiếc MiG-29 UPG. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng máy bay chỉ được trang bị các biến thể GaN của radar Zhuk hoặc với các loại radar có mức độ hạn chế hơn.
MiG-29 có hệ thống OLS-UEM bao gồm cảm biến hồng ngoại 320×256 pixel và camera TV 640×480 pixel giúp tăng khả năng tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) trong các cuộc giao tranh không đối không. Máy đo laser OLS-UEM có thể phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách 15-55 km với phạm vi bao phủ là +/- 90 độ ở phương vị (nghiêng) và +60/-15 độ ở độ cao.
Buồng lái của MiG-29 UPG hiện là HOTAS (tay ga và cần lái), có màn hình hiển thị Head-up mới và buồng lái một phần bằng kính với hai màn hình đa chức năng, hiển thị hầu hết các thông tin liên quan đến máy bay.
Máy bay có hệ thống dẫn đường Safran Sigma N 95 của Pháp với máy ghi video và máy phát bản đồ mới. MiG-29 UPG là máy bay thứ hai của IAF sau Dassault Rafale có bộ tác chiến điện tử (EW).
D-29 là bộ EW dựa trên AESA thế hệ thứ năm được trang bị cho MiG-29, bao gồm bộ thu cảnh báo radar, biện pháp hỗ trợ điện tử và các biện pháp đối phó điện tử khác. D-29 trên MiG-29 UPG hoạt động như một thiết bị gây nhiễu và tăng khả năng nhận biết tình huống.
MiG-29 UPG có thể mang đạn nặng 4.000 kg dưới 7 điểm cứng, máy bay còn được trang bị pháo tự động Gryazev shipunov Gsh 30-1 30 mm có 150 viên đạn. Các máy bay MiG-29 UPG sau khi nâng cấp có thể được trang bị tên lửa R-77 với khả năng phóng tên lửa tầm nhìn xa 80-100 km.
MiG-29 UPG đã được huy động và tích cực hoạt động trong cuộc xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc năm 2020. Những chiếc MiG-29 UPG đã xuất phát từ căn cứ không quân Leh ở Ladakh được cho là vượt trội hơn so với các máy bay của Trung Quốc nhờ lợi thế về hiệu suất và khả năng tác chiến điện tử.