Nếu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các quốc gia như Liên Xô, Mỹ, Đức, Anh, Pháp và thậm chí là Nhật Bản đều có các chương trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại; thì Trung Quốc lại tụt hậu đáng kể cho đến phút cuối.Trong phần lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh, xe tăng chiến đấu chủ lực của Trung Quốc là Type 59, một biến thể của T-54, được chế tạo theo giấy phép của Liên Xô. Những “con ngựa cũ” này đã được phát triển như thế nào? Vai trò của nó trong Quân đội Trung Quốc (PLA) như thế nào?Chương trình phát triển xe tăng chủ lực Type 59 bắt đầu từ thập niên 1950, khi Trung Quốc tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên và trang bị xe tăng của Liên Xô, theo Hiệp ước Hữu nghị Trung-Xô. Phần lớn các phương tiện chiến đấu bọc thép, có từ thời Thế chiến thứ hai như IS-2, T-34/85… đều đã lạc hậu, nhưng vẫn hiệu quả trong thời gian đó.Điều này không thể đáp ứng được tham vọng của lãnh đạo Trung Quốc, họ muốn sản xuất xe tăng của riêng mình, cũng như các loại xe tăng hiện đại hơn. Năm 1955, Trung Quốc nhận được những chiếc T-54 và T-54A đầu tiên, tuy nhiên, giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc đã yêu cầu Liên Xô, để có được bản thiết kế và công nghệ lắp ráp.Nhà máy sản xuất xe tăng đầu tiên của Trung Quốc là Nhà máy Nội Mông số 617, được thành lập vào năm 1956 với sự hỗ trợ của Liên Xô. Nơi đây đã sản xuất chiếc T-54A đầu tiên của Trung Quốc vào năm 1958, với các linh kiện của Liên Xô.Phiên bản T-54A do Trung Quốc chế tạo, chính thức được đưa vào biên chế Quân đội Trung Quốc vào năm 1959, do đó có tên là Type 59. Xe tăng Type 59 cơ bản đã phục vụ trong gần hai thập kỷ trong Quân đội Trung Quốc, nhưng có rất ít sửa đổi.Sau khi thực hiện chiến lược “Bốn hiện đại” của Đặng Tiểu Bình vào thập niên 1980, Trung Quốc đã cố gắng phát triển mẫu xe tăng hiện đại hơn, dựa trên Type 59 như Type 69, có tham khảo các công nghệ chiếc T-62 của Liên Xô (bị Trung Quốc bắt trong cuộc giao tranh biên giới Trung-Xô năm 1969); tuy nhiên những chiếc Type 69 này, không được biên chế nhiều trong Quân đội Trung Quốc.May mắn cho Trung Quốc vào thời điểm đó, quan hệ của nước này đang bắt đầu “nồng ấm” với phương Tây. Điều này giúp Trung Quốc có thể tiếp thu công nghệ từ phương Tây, để hiện đại hóa số xe tăng Type 59, đang chiếm phần lớn trong biên chế của họ.Bản nâng cấp Type 59 đầu tiên, chính là phiên bản Type 59-I, được tạo ra vào đầu thập niên 1980; cải tiến lớn nhất là thay thế các máy đo xa kiểu cũ, bằng kính quang học trang bị trên Type 59, bằng máy đo xa laser hiện đại, kết hợp máy tính đường đạn; ngoài ra còn bổ sung hệ thống chữa cháy tự động.Phiên bản Type 59-II nhanh chóng tiếp nối, sử dụng pháo tăng 105mm L7 của Anh, có hiệu suất vượt trội so với pháo DT 100mm nguyên bản, của Type 59 trước đó. Nguyên mẫu đầu tiên của Type 59-II được sản xuất vào năm 1980 và được đưa vào biên chế cho PLA ngay sau đó.Quân đội Trung Quốc không muốn phụ thuộc vào phương Tây để cung cấp các thiết bị cho Type 59. Do đó, phiên bản Type 59-IIA đã được phát triển. Một bản sao pháo L7 105mm của Trung Quốc và một hệ thống điều khiển hỏa lực điện tử trong nước, đã được trang bị trên Type 59-IIA.Việc sử dụng các linh kiện hoàn toàn do Trung Quốc sản xuất, dẫn đến Type 59-IIA có chất lượng kém hơn so với Type 59-II; vì lúc này, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc chưa trưởng thành, trong việc chế tạo các bộ phận như vậy.Xe tăng Type 59-IIA được sử dụng vào năm 1985; nhưng khi đưa vào sử dụng, Type 59-IIA đã là loại xe tăng lạc hậu, so với những xe tăng chiến đấu chủ lực của Mỹ như M1A1 hay T-72B của Liên Xô. Tuy nhiên, đây lại là bước đệm quan trọng cho nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.Phiên bản nâng cấp cuối cùng của Type 59 là Type 59D, phiên bản phổ biến nhất trong PLA hiện nay. Type 59D đã cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực thành kỹ thuật số, bổ sung giáp phản ứng nổ (ERA) và cải tiến pháo chính. Một số thông tin cho rằng, một số chiếc Type 59D có khả năng bắn đạn xuyên giáp, có lõi bằng uranium đã làm nghèo.Type 59 đã tồn tại quá lâu trong biên chế của Quân đội Trung Quốc (PLA) vì thời gian sản xuất nó quá dài và trang bị cho rất nhiều đơn vị trong PLA. Lý do là việc tiếp tục trang bị Type 59 so với các phiên bản tạm thời như Type 69, sẽ không mang lại sự khác biệt lớn về khả năng chiến đấu. Type 59 cũng rất thành công trên thị trường xuất khẩu, những chiếc Type 59 rất phổ biến trong biên chế Quân đội Triều Tiên, với rất nhiều biến thể được phát triển ở đó. Nó cũng được cung cấp cho cả Iran và Iraq, Pakistan, và nhiều quốc gia khác. Pakistan là nước sử dụng Type 59 lớn nhất chỉ sau Trung Quốc, với hơn một nghìn chiếc.Công ty Norinco và Polytech của Trung Quốc đã phát triển các phiên bản nâng cấp tiếp theo, sử dụng pháo chính 125mm, động cơ khỏe hơn, vỏ giáp được thiết kế lại; tuy nhiên những xe tăng này không đạt được nhiều thành công trong xuất khẩu, lý do là dự trên nền tảng T-54/ T-55 đã lạc hậu.Mặc dù vào thập niên 1980, khi đó Type 59-II đã không thể đáp ứng được yêu cầu trên chiến trường hiện đại (Liên Xô đã ngừng sản xuất T-54 từ cuối thập niên 1960); nhưng đó là cách ngành công nghiệp chế tạo xe tăng Trung Quốc tiếp cận các loại pháo và công nghệ hiện đại của vũ khí phương Tây.Xe tăng Type 59 vẫn tiếp tục được trang bị với số lượng lớn trong các đơn vị xe tăng của Quân đội Trung Quốc hiện nay, lý do là số lượng loại xe tăng này quá lớn, nên Trung Quốc chưa thể thay thế ngay, bằng các loại xe tăng mới như Type 96 hay Type 99 hiện đại nhất của họ hiện nay. Nguồn ảnh: Sina. Khám phá xe tăng Type 59 của Trung Quốc - mẫu xe tăng tạo nền tảng cho ngành công nghiệp chế tạo thiết giáp của quốc gia đông dân nhất thế giới sau này. Nguồn: Chaffe.
Nếu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các quốc gia như Liên Xô, Mỹ, Đức, Anh, Pháp và thậm chí là Nhật Bản đều có các chương trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại; thì Trung Quốc lại tụt hậu đáng kể cho đến phút cuối.
Trong phần lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh, xe tăng chiến đấu chủ lực của Trung Quốc là Type 59, một biến thể của T-54, được chế tạo theo giấy phép của Liên Xô. Những “con ngựa cũ” này đã được phát triển như thế nào? Vai trò của nó trong Quân đội Trung Quốc (PLA) như thế nào?
Chương trình phát triển xe tăng chủ lực Type 59 bắt đầu từ thập niên 1950, khi Trung Quốc tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên và trang bị xe tăng của Liên Xô, theo Hiệp ước Hữu nghị Trung-Xô. Phần lớn các phương tiện chiến đấu bọc thép, có từ thời Thế chiến thứ hai như IS-2, T-34/85… đều đã lạc hậu, nhưng vẫn hiệu quả trong thời gian đó.
Điều này không thể đáp ứng được tham vọng của lãnh đạo Trung Quốc, họ muốn sản xuất xe tăng của riêng mình, cũng như các loại xe tăng hiện đại hơn. Năm 1955, Trung Quốc nhận được những chiếc T-54 và T-54A đầu tiên, tuy nhiên, giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc đã yêu cầu Liên Xô, để có được bản thiết kế và công nghệ lắp ráp.
Nhà máy sản xuất xe tăng đầu tiên của Trung Quốc là Nhà máy Nội Mông số 617, được thành lập vào năm 1956 với sự hỗ trợ của Liên Xô. Nơi đây đã sản xuất chiếc T-54A đầu tiên của Trung Quốc vào năm 1958, với các linh kiện của Liên Xô.
Phiên bản T-54A do Trung Quốc chế tạo, chính thức được đưa vào biên chế Quân đội Trung Quốc vào năm 1959, do đó có tên là Type 59. Xe tăng Type 59 cơ bản đã phục vụ trong gần hai thập kỷ trong Quân đội Trung Quốc, nhưng có rất ít sửa đổi.
Sau khi thực hiện chiến lược “Bốn hiện đại” của Đặng Tiểu Bình vào thập niên 1980, Trung Quốc đã cố gắng phát triển mẫu xe tăng hiện đại hơn, dựa trên Type 59 như Type 69, có tham khảo các công nghệ chiếc T-62 của Liên Xô (bị Trung Quốc bắt trong cuộc giao tranh biên giới Trung-Xô năm 1969); tuy nhiên những chiếc Type 69 này, không được biên chế nhiều trong Quân đội Trung Quốc.
May mắn cho Trung Quốc vào thời điểm đó, quan hệ của nước này đang bắt đầu “nồng ấm” với phương Tây. Điều này giúp Trung Quốc có thể tiếp thu công nghệ từ phương Tây, để hiện đại hóa số xe tăng Type 59, đang chiếm phần lớn trong biên chế của họ.
Bản nâng cấp Type 59 đầu tiên, chính là phiên bản Type 59-I, được tạo ra vào đầu thập niên 1980; cải tiến lớn nhất là thay thế các máy đo xa kiểu cũ, bằng kính quang học trang bị trên Type 59, bằng máy đo xa laser hiện đại, kết hợp máy tính đường đạn; ngoài ra còn bổ sung hệ thống chữa cháy tự động.
Phiên bản Type 59-II nhanh chóng tiếp nối, sử dụng pháo tăng 105mm L7 của Anh, có hiệu suất vượt trội so với pháo DT 100mm nguyên bản, của Type 59 trước đó. Nguyên mẫu đầu tiên của Type 59-II được sản xuất vào năm 1980 và được đưa vào biên chế cho PLA ngay sau đó.
Quân đội Trung Quốc không muốn phụ thuộc vào phương Tây để cung cấp các thiết bị cho Type 59. Do đó, phiên bản Type 59-IIA đã được phát triển. Một bản sao pháo L7 105mm của Trung Quốc và một hệ thống điều khiển hỏa lực điện tử trong nước, đã được trang bị trên Type 59-IIA.
Việc sử dụng các linh kiện hoàn toàn do Trung Quốc sản xuất, dẫn đến Type 59-IIA có chất lượng kém hơn so với Type 59-II; vì lúc này, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc chưa trưởng thành, trong việc chế tạo các bộ phận như vậy.
Xe tăng Type 59-IIA được sử dụng vào năm 1985; nhưng khi đưa vào sử dụng, Type 59-IIA đã là loại xe tăng lạc hậu, so với những xe tăng chiến đấu chủ lực của Mỹ như M1A1 hay T-72B của Liên Xô. Tuy nhiên, đây lại là bước đệm quan trọng cho nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
Phiên bản nâng cấp cuối cùng của Type 59 là Type 59D, phiên bản phổ biến nhất trong PLA hiện nay. Type 59D đã cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực thành kỹ thuật số, bổ sung giáp phản ứng nổ (ERA) và cải tiến pháo chính. Một số thông tin cho rằng, một số chiếc Type 59D có khả năng bắn đạn xuyên giáp, có lõi bằng uranium đã làm nghèo.
Type 59 đã tồn tại quá lâu trong biên chế của Quân đội Trung Quốc (PLA) vì thời gian sản xuất nó quá dài và trang bị cho rất nhiều đơn vị trong PLA. Lý do là việc tiếp tục trang bị Type 59 so với các phiên bản tạm thời như Type 69, sẽ không mang lại sự khác biệt lớn về khả năng chiến đấu.
Type 59 cũng rất thành công trên thị trường xuất khẩu, những chiếc Type 59 rất phổ biến trong biên chế Quân đội Triều Tiên, với rất nhiều biến thể được phát triển ở đó. Nó cũng được cung cấp cho cả Iran và Iraq, Pakistan, và nhiều quốc gia khác. Pakistan là nước sử dụng Type 59 lớn nhất chỉ sau Trung Quốc, với hơn một nghìn chiếc.
Công ty Norinco và Polytech của Trung Quốc đã phát triển các phiên bản nâng cấp tiếp theo, sử dụng pháo chính 125mm, động cơ khỏe hơn, vỏ giáp được thiết kế lại; tuy nhiên những xe tăng này không đạt được nhiều thành công trong xuất khẩu, lý do là dự trên nền tảng T-54/ T-55 đã lạc hậu.
Mặc dù vào thập niên 1980, khi đó Type 59-II đã không thể đáp ứng được yêu cầu trên chiến trường hiện đại (Liên Xô đã ngừng sản xuất T-54 từ cuối thập niên 1960); nhưng đó là cách ngành công nghiệp chế tạo xe tăng Trung Quốc tiếp cận các loại pháo và công nghệ hiện đại của vũ khí phương Tây.
Xe tăng Type 59 vẫn tiếp tục được trang bị với số lượng lớn trong các đơn vị xe tăng của Quân đội Trung Quốc hiện nay, lý do là số lượng loại xe tăng này quá lớn, nên Trung Quốc chưa thể thay thế ngay, bằng các loại xe tăng mới như Type 96 hay Type 99 hiện đại nhất của họ hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.
Khám phá xe tăng Type 59 của Trung Quốc - mẫu xe tăng tạo nền tảng cho ngành công nghiệp chế tạo thiết giáp của quốc gia đông dân nhất thế giới sau này. Nguồn: Chaffe.