Những tiêm kích F-16 đầu tiên của Ukraine là máy bay do Đan Mạch viện trợ, chúng nhiều khả năng chưa thể tham chiến trong tháng này hoặc tháng sau vì còn một số vướng mắc liên quan đến công tác đảm bảo kỹ thuật.Mặc dù vậy, lực lượng phòng không Nga không quan tâm thời điểm những chiếc F-16 Fighting Falcon xuất hiện trên bầu trời, bởi vì họ đang chờ đợi và chuẩn bị sẵn sàng cho việc bắn hạ "chim ưng chiến".Đại tá dự bị Sergei Khatylev - cựu chỉ huy đơn vị phòng không thuộc Bộ tư lệnh Đặc nhiệm của Không quân Nga mới đây trong cuộc trả lời phỏng vấn đã đưa ra một số nhận định đáng chú ý.“Bản thân tiêm kích F-16 là mục tiêu chung của các khẩu đội phòng không và lực lượng không quân, các hệ thống vũ khí hiện đại như S-400 sẽ bắn hạ chúng mà không gặp bất cứ khó khăn gì”, ông Khatylev nhấn mạnh.Theo vị sĩ quan, chiến thuật sử dụng tiêm kích F-16 trên bầu trời Ukraine là triển khai tên lửa không đối đất tầm xa, loại có thể phóng mà không cần đi vào vùng bảo vệ của các tổ hợp phòng không Nga.Đại tá Khatylev tiếp tục bình luận: “Tôi dự đoán rằng phương Tây sẽ cung cấp cho Không quân Ukraine một số lượng tên lửa tầm xa nhất định, thậm chí họ đã bàn giao chúng”.“Nhưng cần nhấn mạnh, Không quân Ukraine phải có ưu thế trên không tại khu vực này và sở hữu máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm (AWACS). Bên cạnh đó, họ cần khắc phục sự can thiệp từ những hệ thống tác chiến điện tử của chúng tôi”."Để phóng tên lửa tầm xa, F-16 sẽ phải bay lên độ cao lớn, nơi chúng sẽ không chỉ bị radar phòng không, mà cả máy bay AWACS của Nga phát hiện, từ đó tên lửa tầm xa sẽ lập tức nhằm vào chúng và tiêu diệt toàn bộ", Đại tá Khatylev tự tin tuyên bố.Ngoài ra tại thời điểm này, phần lớn ý kiến cho rằng số lượng hạn chế tiêm kích F-16 trong giai đoạn đầu tham chiến sẽ không đủ để gây ra bước ngoặt trên chiến trường, mà phải tới năm 2025 khi Ukraine đã nhận khoảng 70 chiếc.Một vấn đề nữa cần lưu ý đó là mới đây trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh bất kỳ chiếc tiêm kích F-16 nào hiện diện trên lãnh thổ Ukraine đều sẽ bị coi là phương tiện mang vũ khí hạt nhân.Thông điệp trên của Bộ Ngoại giao Nga đã gây xôn xao giới truyền thông quốc tế, đồng thời làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng trong các chuyên gia về an ninh toàn cầu.Tuy nhiên chính xác Nga dự định phản ứng như thế nào trước sự xuất hiện của máy bay chiến đấu F-16 vẫn chưa được nêu rõ, bất chấp việc Moskva nhiều lần cảnh báo có thể tiêu diệt chúng ngay trên lãnh thổ một nước NATO.Chúng ta có thể đang nói về việc Moskva thực hiện những cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào các sân bay trên lãnh thổ Ukraine nhằm loại bỏ mối đe dọa như vậy.Còn trong lúc này, một vài nguồn tin khẳng định tiêm kích F-16 đã có mặt tại Ukraine, chúng được cất giữ trong các kho chứa dưới lòng đất ở phía Tây nước này, nhưng sẽ chưa được sử dụng nếu thiếu hệ thống phòng không đủ khả năng hỗ trợ.
Những tiêm kích F-16 đầu tiên của Ukraine là máy bay do Đan Mạch viện trợ, chúng nhiều khả năng chưa thể tham chiến trong tháng này hoặc tháng sau vì còn một số vướng mắc liên quan đến công tác đảm bảo kỹ thuật.
Mặc dù vậy, lực lượng phòng không Nga không quan tâm thời điểm những chiếc F-16 Fighting Falcon xuất hiện trên bầu trời, bởi vì họ đang chờ đợi và chuẩn bị sẵn sàng cho việc bắn hạ "chim ưng chiến".
Đại tá dự bị Sergei Khatylev - cựu chỉ huy đơn vị phòng không thuộc Bộ tư lệnh Đặc nhiệm của Không quân Nga mới đây trong cuộc trả lời phỏng vấn đã đưa ra một số nhận định đáng chú ý.
“Bản thân tiêm kích F-16 là mục tiêu chung của các khẩu đội phòng không và lực lượng không quân, các hệ thống vũ khí hiện đại như S-400 sẽ bắn hạ chúng mà không gặp bất cứ khó khăn gì”, ông Khatylev nhấn mạnh.
Theo vị sĩ quan, chiến thuật sử dụng tiêm kích F-16 trên bầu trời Ukraine là triển khai tên lửa không đối đất tầm xa, loại có thể phóng mà không cần đi vào vùng bảo vệ của các tổ hợp phòng không Nga.
Đại tá Khatylev tiếp tục bình luận: “Tôi dự đoán rằng phương Tây sẽ cung cấp cho Không quân Ukraine một số lượng tên lửa tầm xa nhất định, thậm chí họ đã bàn giao chúng”.
“Nhưng cần nhấn mạnh, Không quân Ukraine phải có ưu thế trên không tại khu vực này và sở hữu máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm (AWACS). Bên cạnh đó, họ cần khắc phục sự can thiệp từ những hệ thống tác chiến điện tử của chúng tôi”.
"Để phóng tên lửa tầm xa, F-16 sẽ phải bay lên độ cao lớn, nơi chúng sẽ không chỉ bị radar phòng không, mà cả máy bay AWACS của Nga phát hiện, từ đó tên lửa tầm xa sẽ lập tức nhằm vào chúng và tiêu diệt toàn bộ", Đại tá Khatylev tự tin tuyên bố.
Ngoài ra tại thời điểm này, phần lớn ý kiến cho rằng số lượng hạn chế tiêm kích F-16 trong giai đoạn đầu tham chiến sẽ không đủ để gây ra bước ngoặt trên chiến trường, mà phải tới năm 2025 khi Ukraine đã nhận khoảng 70 chiếc.
Một vấn đề nữa cần lưu ý đó là mới đây trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh bất kỳ chiếc tiêm kích F-16 nào hiện diện trên lãnh thổ Ukraine đều sẽ bị coi là phương tiện mang vũ khí hạt nhân.
Thông điệp trên của Bộ Ngoại giao Nga đã gây xôn xao giới truyền thông quốc tế, đồng thời làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng trong các chuyên gia về an ninh toàn cầu.
Tuy nhiên chính xác Nga dự định phản ứng như thế nào trước sự xuất hiện của máy bay chiến đấu F-16 vẫn chưa được nêu rõ, bất chấp việc Moskva nhiều lần cảnh báo có thể tiêu diệt chúng ngay trên lãnh thổ một nước NATO.
Chúng ta có thể đang nói về việc Moskva thực hiện những cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào các sân bay trên lãnh thổ Ukraine nhằm loại bỏ mối đe dọa như vậy.
Còn trong lúc này, một vài nguồn tin khẳng định tiêm kích F-16 đã có mặt tại Ukraine, chúng được cất giữ trong các kho chứa dưới lòng đất ở phía Tây nước này, nhưng sẽ chưa được sử dụng nếu thiếu hệ thống phòng không đủ khả năng hỗ trợ.