Tiêm kích Su-35 thuộc thế hệ 4 ++ đã được Không quân Nga đưa vào biên chế từ năm 2009, trong khi quá trình phát triển loại máy bay chiến đấu này bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước.Một trong những khách hàng tích cực nhất trong việc mua Su-27 và Su-30 là Trung Quốc, nhưng nước này lại giới hạn việc mua Su-35 ở mức chỉ 24 chiếc và tỏ ra không quan tâm đến việc đặt hàng thêm. Tờ Military Watch đã tìm hểu lý do Bắc Kinh từ chối đề xuất về chiến đấu cơ Su-35 của Nga.Các chuyên gia Nga đã bày tỏ ý tưởng về việc ký kết thỏa thuận với Trung Quốc để sản xuất máy bay chiến đấu Su-35 theo giấy phép, có thể bao gồm việc tích hợp một số công nghệ địa phương. Nhưng triển vọng cho một thương vụ như vậy là rất mong manh.Lý do khiến Trung Quốc không quan tâm đến Su-35 là do nước này thời gian gần đây đã sản xuất được các máy bay chiến đấu theo đánh giá là tiên tiến hơn so với tiêm kích thế hệ 4 ++ của Nga.Trung Quốc đã vượt qua Nga trong nhiều lĩnh vực phòng thủ, bao gồm máy bay không người lái, công nghệ tên lửa, cũng như các kênh truyền dữ liệu, radar AESA và thậm chí cả động cơ phản lực thế hệ mới.Việc mua chiến đấu cơ Su-35 trong thời điểm nhất định đã mang lại cho Trung Quốc một số lợi thế, giúp ích cho họ khá nhiều trên cả lĩnh vực quân sự cũng như chính trị.Cụ thể đó là tăng cường quan hệ với Moskva trong bối cảnh "khủng hoảng Crimea", tích lũy kinh nghiệm vận hành máy bay chiến đấu tiên tiến, cũng như tiếp cận với công nghệ động cơ có điều khiển vec-tơ lực đẩy độc quyền của Nga.Những nỗ lực của Nga nhằm tiếp thị các chiến đấu cơ Su-35 mới, liên quan đến việc chuyển giao công nghệ sâu hơn nữa, nhưng cuối cùng việc Trung Quốc phát triển tiêm kích J-10C, J-16 và J-20 làm giảm nghiêm trọng sức hấp dẫn của tiêm kích chiến đấu Nga đối với họ.Ở các khía cạnh khác, máy bay mới nhất của Trung Quốc đã vượt trội so với tiêm kích Nga, điều đó có nghĩa là ngay cả khi được chuyển giao công nghệ, thương vụ Su-35 cũng không được Bắc Kinh quan tâm.Bên cạnh đó, cũng cần nói đến thực tế là vai trò của các tiêm kích Su-35 mà Trung Quốc đã nhận cũng chẳng còn ở vị trí chủ lực tại những đơn vị tác chiến tinh nhuệ nhất, giống như những gì họ từng dành cho Su-27 và Su-30.Chức năng chủ yếu đang được Su-35 đảm nhiệm là mẫu đối chứng công nghệ, hay đóng vai "quân xanh" trong những cuộc diễn tập đối kháng cùng "quân đỏ" sử dụng máy bay do Trung Quốc sản xuất.Việc Su-35 ít được sử dụng trong trực chiến còn được giải thích là do không tương tác với cơ sở hạ tầng chỉ huy mới của Trung Quốc, vốn được thiết kế dành riêng cho những thế hệ tiêm kích nội địa.Su-35 trong tác chiến chỉ có thể độc lập một mình, rất khó hay thậm chí phải nói là không thể tương tác đầy đủ với tiêm kích thuộc họ "J" tích hợp những thiết bị độc quyền của mạng lưới chi huy do Trung Quốc phát triển.Thời đại Trung Quốc tích cực mua máy bay chiến đấu Nga thực sự đã qua đi và Moskva lúc này cần nhanh chóng tìm kiếm những thị trường mới để thay thế.
Tiêm kích Su-35 thuộc thế hệ 4 ++ đã được Không quân Nga đưa vào biên chế từ năm 2009, trong khi quá trình phát triển loại máy bay chiến đấu này bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước.
Một trong những khách hàng tích cực nhất trong việc mua Su-27 và Su-30 là Trung Quốc, nhưng nước này lại giới hạn việc mua Su-35 ở mức chỉ 24 chiếc và tỏ ra không quan tâm đến việc đặt hàng thêm. Tờ Military Watch đã tìm hểu lý do Bắc Kinh từ chối đề xuất về chiến đấu cơ Su-35 của Nga.
Các chuyên gia Nga đã bày tỏ ý tưởng về việc ký kết thỏa thuận với Trung Quốc để sản xuất máy bay chiến đấu Su-35 theo giấy phép, có thể bao gồm việc tích hợp một số công nghệ địa phương. Nhưng triển vọng cho một thương vụ như vậy là rất mong manh.
Lý do khiến Trung Quốc không quan tâm đến Su-35 là do nước này thời gian gần đây đã sản xuất được các máy bay chiến đấu theo đánh giá là tiên tiến hơn so với tiêm kích thế hệ 4 ++ của Nga.
Trung Quốc đã vượt qua Nga trong nhiều lĩnh vực phòng thủ, bao gồm máy bay không người lái, công nghệ tên lửa, cũng như các kênh truyền dữ liệu, radar AESA và thậm chí cả động cơ phản lực thế hệ mới.
Việc mua chiến đấu cơ Su-35 trong thời điểm nhất định đã mang lại cho Trung Quốc một số lợi thế, giúp ích cho họ khá nhiều trên cả lĩnh vực quân sự cũng như chính trị.
Cụ thể đó là tăng cường quan hệ với Moskva trong bối cảnh "khủng hoảng Crimea", tích lũy kinh nghiệm vận hành máy bay chiến đấu tiên tiến, cũng như tiếp cận với công nghệ động cơ có điều khiển vec-tơ lực đẩy độc quyền của Nga.
Những nỗ lực của Nga nhằm tiếp thị các chiến đấu cơ Su-35 mới, liên quan đến việc chuyển giao công nghệ sâu hơn nữa, nhưng cuối cùng việc Trung Quốc phát triển tiêm kích J-10C, J-16 và J-20 làm giảm nghiêm trọng sức hấp dẫn của tiêm kích chiến đấu Nga đối với họ.
Ở các khía cạnh khác, máy bay mới nhất của Trung Quốc đã vượt trội so với tiêm kích Nga, điều đó có nghĩa là ngay cả khi được chuyển giao công nghệ, thương vụ Su-35 cũng không được Bắc Kinh quan tâm.
Bên cạnh đó, cũng cần nói đến thực tế là vai trò của các tiêm kích Su-35 mà Trung Quốc đã nhận cũng chẳng còn ở vị trí chủ lực tại những đơn vị tác chiến tinh nhuệ nhất, giống như những gì họ từng dành cho Su-27 và Su-30.
Chức năng chủ yếu đang được Su-35 đảm nhiệm là mẫu đối chứng công nghệ, hay đóng vai "quân xanh" trong những cuộc diễn tập đối kháng cùng "quân đỏ" sử dụng máy bay do Trung Quốc sản xuất.
Việc Su-35 ít được sử dụng trong trực chiến còn được giải thích là do không tương tác với cơ sở hạ tầng chỉ huy mới của Trung Quốc, vốn được thiết kế dành riêng cho những thế hệ tiêm kích nội địa.
Su-35 trong tác chiến chỉ có thể độc lập một mình, rất khó hay thậm chí phải nói là không thể tương tác đầy đủ với tiêm kích thuộc họ "J" tích hợp những thiết bị độc quyền của mạng lưới chi huy do Trung Quốc phát triển.
Thời đại Trung Quốc tích cực mua máy bay chiến đấu Nga thực sự đã qua đi và Moskva lúc này cần nhanh chóng tìm kiếm những thị trường mới để thay thế.