Một lượng lớn linh kiện của cường kích cơ A-10 Thunderbolt II vừa được Mỹ cho nhập biên và lực lượng không quân của nước này. Theo thông tin được lực lượng Không quân Mỹ tuyên bố, những cường kích cơ A-10 này sẽ phục vụ ít nhất là tới năm 2030. Nguồn ảnh: BI.Theo ước tính, số lượng linh kiện vừa mới được bổ sung sẽ tương đương với khoảng 10.000 giờ bay trực chiến liên tục được bổ sung trước khi cần bảo dưỡng quy mô lớn toàn bộ số cường kích cơ này. Nguồn ảnh: BI.Loại cường kích cơ A-10 Thunderbolt II hay còn có biệt danh là Warthog hiện được coi là loại cường kích cơ hiện đại và nguy hiểm nhất thế giới. Tuy nhiên loại cường kích cơ này đã được ra đời từ năm 1972 - nghĩa là cách đây gần một thế kỷ. Nguồn ảnh: BI.Đây cũng là loại chiến đấu cơ đầu tiên và gần như là duy nhất cho tới thời điểm hiện tại được Mỹ thiết kế phục vụ riêng cho mục đích tấn công yểm trợ mặt đất. Nguồn ảnh: BI.Về mặt lý thuyết, toàn bộ đội bay cường kích A-10 của quân đội Mỹ khoảng hơn 700 chiếc đang hoạt động có thể được tiếp tục sử dụng cho tới năm 2040 trước khi cần được cho nghỉ hưu. Tuy nhiên tính tới năm 2018, không có bất cứ kế hoạch nào được chính thức đưa ra để thay thế cho các cường kích cơ này trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.Nhiều khả năng, với sự ra đời của chiến đấu cơ F-35 với khả năng tấn công không đối đất vượt trội, quân đội Mỹ sẽ không còn cần tới một cường kích chuyên biệt trong biên chế của mình như A-10 Warthog trong tương lai. Nguồn ảnh: USAF.Dù được thiết kế chuyên biệt với nhiệm vụ đối đất, tuy nhiên A-10 cũng được trang bị khả năng mang theo tên lửa AIM-9 Sidewinder cùng với hệ thống điều khiển hoả lực cho phép nó tự vệ khi bị không quân đối phương đánh chặn. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù mang theo được tên lửa, bom hay cả pháo phản lực nhưng danh tiếng của Warthog lại đến từ khẩu pháo 30mm GAU-8/A được bố trí ở mũi máy bay. Khẩu pháo này sử dụng đạn 30x173mm cùng với tốc độ bắn 3900 viên mỗi phút, tổng cộng lượng đạn mà A-10 mang theo được cũng chỉ là 1350 viên - tương đương với khoảng 20 giây xả đạn. Nguồn ảnh: BI.Là một cường kích cơ được thiết kế để tối ưu hoá khả năng tác chiến không đối đất, A-10 không có khả năng bay siêu âm, tốc độ tối đa của nó chỉ là 833 km. Điểm quan trọng nhất của A-10 đó là nó có tốc độ bay tối thiểu rất thấp, chỉ là 220 km - đủ chậm để tấn công mặt đất một cách chĩnh xác. Nguồn ảnh: BI.Hiện tại, dù đã ra đời được gần nửa thế kỷ nhưng quân đội Mỹ vẫn là lực lượng duy nhất sở hữu và sử dụng loại cường kích cơ này. Nguồn ảnh: BI.Mời độc giả xem Video: Cận cảnh khẩu pháo nòng xoay GAU-8/A trên cường kích A-10 "khè lửa" tấn công Taliban
Một lượng lớn linh kiện của cường kích cơ A-10 Thunderbolt II vừa được Mỹ cho nhập biên và lực lượng không quân của nước này. Theo thông tin được lực lượng Không quân Mỹ tuyên bố, những cường kích cơ A-10 này sẽ phục vụ ít nhất là tới năm 2030. Nguồn ảnh: BI.
Theo ước tính, số lượng linh kiện vừa mới được bổ sung sẽ tương đương với khoảng 10.000 giờ bay trực chiến liên tục được bổ sung trước khi cần bảo dưỡng quy mô lớn toàn bộ số cường kích cơ này. Nguồn ảnh: BI.
Loại cường kích cơ A-10 Thunderbolt II hay còn có biệt danh là Warthog hiện được coi là loại cường kích cơ hiện đại và nguy hiểm nhất thế giới. Tuy nhiên loại cường kích cơ này đã được ra đời từ năm 1972 - nghĩa là cách đây gần một thế kỷ. Nguồn ảnh: BI.
Đây cũng là loại chiến đấu cơ đầu tiên và gần như là duy nhất cho tới thời điểm hiện tại được Mỹ thiết kế phục vụ riêng cho mục đích tấn công yểm trợ mặt đất. Nguồn ảnh: BI.
Về mặt lý thuyết, toàn bộ đội bay cường kích A-10 của quân đội Mỹ khoảng hơn 700 chiếc đang hoạt động có thể được tiếp tục sử dụng cho tới năm 2040 trước khi cần được cho nghỉ hưu. Tuy nhiên tính tới năm 2018, không có bất cứ kế hoạch nào được chính thức đưa ra để thay thế cho các cường kích cơ này trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.
Nhiều khả năng, với sự ra đời của chiến đấu cơ F-35 với khả năng tấn công không đối đất vượt trội, quân đội Mỹ sẽ không còn cần tới một cường kích chuyên biệt trong biên chế của mình như A-10 Warthog trong tương lai. Nguồn ảnh: USAF.
Dù được thiết kế chuyên biệt với nhiệm vụ đối đất, tuy nhiên A-10 cũng được trang bị khả năng mang theo tên lửa AIM-9 Sidewinder cùng với hệ thống điều khiển hoả lực cho phép nó tự vệ khi bị không quân đối phương đánh chặn. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù mang theo được tên lửa, bom hay cả pháo phản lực nhưng danh tiếng của Warthog lại đến từ khẩu pháo 30mm GAU-8/A được bố trí ở mũi máy bay. Khẩu pháo này sử dụng đạn 30x173mm cùng với tốc độ bắn 3900 viên mỗi phút, tổng cộng lượng đạn mà A-10 mang theo được cũng chỉ là 1350 viên - tương đương với khoảng 20 giây xả đạn. Nguồn ảnh: BI.
Là một cường kích cơ được thiết kế để tối ưu hoá khả năng tác chiến không đối đất, A-10 không có khả năng bay siêu âm, tốc độ tối đa của nó chỉ là 833 km. Điểm quan trọng nhất của A-10 đó là nó có tốc độ bay tối thiểu rất thấp, chỉ là 220 km - đủ chậm để tấn công mặt đất một cách chĩnh xác. Nguồn ảnh: BI.
Hiện tại, dù đã ra đời được gần nửa thế kỷ nhưng quân đội Mỹ vẫn là lực lượng duy nhất sở hữu và sử dụng loại cường kích cơ này. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh khẩu pháo nòng xoay GAU-8/A trên cường kích A-10 "khè lửa" tấn công Taliban