Theo tờ “Tin tức quốc phòng Ấn Độ”, New Delhi sẽ nhận được lô tên lửa phòng không S-400 đầu tiên, do Nga sản xuất trước tháng 12 năm nay. Hệ thống phòng không này, có thể triển khai ở khu vực cao nguyên phía đông Ladakh, giáp biên giới Trung Quốc.Mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng cũng không gây ra sự chậm trễ trong việc Nga chuyển giao tên lửa S-400 cho Ấn Độ. Hệ thống S-400 đầu tiên, được lên kế hoạch chuyển giao cho quân đội Ấn Độ, đang gần được hoàn thiện.Ông Dmitry Sugayev, Giám đốc Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga cho biết, các nhân viên kỹ thuật được Ấn Độ cử sang đào tạo tại Nga, về cách sử dụng hệ thống tên lửa S-400, đã thành thạo quy trình khai thác và sử dụng hệ thống phòng không này. Trước mắt, Ấn Độ đã không yêu cầu đặt hàng thêm S-400.Các nhà phát triển S-400 của Nga, cũng hoàn toàn tin tưởng vào khả năng hoạt động của hệ thống, ở khu vực cao nguyên. Sau các cuộc thử nghiệm rộng rãi, các chuyên gia Nga cho biết, S-400 có thể được sử dụng tốt, ở những khu vực có độ cao trên 3.000 mét, so với mực nước biển.Phía Nga tuyên bố rằng, hệ thống này có thể cung cấp khả năng phòng thủ 100%, trước sự tiến công của tên lửa đối phương và các mục tiêu trên không; ngay cả ở khu vực địa hình cao nguyên, có độ cao trên 3.000m.Việc triển khai hệ thống S-400, được coi là sự gia tăng đáng kể sức mạnh phòng thủ của Ấn Độ; đặc biệt là trong các khu vực thuộc tuyến kiểm soát thực tế (LOC), đang ở trong tình trạng căng thẳng cao, với các nước láng giềng như Trung Quốc và Pakistan.S-400 được coi là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới; hệ thống được phát triển bởi Cục thiết kế trung tâm Almaz của Nga. NATO đặt cho nó mật danh SA-21 Growler.Radar của hệ thống S-400, có thể theo dõi máy bay cách xa 600 km và có thể phóng tên lửa đánh chặn mục tiêu từ cự ly 400 km. S-400 có thể bắn hạ máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo và thậm chí là vũ khí siêu thanh.Mỗi hệ thống S-400 bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, trong đó có một radar tầm xa để theo dõi mục tiêu, một radar thu nhận mục tiêu, một xe chỉ huy, nhiều bệ phóng tên lửa, cũng như các xe bảo đảm kỹ thuật, xe tiếp đạn.Hệ thống có thể mang theo nhiều loại tên lửa để tấn công các mục tiêu ở các cự ly khác nhau. Mặc dù thông số kỹ thuật của hệ thống S-400, mà Nga chuyển giao cho Ấn Độ vẫn chưa rõ ràng; nhưng mỗi hệ thống S-400 mà quân đội Nga sử dụng, bao gồm ít nhất 8 xe phóng và 32 tên lửa.Theo thông tin, hệ thống S-400 có thể bắn hạ máy bay ném bom chiến lược B-1 và B-2, máy bay cảnh báo sớm trên không, máy bay chiến đấu F-16 và tên lửa hành trình Tomahawk. Hiện nay loại máy bay chủ lực của Không quân Pakistan là F-16.Hệ thống S-400 được đưa vào trang bị trong quân đội Nga từ năm 2007 và chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ không phận thủ đô Moscow khỏi các mối đe dọa đường không.Năm 2015, hệ thống S-400 đã được triển khai tới Syria, để bảo vệ an toàn cho các cơ sở quan trọng ở Nga và Syria. Ngoài ra, Nga đã triển khai hệ thống S-400 ở Bán đảo Crimea.Trung Quốc, nước láng giềng của Ấn Độ cũng đã mua hệ thống S-400, vậy sự khác biệt giữa S-400 mà Trung Quốc và Ấn Độ mua là gì? Theo trang “Defencexp” của Ấn Độ, Trung Quốc đã mua của Nga 6 hệ thống S-400, nhưng Nga chưa bán loại tên lửa có tầm bắn 400 km cho nước này.Điều này có nghĩa là về mặt lý thuyết, S-400 của Trung Quốc trang bị, chỉ có thể sử dụng tên lửa có tầm bắn 40 km, 120 km và 250 km; do đó Trung Quốc chỉ có thể theo dõi và tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi bán kính 250 km.Năm 2018, Ấn Độ và Nga đã ký thỏa thuận mua 5 trung đoàn S-400 với giá 5 tỷ USD. Mỗi trung đoàn sẽ có một trung tâm chỉ huy di động, các loại radar khác nhau và 8 xe phóng tên lửa.Như vậy tổng cộng Ấn Độ sẽ có 5 trung tâm chỉ huy di động, hơn 10 radar và 40 xe phóng. Mỗi xe phóng có thể phóng đồng thời 4 tên lửa cùng lúc, do đó S-400 của Ấn Độ có thể phóng tổng cộng 160 tên lửa cùng một lúc.Không giống như Trung Quốc, Ấn Độ sẽ nhận được tên lửa của hệ thống S-400 với mọi tầm bắn từ Nga, tức là từ 40 km đến 400 km. Do đó, hệ thống S-400 của Ấn Độ có thể phóng tên lửa với tầm bắn 400 km, trong khi đối thủ Trung Quốc chỉ là 250 km, hiển nhiên Ấn Độ sẽ giành được lợi thế rất lớn. Nguồn ảnh: AvasP. Cận cảnh tổ hợp tên lửa phòng không S-400 - loại tên lửa phòng không hiện đại bậc nhất của Nga hiện nay. Nguồn: PTC7.
Theo tờ “Tin tức quốc phòng Ấn Độ”, New Delhi sẽ nhận được lô tên lửa phòng không S-400 đầu tiên, do Nga sản xuất trước tháng 12 năm nay. Hệ thống phòng không này, có thể triển khai ở khu vực cao nguyên phía đông Ladakh, giáp biên giới Trung Quốc.
Mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng cũng không gây ra sự chậm trễ trong việc Nga chuyển giao tên lửa S-400 cho Ấn Độ. Hệ thống S-400 đầu tiên, được lên kế hoạch chuyển giao cho quân đội Ấn Độ, đang gần được hoàn thiện.
Ông Dmitry Sugayev, Giám đốc Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga cho biết, các nhân viên kỹ thuật được Ấn Độ cử sang đào tạo tại Nga, về cách sử dụng hệ thống tên lửa S-400, đã thành thạo quy trình khai thác và sử dụng hệ thống phòng không này. Trước mắt, Ấn Độ đã không yêu cầu đặt hàng thêm S-400.
Các nhà phát triển S-400 của Nga, cũng hoàn toàn tin tưởng vào khả năng hoạt động của hệ thống, ở khu vực cao nguyên. Sau các cuộc thử nghiệm rộng rãi, các chuyên gia Nga cho biết, S-400 có thể được sử dụng tốt, ở những khu vực có độ cao trên 3.000 mét, so với mực nước biển.
Phía Nga tuyên bố rằng, hệ thống này có thể cung cấp khả năng phòng thủ 100%, trước sự tiến công của tên lửa đối phương và các mục tiêu trên không; ngay cả ở khu vực địa hình cao nguyên, có độ cao trên 3.000m.
Việc triển khai hệ thống S-400, được coi là sự gia tăng đáng kể sức mạnh phòng thủ của Ấn Độ; đặc biệt là trong các khu vực thuộc tuyến kiểm soát thực tế (LOC), đang ở trong tình trạng căng thẳng cao, với các nước láng giềng như Trung Quốc và Pakistan.
S-400 được coi là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới; hệ thống được phát triển bởi Cục thiết kế trung tâm Almaz của Nga. NATO đặt cho nó mật danh SA-21 Growler.
Radar của hệ thống S-400, có thể theo dõi máy bay cách xa 600 km và có thể phóng tên lửa đánh chặn mục tiêu từ cự ly 400 km. S-400 có thể bắn hạ máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo và thậm chí là vũ khí siêu thanh.
Mỗi hệ thống S-400 bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, trong đó có một radar tầm xa để theo dõi mục tiêu, một radar thu nhận mục tiêu, một xe chỉ huy, nhiều bệ phóng tên lửa, cũng như các xe bảo đảm kỹ thuật, xe tiếp đạn.
Hệ thống có thể mang theo nhiều loại tên lửa để tấn công các mục tiêu ở các cự ly khác nhau. Mặc dù thông số kỹ thuật của hệ thống S-400, mà Nga chuyển giao cho Ấn Độ vẫn chưa rõ ràng; nhưng mỗi hệ thống S-400 mà quân đội Nga sử dụng, bao gồm ít nhất 8 xe phóng và 32 tên lửa.
Theo thông tin, hệ thống S-400 có thể bắn hạ máy bay ném bom chiến lược B-1 và B-2, máy bay cảnh báo sớm trên không, máy bay chiến đấu F-16 và tên lửa hành trình Tomahawk. Hiện nay loại máy bay chủ lực của Không quân Pakistan là F-16.
Hệ thống S-400 được đưa vào trang bị trong quân đội Nga từ năm 2007 và chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ không phận thủ đô Moscow khỏi các mối đe dọa đường không.
Năm 2015, hệ thống S-400 đã được triển khai tới Syria, để bảo vệ an toàn cho các cơ sở quan trọng ở Nga và Syria. Ngoài ra, Nga đã triển khai hệ thống S-400 ở Bán đảo Crimea.
Trung Quốc, nước láng giềng của Ấn Độ cũng đã mua hệ thống S-400, vậy sự khác biệt giữa S-400 mà Trung Quốc và Ấn Độ mua là gì? Theo trang “Defencexp” của Ấn Độ, Trung Quốc đã mua của Nga 6 hệ thống S-400, nhưng Nga chưa bán loại tên lửa có tầm bắn 400 km cho nước này.
Điều này có nghĩa là về mặt lý thuyết, S-400 của Trung Quốc trang bị, chỉ có thể sử dụng tên lửa có tầm bắn 40 km, 120 km và 250 km; do đó Trung Quốc chỉ có thể theo dõi và tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi bán kính 250 km.
Năm 2018, Ấn Độ và Nga đã ký thỏa thuận mua 5 trung đoàn S-400 với giá 5 tỷ USD. Mỗi trung đoàn sẽ có một trung tâm chỉ huy di động, các loại radar khác nhau và 8 xe phóng tên lửa.
Như vậy tổng cộng Ấn Độ sẽ có 5 trung tâm chỉ huy di động, hơn 10 radar và 40 xe phóng. Mỗi xe phóng có thể phóng đồng thời 4 tên lửa cùng lúc, do đó S-400 của Ấn Độ có thể phóng tổng cộng 160 tên lửa cùng một lúc.
Không giống như Trung Quốc, Ấn Độ sẽ nhận được tên lửa của hệ thống S-400 với mọi tầm bắn từ Nga, tức là từ 40 km đến 400 km. Do đó, hệ thống S-400 của Ấn Độ có thể phóng tên lửa với tầm bắn 400 km, trong khi đối thủ Trung Quốc chỉ là 250 km, hiển nhiên Ấn Độ sẽ giành được lợi thế rất lớn. Nguồn ảnh: AvasP.
Cận cảnh tổ hợp tên lửa phòng không S-400 - loại tên lửa phòng không hiện đại bậc nhất của Nga hiện nay. Nguồn: PTC7.