Trong khi liên tục đẩy lùi chiến tuyến về phía tây, Nga vẫn kiên trì tấn công các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine, nhằm làm suy giảm tiềm lực chiến tranh và tinh thần kháng cự của đối phương. Ảnh: BulgarianmilitaryGần đây, tờ Newsweek đưa tin quân đội Nga đã không kích một nhà máy sản xuất quốc phòng ở Shostka, tỉnh Sumy. Cụ thể, vào ngày 31/12/2024, Nga phóng 13 tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander vào một nhà máy thuốc súng và một nhà máy kíp nổ. Dù thiệt hại cụ thể không được công bố nhưng với đặc tính đầu đạn mạnh của Iskander, nhiều nguồn tin nhận định hai nhà máy này có thể đã bị phá hủy hoàn toàn. Ảnh minh họa: ReutersTờ Le Monde (Pháp) dẫn lời một sĩ quan Ukraine xác nhận “cơ sở sản xuất vũ khí chủ chốt tại Shostka đã bị phá hủy”. Shostka nằm cách biên giới Nga chưa đến 50 km, khiến thị trấn này trở thành mục tiêu dễ tiếp cận. Giới chức địa phương Ukraine xác nhận vụ tấn công, cho biết Nga đã phóng 4 tên lửa vào lúc 3 giờ sáng và 9 quả khác sau đó 5 tiếng. Ảnh: RIA NovostiTruyền thông nhà nước Nga cũng xác nhận các đợt tấn công vào nhà máy quốc phòng tại Shostka, thậm chí cho rằng các đợt tấn công có thể đã diễn ra nhiều lần. Theo một quan chức Nga, các cuộc tấn công này sử dụng cả UAV cảm tử và tên lửa hành trình Kh-59. Nga dường như còn duy trì theo dõi thời gian thực khu vực này và có thể không kích bất cứ lúc nào. Ảnh: SputnikĐáng chú ý là giới chức Ukraine và nhiều hãng truyền thông phương Tây thường không công bố chi tiết các cơ sở quân sự bị phá hủy, ngoại trừ hạ tầng dân sự như điện, nước. Thay vào đó, họ thường mô tả các cuộc tấn công là “khủng bố nhắm vào dân thường”. Ảnh minh họaThực tế, thương vong dân sự là khó tránh trong các cuộc không kích. Tuy nhiên, việc Nga cố tình nhắm vào mục tiêu phi quân sự vẫn là điều chưa được chứng minh rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, chính quyền Ukraine và truyền thông phương Tây dường như đang cố tình làm mờ thông tin nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực trong dư luận khi Nga tấn công thành công các cơ sở quân sự. Ảnh: Google MapsVí dụ, sau vụ không kích nhà máy ở Shostka, Ukraine chỉ thừa nhận sự việc mà không đề cập mức độ thiệt hại. Nga tuyên bố đã phá hủy hoàn toàn hai nhà máy, nhưng không có xác nhận chính thức từ phía Ukraine. Mãi đến vài tháng sau, một số thông tin mới được hé lộ thông qua phỏng vấn binh sĩ ngoài tiền tuyến, phần nào cho thấy hiệu quả của các đòn tấn công này. Ảnh minh họa: MaxarTình huống tương tự xảy ra vào tháng 11/2024, khi Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung “Oreshnik” để không kích nhà máy cơ khí phía Nam ở Dnipro. Nhà máy này vốn là cơ sở sản xuất tên lửa từ thời Liên Xô và tiếp tục đảm nhiệm việc sản xuất tên lửa Neptune, Thunder-2, cũng như sửa chữa xe bọc thép. Điều này khiến cơ sở trở thành mục tiêu ưu tiên. Ảnh minh họa: ReutersTheo video từ camera giám sát, sáu đầu đạn phân tán của “Oreshnik”, mỗi đầu mang theo sáu đạn con, đã rơi xuống khu vực nhà máy theo từng đợt. Tuy không ghi nhận vụ nổ lớn, nhiều ý kiến cho rằng các đầu đạn có thể là loại trơ, gây sát thương bằng động năng thay vì nổ. Sau vụ việc, Ukraine chỉ tuyên bố thiệt hại “hạn chế” và không công bố chi tiết. Ảnh: Bộ Quốc phòng NgaSự im lặng của Ukraine có thể là chiến lược nhằm tránh tổn thất uy tín và giảm tác động tâm lý. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy giới hạn trong năng lực của Nga. Moscow chưa thể duy trì giám sát liên tục đối với các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Ukraine, và không thực hiện được nhiều cuộc tấn công “bão hòa” quy mô lớn. Ảnh minh họa: ReutersHầu hết các đòn đánh hiện tại vẫn dựa vào việc khai thác các lỗ hổng trong hệ thống phòng không Ukraine để thực hiện các cuộc tấn công chính xác quy mô hạn chế. Ảnh minh họa: ReutersDù vẫn có sức công phá đáng kể, nhưng việc liên tục sử dụng các tên lửa đắt đỏ như tên lửa Iskander không phải là giải pháp lý tưởng. Nga hiện không có nhiều lựa chọn thay thế: các hệ thống pháo phản lực cỡ lớn mà Nga sở hữu chủ yếu có tầm bắn dưới 100 km, trong khi loại đạt 200 km như “Tornado-S” chưa được xác minh hiệu quả trên thực địa. Ảnh: Bộ Quốc phòng NgaNgay cả khi tầm bắn đó là thực, nó cũng chỉ đủ cho các nhiệm vụ chiến thuật gần tiền tuyến, chứ chưa thể vươn tới chiều sâu chiến lược của lãnh thổ Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Trong khi liên tục đẩy lùi chiến tuyến về phía tây, Nga vẫn kiên trì tấn công các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Ukraine, nhằm làm suy giảm tiềm lực chiến tranh và tinh thần kháng cự của đối phương. Ảnh: Bulgarianmilitary
Gần đây, tờ Newsweek đưa tin quân đội Nga đã không kích một nhà máy sản xuất quốc phòng ở Shostka, tỉnh Sumy. Cụ thể, vào ngày 31/12/2024, Nga phóng 13 tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander vào một nhà máy thuốc súng và một nhà máy kíp nổ. Dù thiệt hại cụ thể không được công bố nhưng với đặc tính đầu đạn mạnh của Iskander, nhiều nguồn tin nhận định hai nhà máy này có thể đã bị phá hủy hoàn toàn. Ảnh minh họa: Reuters
Tờ Le Monde (Pháp) dẫn lời một sĩ quan Ukraine xác nhận “cơ sở sản xuất vũ khí chủ chốt tại Shostka đã bị phá hủy”. Shostka nằm cách biên giới Nga chưa đến 50 km, khiến thị trấn này trở thành mục tiêu dễ tiếp cận. Giới chức địa phương Ukraine xác nhận vụ tấn công, cho biết Nga đã phóng 4 tên lửa vào lúc 3 giờ sáng và 9 quả khác sau đó 5 tiếng. Ảnh: RIA Novosti
Truyền thông nhà nước Nga cũng xác nhận các đợt tấn công vào nhà máy quốc phòng tại Shostka, thậm chí cho rằng các đợt tấn công có thể đã diễn ra nhiều lần. Theo một quan chức Nga, các cuộc tấn công này sử dụng cả UAV cảm tử và tên lửa hành trình Kh-59. Nga dường như còn duy trì theo dõi thời gian thực khu vực này và có thể không kích bất cứ lúc nào. Ảnh: Sputnik
Đáng chú ý là giới chức Ukraine và nhiều hãng truyền thông phương Tây thường không công bố chi tiết các cơ sở quân sự bị phá hủy, ngoại trừ hạ tầng dân sự như điện, nước. Thay vào đó, họ thường mô tả các cuộc tấn công là “khủng bố nhắm vào dân thường”. Ảnh minh họa
Thực tế, thương vong dân sự là khó tránh trong các cuộc không kích. Tuy nhiên, việc Nga cố tình nhắm vào mục tiêu phi quân sự vẫn là điều chưa được chứng minh rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, chính quyền Ukraine và truyền thông phương Tây dường như đang cố tình làm mờ thông tin nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực trong dư luận khi Nga tấn công thành công các cơ sở quân sự. Ảnh: Google Maps
Ví dụ, sau vụ không kích nhà máy ở Shostka, Ukraine chỉ thừa nhận sự việc mà không đề cập mức độ thiệt hại. Nga tuyên bố đã phá hủy hoàn toàn hai nhà máy, nhưng không có xác nhận chính thức từ phía Ukraine. Mãi đến vài tháng sau, một số thông tin mới được hé lộ thông qua phỏng vấn binh sĩ ngoài tiền tuyến, phần nào cho thấy hiệu quả của các đòn tấn công này. Ảnh minh họa: Maxar
Tình huống tương tự xảy ra vào tháng 11/2024, khi Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung “Oreshnik” để không kích nhà máy cơ khí phía Nam ở Dnipro. Nhà máy này vốn là cơ sở sản xuất tên lửa từ thời Liên Xô và tiếp tục đảm nhiệm việc sản xuất tên lửa Neptune, Thunder-2, cũng như sửa chữa xe bọc thép. Điều này khiến cơ sở trở thành mục tiêu ưu tiên. Ảnh minh họa: Reuters
Theo video từ camera giám sát, sáu đầu đạn phân tán của “Oreshnik”, mỗi đầu mang theo sáu đạn con, đã rơi xuống khu vực nhà máy theo từng đợt. Tuy không ghi nhận vụ nổ lớn, nhiều ý kiến cho rằng các đầu đạn có thể là loại trơ, gây sát thương bằng động năng thay vì nổ. Sau vụ việc, Ukraine chỉ tuyên bố thiệt hại “hạn chế” và không công bố chi tiết. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Sự im lặng của Ukraine có thể là chiến lược nhằm tránh tổn thất uy tín và giảm tác động tâm lý. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy giới hạn trong năng lực của Nga. Moscow chưa thể duy trì giám sát liên tục đối với các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Ukraine, và không thực hiện được nhiều cuộc tấn công “bão hòa” quy mô lớn. Ảnh minh họa: Reuters
Hầu hết các đòn đánh hiện tại vẫn dựa vào việc khai thác các lỗ hổng trong hệ thống phòng không Ukraine để thực hiện các cuộc tấn công chính xác quy mô hạn chế. Ảnh minh họa: Reuters
Dù vẫn có sức công phá đáng kể, nhưng việc liên tục sử dụng các tên lửa đắt đỏ như tên lửa Iskander không phải là giải pháp lý tưởng. Nga hiện không có nhiều lựa chọn thay thế: các hệ thống pháo phản lực cỡ lớn mà Nga sở hữu chủ yếu có tầm bắn dưới 100 km, trong khi loại đạt 200 km như “Tornado-S” chưa được xác minh hiệu quả trên thực địa. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Ngay cả khi tầm bắn đó là thực, nó cũng chỉ đủ cho các nhiệm vụ chiến thuật gần tiền tuyến, chứ chưa thể vươn tới chiều sâu chiến lược của lãnh thổ Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga