Nguyễn Văn Lập tên khai sinh Kostas Sarantidis là chiến sĩ nước ngoài duy nhất từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân của Việt Nam. Ông cũng có thể là người Hy Lạp duy nhất từng sát cánh bên cạnh lực lượng Việt Minh thời kháng chiến chống Pháp. Nguồn ảnh: VTV.Sinh ra ở Hy Lạp, năm 16 tuổi ông bị phát xít Đức bắt đi lính nhưng đào thoát và lang thang ở đất Nam Tư do không có giấy tờ để về nước. Tới tận khi chiến tranh kết thúc, ông vẫn không thể về nhà vì không chứng minh được mình là người Hy Lạp.Nguồn ảnh: VTV.Không thể về nhà và bị bắt vào trại tập trung "cựu binh phát xít Đức", Kostas Sarantidis buộc phải gia nhập binh đoàn Lê Dương - đội quân đánh thuê của Pháp vốn sẵn sàng nhận bất cứ ai, không cần biết tới quốc tịch, màu da hay thậm chí lịch sử phạm tội hình sự ở nước sở tại.Nguồn ảnh: TL.Theo bước chân của binh đoàn Lê Dương, Kostas Sarantidis sang Việt Nam tham chiến. Tuy nhiên khi tới đây, ông đã nhận ra sự man rợ của quân Pháp ở đất Đông Dương. Người Pháp đưa ông sang Việt Nam để hành hạ người bản xứ - chứ không phải chống phát xít Nhật như lời hứa hẹn ban đầu.Nguồn ảnh: TL.Phẫn nộ trước những hành động dã man của Pháp với người Việt Nam khi đó, Kostas Sarantidis đào ngũ, chạy sang hàng ngũ Việt Minh cùng với 25 người tù chính trị khác được ông thả tự do từ trước đó.Nguồn ảnh: TL.Ban đầu, Kostas Sarantidis được cử nhiệm vụ địch vận, sử dụng khả năng ngoại ngữ của mình để viết truyền đơn, kêu gọi lính nước ngoài phục vụ trong quân đội Lê Dương đào ngũ thay vì chiến đấu một cách phi nghĩa ở quốc gia này.Nguồn ảnh: TL.Tuy nhiên khả năng chiến đấu của Kostas Sarantidis sớm được bộc lộ, ông từng bắn rơi một máy bay gần Phú Cang (Quảng Nam), tham gia chống địch càn quét, tấn công quân Pháp ở quy mô lớn, tiêu diệt hàng trăm tên lính Âu Phi.Nguồn ảnh: TL.Năm 1949, ông được kết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam ngay trên chiến hào. Có lẽ, Kostas Sarantidis cũng là người gốc Hy Lạp hiếm hoi được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Lao Động - tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay. Nguồn ảnh: TL.Tới năm 1952, Kostas Sarantidis được giao nhiệm vụ Tổng giám thị Trại tù binh Âu Phi. Lúc này, nhiệm vụ của ông không những là cảm hóa những người tù binh chiến tranh mà bằng mọi điều kiện cho phép trong tình trạng thiếu thốn lúc bấy giờ, phải cải thiện đời sống của người tù, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.Nguồn ảnh: TL.Sau năm 1954, nhiều tù binh khi được chúng ta trao trả cho Pháp thậm chí đã phải thừa nhận rằng, một trại tù không hàng rào dây thép gai, không tra tấn về thể xác lẫn tinh thần và được đối xử tử tế đã khiến họ tỉnh ngộ, nhận ra sự phi lý của người Pháp khi khơi mào cuộc chiến tranh với nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.Năm 1965, Kostas Sarantidis làm đơn xin được trở về nước và được chính phủ Việt Nam đồng ý. Về quê hương, ông gia nhập Đảng Cộng Sản Hy Lạp và tiếp tục hoạt động tích cực tới tận ngày nay. Năm 2010, ông được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết trao quyết định công nhận là công dân Việt Nam. Năm 2013, ông được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Nguồn ảnh: Forb. Chiến thắng Điện Biên Phủ - cột mốc chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Văn Lập tên khai sinh Kostas Sarantidis là chiến sĩ nước ngoài duy nhất từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân của Việt Nam. Ông cũng có thể là người Hy Lạp duy nhất từng sát cánh bên cạnh lực lượng Việt Minh thời kháng chiến chống Pháp. Nguồn ảnh: VTV.
Sinh ra ở Hy Lạp, năm 16 tuổi ông bị phát xít Đức bắt đi lính nhưng đào thoát và lang thang ở đất Nam Tư do không có giấy tờ để về nước. Tới tận khi chiến tranh kết thúc, ông vẫn không thể về nhà vì không chứng minh được mình là người Hy Lạp.Nguồn ảnh: VTV.
Không thể về nhà và bị bắt vào trại tập trung "cựu binh phát xít Đức", Kostas Sarantidis buộc phải gia nhập binh đoàn Lê Dương - đội quân đánh thuê của Pháp vốn sẵn sàng nhận bất cứ ai, không cần biết tới quốc tịch, màu da hay thậm chí lịch sử phạm tội hình sự ở nước sở tại.Nguồn ảnh: TL.
Theo bước chân của binh đoàn Lê Dương, Kostas Sarantidis sang Việt Nam tham chiến. Tuy nhiên khi tới đây, ông đã nhận ra sự man rợ của quân Pháp ở đất Đông Dương. Người Pháp đưa ông sang Việt Nam để hành hạ người bản xứ - chứ không phải chống phát xít Nhật như lời hứa hẹn ban đầu.Nguồn ảnh: TL.
Phẫn nộ trước những hành động dã man của Pháp với người Việt Nam khi đó, Kostas Sarantidis đào ngũ, chạy sang hàng ngũ Việt Minh cùng với 25 người tù chính trị khác được ông thả tự do từ trước đó.Nguồn ảnh: TL.
Ban đầu, Kostas Sarantidis được cử nhiệm vụ địch vận, sử dụng khả năng ngoại ngữ của mình để viết truyền đơn, kêu gọi lính nước ngoài phục vụ trong quân đội Lê Dương đào ngũ thay vì chiến đấu một cách phi nghĩa ở quốc gia này.Nguồn ảnh: TL.
Tuy nhiên khả năng chiến đấu của Kostas Sarantidis sớm được bộc lộ, ông từng bắn rơi một máy bay gần Phú Cang (Quảng Nam), tham gia chống địch càn quét, tấn công quân Pháp ở quy mô lớn, tiêu diệt hàng trăm tên lính Âu Phi.Nguồn ảnh: TL.
Năm 1949, ông được kết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam ngay trên chiến hào. Có lẽ, Kostas Sarantidis cũng là người gốc Hy Lạp hiếm hoi được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Lao Động - tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay. Nguồn ảnh: TL.
Tới năm 1952, Kostas Sarantidis được giao nhiệm vụ Tổng giám thị Trại tù binh Âu Phi. Lúc này, nhiệm vụ của ông không những là cảm hóa những người tù binh chiến tranh mà bằng mọi điều kiện cho phép trong tình trạng thiếu thốn lúc bấy giờ, phải cải thiện đời sống của người tù, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.Nguồn ảnh: TL.
Sau năm 1954, nhiều tù binh khi được chúng ta trao trả cho Pháp thậm chí đã phải thừa nhận rằng, một trại tù không hàng rào dây thép gai, không tra tấn về thể xác lẫn tinh thần và được đối xử tử tế đã khiến họ tỉnh ngộ, nhận ra sự phi lý của người Pháp khi khơi mào cuộc chiến tranh với nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Năm 1965, Kostas Sarantidis làm đơn xin được trở về nước và được chính phủ Việt Nam đồng ý. Về quê hương, ông gia nhập Đảng Cộng Sản Hy Lạp và tiếp tục hoạt động tích cực tới tận ngày nay. Năm 2010, ông được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết trao quyết định công nhận là công dân Việt Nam. Năm 2013, ông được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Nguồn ảnh: Forb.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - cột mốc chói lọi trong lịch sử Việt Nam.