Mới đây, bức ảnh về cuộc tập trận của một đơn vị xe tăng, thuộc Lực lượng Phòng vệ bờ biển thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga, đã gây chú ý khi tháp pháo của những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3, đều được bọc bằng kết cấu khung thép lồng khổng lồ, thoạt nhìn thì có vẻ như được đội “mũ sắt”.Trên thực tế, những chiếc “mũ sắt” trông kỳ dị này, là thành phần lớp giáp lồng, được thiết kế đặc biệt để đối phó với các loại tên lửa tấn công hàng đầu hiện nay đó là Javelin; được thiết kế tiến công theo kiểu đâm thẳng từ trên xuống vào khu vực tháp pháo, nơi được bảo vệ yếu nhất.Kể từ khi xe tăng ra đời, cuộc chiến giữa giáp tăng và đạn chống tăng chưa bao giờ dừng lại. Các nhà thiết kế giáp tăng đã thiết kế nhiều loại giáp khác nhau, chẳng hạn như giáp thép đồng nhất, giáp nghiêng, giáp hộp, giáp lồng, giáp phản ứng nổ và giáp composite, để chống lại các loại đạn chống tăng ngày càng mạnh.Ngoài ra, từ góc độ bố trí giáp bảo vệ của xe tăng, phần bán cầu trước của xe và xung quanh tháp pháo, thường được bố trí giáp dày hơn, để chống lại các cuộc tấn công từ phía trước. Giáp bên hông, phía sau và đặc biệt trên nóc tháp pháo hay phần động cơ của xe tăng, thường mỏng hơn và khả năng phòng thủ yếu.Vào những năm 1980, công ty quốc phòng Bofors của Thụy Điển đã có một cách tiếp cận khác khi thiết kế tên lửa chống tăng Bill, khi loại tên lửa này chuyên tấn công phần đầu xe tăng.Nguyên lý của tên lửa Bill, khi tới gần mục tiêu, tên lửa có 2 có cảm biến quang học và từ trường. Cảm biến quang học dùng để phát hiện mục tiêu, trong khi cảm biến từ tính phát hiện mục tiêu kim loại, để xác định điểm tốt nhất cho tên lửa phát nổ. Sự xuất hiện của tên lửa chống tăng Bill đã mở ra ý tưởng thiết kế loại tên lửa chống tăng mới của Mỹ. Sau đó, tên lửa chống tăng Javelin tiên tiến hơn, do Mỹ sản xuất ra đời và đưa vào biên chế năm 1993 và cũng là tên lửa thế hệ 3 đầu tiên trên thế giới, hoạt động theo nguyên lý “bắn và quên”.Tên lửa Javelin tiếp tục thay đổi phương thức tấn công từ trên cao của tên lửa chống tăng Bill, đó là sử dụng phương pháp “đột nóc”. Khi tên lửa rời ống phóng, tên lửa không đi theo quỹ đạo ngang, mà leo lên cao và tấn công vào tháp pháo xe tăng từ trên xuống; đây cũng là nơi bảo vệ yếu nhất của xe tăng.Với việc đưa các loại đạn chống tăng mới vào chiến đấu, các nhà thiết kế xe tăng bắt đầu tính đến cách phòng thủ trước những đòn đánh từ trên cao. Hiện theo đánh giá của các chuyên gia, Nga đang dẫn đầu thế giới về vấn đề này.Nga chủ yếu áp dụng ba phương pháp chống đòn đánh “đột nóc”, một là lắp giáp phản ứng nổ (ERA) phía trên tháp pháo xe tăng. Nếu tên lửa trúng giáp ERA, loại giáp này sẽ kích nổ đạn từ bên ngoài, làm suy yếu tác dụng xuyên của tên lửa đối với lớp giáp trên cùng của tháp pháo.Thứ hai là lắp đặt hệ thống phòng thủ chủ động cho xe tăng, và giải phóng mối đe dọa bằng cách bắn hạ tên lửa đang bay tới, bằng cách phóng những quả đạn đánh chặn. Thứ ba là lắp kết cấu khung thép phía trên tháp pháo, để tạo thành lớp giáp lồng như một chiếc ô trên đầu, có thể đối phó với các loại đạn tấn công đột nóc như kiểu tên lửa Javelin; nguyên lý hoạt động tương tự như giáp phản ứng nổ.Mỗi phương pháp trong số ba phương pháp trên đều có ưu điểm và nhược điểm. Phương pháp thứ nhất tương đối đơn giản, Quân đội Nga đã lắp giáp phản ứng nổ trên các xe tăng thế hệ thứ ba như T-72 và T-80.Do đỉnh tháp pháo diện tích chật chội, nên ERA được tại đây không có miếng đệm giữa nó và tháp pháo xe tăng, nên khó có thể cản trở hoàn toàn luồng xuyên của tên lửa và hiệu ứng phòng thủ có giới hạn.Phương pháp thứ hai hoạt động tốt nhất, nhưng chi phí cao. Hiện quân đội Nga mới chỉ trang bị hệ thống đánh chặn chủ động cho xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Amata. Ngoài ra, đạn đánh chặn cũng chỉ có giới hạn, nếu xe sử dụng hết, sẽ dễ dàng biến thành mồi ngon cho tên lửa.Phương pháp thứ ba trông có vẻ “kinh dị” nhất, nhưng chi phí thấp mà hiệu quả lại tốt. Loại kết cấu giáp lồng này, sẽ phát nổ khi trúng tên lửa và cản trở hướng luồng xuyên của tia phản lực kim loại, khiến nó mất phần lớn năng lượng xuyên giáp khi tới nóc xe và không đủ lực xuyên thủng lớp giáp trên cùng của tháp pháo.Phương thức phòng thủ này lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường Syria và đạt được những hiệu quả chiến đấu rõ rệt. Rõ ràng, các chuyên gia quân sự của Nga tại Syria, đã mang phương pháp phòng thủ xe tăng đơn giản và rẻ tiền này về cho Nga. Trong những năm gần đây, quân đội Ukraine đã nhận được một lượng lớn viện trợ quân sự của Mỹ, bao gồm cả tên lửa chống tăng Javelin. Ngoài ra, Không quân Ukraine còn trang bị một số UAV TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ, có thể lắp tên lửa chống tăng, có sức uy hiếp cực lớn. Trước tình hình đó, quân đội Nga đã có những bước chuẩn bị đầy đủ. Hiện tại, ngoài các đơn vị xe tăng thuộc Hạm đội Biển Đen, các đơn vị xe tăng của Quân đội Nga giáp biên giới Ukraine cũng đang lắp đặt loại kết cấu khung thép này cho xe tăng của mình để chống lại các mối đe dọa từ trên không. Nguồn ảnh: Fossi.
Mới đây, bức ảnh về cuộc tập trận của một đơn vị xe tăng, thuộc Lực lượng Phòng vệ bờ biển thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga, đã gây chú ý khi tháp pháo của những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3, đều được bọc bằng kết cấu khung thép lồng khổng lồ, thoạt nhìn thì có vẻ như được đội “mũ sắt”.
Trên thực tế, những chiếc “mũ sắt” trông kỳ dị này, là thành phần lớp giáp lồng, được thiết kế đặc biệt để đối phó với các loại tên lửa tấn công hàng đầu hiện nay đó là Javelin; được thiết kế tiến công theo kiểu đâm thẳng từ trên xuống vào khu vực tháp pháo, nơi được bảo vệ yếu nhất.
Kể từ khi xe tăng ra đời, cuộc chiến giữa giáp tăng và đạn chống tăng chưa bao giờ dừng lại. Các nhà thiết kế giáp tăng đã thiết kế nhiều loại giáp khác nhau, chẳng hạn như giáp thép đồng nhất, giáp nghiêng, giáp hộp, giáp lồng, giáp phản ứng nổ và giáp composite, để chống lại các loại đạn chống tăng ngày càng mạnh.
Ngoài ra, từ góc độ bố trí giáp bảo vệ của xe tăng, phần bán cầu trước của xe và xung quanh tháp pháo, thường được bố trí giáp dày hơn, để chống lại các cuộc tấn công từ phía trước. Giáp bên hông, phía sau và đặc biệt trên nóc tháp pháo hay phần động cơ của xe tăng, thường mỏng hơn và khả năng phòng thủ yếu.
Vào những năm 1980, công ty quốc phòng Bofors của Thụy Điển đã có một cách tiếp cận khác khi thiết kế tên lửa chống tăng Bill, khi loại tên lửa này chuyên tấn công phần đầu xe tăng.
Nguyên lý của tên lửa Bill, khi tới gần mục tiêu, tên lửa có 2 có cảm biến quang học và từ trường. Cảm biến quang học dùng để phát hiện mục tiêu, trong khi cảm biến từ tính phát hiện mục tiêu kim loại, để xác định điểm tốt nhất cho tên lửa phát nổ.
Sự xuất hiện của tên lửa chống tăng Bill đã mở ra ý tưởng thiết kế loại tên lửa chống tăng mới của Mỹ. Sau đó, tên lửa chống tăng Javelin tiên tiến hơn, do Mỹ sản xuất ra đời và đưa vào biên chế năm 1993 và cũng là tên lửa thế hệ 3 đầu tiên trên thế giới, hoạt động theo nguyên lý “bắn và quên”.
Tên lửa Javelin tiếp tục thay đổi phương thức tấn công từ trên cao của tên lửa chống tăng Bill, đó là sử dụng phương pháp “đột nóc”. Khi tên lửa rời ống phóng, tên lửa không đi theo quỹ đạo ngang, mà leo lên cao và tấn công vào tháp pháo xe tăng từ trên xuống; đây cũng là nơi bảo vệ yếu nhất của xe tăng.
Với việc đưa các loại đạn chống tăng mới vào chiến đấu, các nhà thiết kế xe tăng bắt đầu tính đến cách phòng thủ trước những đòn đánh từ trên cao. Hiện theo đánh giá của các chuyên gia, Nga đang dẫn đầu thế giới về vấn đề này.
Nga chủ yếu áp dụng ba phương pháp chống đòn đánh “đột nóc”, một là lắp giáp phản ứng nổ (ERA) phía trên tháp pháo xe tăng. Nếu tên lửa trúng giáp ERA, loại giáp này sẽ kích nổ đạn từ bên ngoài, làm suy yếu tác dụng xuyên của tên lửa đối với lớp giáp trên cùng của tháp pháo.
Thứ hai là lắp đặt hệ thống phòng thủ chủ động cho xe tăng, và giải phóng mối đe dọa bằng cách bắn hạ tên lửa đang bay tới, bằng cách phóng những quả đạn đánh chặn.
Thứ ba là lắp kết cấu khung thép phía trên tháp pháo, để tạo thành lớp giáp lồng như một chiếc ô trên đầu, có thể đối phó với các loại đạn tấn công đột nóc như kiểu tên lửa Javelin; nguyên lý hoạt động tương tự như giáp phản ứng nổ.
Mỗi phương pháp trong số ba phương pháp trên đều có ưu điểm và nhược điểm. Phương pháp thứ nhất tương đối đơn giản, Quân đội Nga đã lắp giáp phản ứng nổ trên các xe tăng thế hệ thứ ba như T-72 và T-80.
Do đỉnh tháp pháo diện tích chật chội, nên ERA được tại đây không có miếng đệm giữa nó và tháp pháo xe tăng, nên khó có thể cản trở hoàn toàn luồng xuyên của tên lửa và hiệu ứng phòng thủ có giới hạn.
Phương pháp thứ hai hoạt động tốt nhất, nhưng chi phí cao. Hiện quân đội Nga mới chỉ trang bị hệ thống đánh chặn chủ động cho xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Amata. Ngoài ra, đạn đánh chặn cũng chỉ có giới hạn, nếu xe sử dụng hết, sẽ dễ dàng biến thành mồi ngon cho tên lửa.
Phương pháp thứ ba trông có vẻ “kinh dị” nhất, nhưng chi phí thấp mà hiệu quả lại tốt. Loại kết cấu giáp lồng này, sẽ phát nổ khi trúng tên lửa và cản trở hướng luồng xuyên của tia phản lực kim loại, khiến nó mất phần lớn năng lượng xuyên giáp khi tới nóc xe và không đủ lực xuyên thủng lớp giáp trên cùng của tháp pháo.
Phương thức phòng thủ này lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường Syria và đạt được những hiệu quả chiến đấu rõ rệt. Rõ ràng, các chuyên gia quân sự của Nga tại Syria, đã mang phương pháp phòng thủ xe tăng đơn giản và rẻ tiền này về cho Nga.
Trong những năm gần đây, quân đội Ukraine đã nhận được một lượng lớn viện trợ quân sự của Mỹ, bao gồm cả tên lửa chống tăng Javelin. Ngoài ra, Không quân Ukraine còn trang bị một số UAV TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ, có thể lắp tên lửa chống tăng, có sức uy hiếp cực lớn.
Trước tình hình đó, quân đội Nga đã có những bước chuẩn bị đầy đủ. Hiện tại, ngoài các đơn vị xe tăng thuộc Hạm đội Biển Đen, các đơn vị xe tăng của Quân đội Nga giáp biên giới Ukraine cũng đang lắp đặt loại kết cấu khung thép này cho xe tăng của mình để chống lại các mối đe dọa từ trên không. Nguồn ảnh: Fossi.