Ý tưởng về pháo phản lực đa nòng hạng nặng tầm ngắn có khả năng phóng các tên lửa mang đầu đạn nhiệt áp hay đầu đạn chứa chất cháy xuất hiện vào cuối thập niên 1970, và một hệ thống như vậy với tên TOS-1, bao gồm xe cơ giới chở ống phóng, tên lửa và xe cơ giới nạp đạn đã được phát triển vào đầu thập niên 1980 tại Phòng thiết kế Omsk Transmash (KTBM). TOS-1 (tiếng Nga тяжёлая огнемётная система - ТОС-1 - "hệ thống phun lửa hạng nặng") là hệ pháo phản lực đa nòng/bắn loạt và là một loại vũ khí nhiệt áp, đặt trên khung gầm xe tăng T-72, được thiết kế để tiêu diệt bộ binh đối phương trong công sự, nơi có địa hình trống trải, trong các loại xe thiết giáp hạng nhẹ, cũng như các loại khí tài, công trình...Từ tháng 12/1988-2/1989, việc hai xe TOS-1 được thử nghiệm tại thung lũng Charikarsky và Nam Salang trong chiến dịch "Typhoon", đã gây ra bất ngờ cho phiến quân Afghanistan, giải vây cho đoàn cơ giới Liên Xô đang bị tập kích. Với thời gian triển khai-thu hồi nhanh, cũng như khả năng công kích chính xác mục tiêu khu vực núi đá phức tạp mà không thể công kích bằng hỏa lực không quân hoặc pháo thông thường, TOS-1 nhanh chóng được chấp nhận trang bị trong Quân đội Xô viết.Sau đó, TOS-1 được sử dụng trong chiến tranh Chechnya lần thứ hai, đặc biệt, trong trận đánh tại làng Komsomolskoye vào tháng 3/2000. Vũ khí này từng được quân đội Iraq sử dụng để đánh khủng bố IS tại Mosul; nó cũng đã chứng minh tính hiệu quả khi hỗ trợ bộ binh trong chiến dịch của quân chính phủ Syria giải phóng thành phố Palmyra khỏi khủng bố IS năm 2017. TOS-1A cũng được sử dụng để phòng thủ căn cứ quân sự của Nga tại Khmeimim (Syria). Đây là vũ khí cực kỳ hiệu quả để chống mai phục, vũ khí hoàn hảo để đánh khủng bố.Đáng nói, TOS-1 hiện không thuộc biên chế trong lực lượng pháo binh, mà thuộc lực lượng phòng hóa Nga; và có tin, Nga đang chuẩn bị đưa vũ khí mới, trong đó có cả TOS-1A vào chiến trường Syria, sẽ bố trí tại căn cứ Al-Qamishli.Theo trang Sina (Trung Quốc), Nga tạo ra hệ thống pháo phản lực nhiệt áp TOC-1A từ kinh nghiệm đau lòng của trận chiến kinh hoàng tại "hỏa ngục Grozny" (Chechnya) - nơi quân đội Nga chịu tổn thất nặng nề với hàng trăm xe tăng bị phá hủy. Trong điều kiện tác chiến thành thị với các ổ đề kháng kiên cố, các phương tiện bọc thép thông thường trở nên vô dụng, thay vào đó, việc sử dụng các vụ nổ chân không đã làm tăng đáng kể hiệu quả của các trận đánh. Nghiên cứu, chế tạo vũ khí theo nhu cầu đó, TOS-1A ra đời và được đưa vào biên chế quân đội Nga từ 2001.TOS-1A có khối lượng 46 tấn, dài 6,86m, rộng 3,46m, cao 2,6m, cỡ nòng 220mm, số ống phóng 24, tốc độ bắn 24 ống/12s, tầm bắn tối đa 6km, kíp xe 3 thành viên, tốc độ tối đa 65km/h, tầm hoạt động 550km. Đạn TOS-1A gồm hai kiểu: MO.1.01.04 và MO.1.01.04M với chiều dài lần lượt là 3,3 và 3,7m; nặng 173 và 217kg. Tổ hợp pháo được bảo vệ bởi súng phóng lựu khói dạng 4 ống 902G. Hệ thống này được hỗ trợ bởi xe cơ giới địa hình nạp đạn TZM-T có trang bị cần trục để vận chuyển đầy đủ 24 quả đạn để nạp lại. Việc tiếp đạn cho pháo phản lực TOS-1A diễn ra nhanh hơn nhiều so với các hệ thống phóng rocket truyền thống. TOS-1A có thể bắn từng quả một hoặc 2 quả cùng lúc và chỉ mất có 0,5 giây để khai hỏa; thời gian chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái chiến đấu là 90 giây. Xe chở ống phóng được trang bị một lưỡi xúc phía dưới gầm trước để có thể tự đào công sự khi cần thiết.Trên thế giới có nhiều hệ thống hỏa lực phóng loạt, ví dụ, pháo phản lực HIMARS trên xe M142 (Mỹ), nhưng tất cả đều chỉ bọc thép hạng nhẹ và được thiết kế để khai hỏa từ vị trí được bảo vệ. Trong khi đó, TOS-1A ngắm bắn trực diện nhờ có đủ hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy đo cự ly laser và máy tính đạn đạo, sở hữu giáp hạng nặng của tăng T-72 với động cơ diesel 840 mã lực (630 kW). Các hệ thống tương tự thường sử dụng đạn nổ phá thông thường hoặc đạn chùm, trong khi TOS-1A dùng đạn cháy của các tổ hợp Smerch và Uragan. TOS-1A được trang bị 2 loại đạn gồm đạn chứa chất gây cháy và đầu đạn sử dụng chất nổ thermobaric - thường được sử dụng để chế tạo bom chân không (fuel-air explosive).Cả hai loại đầu đạn này khi bắn đến mục tiêu sẽ tạo ra các đám lửa đốt cháy, hủy diệt mục tiêu bằng vụ nổ hóa chất chứa trong tên lửa. Nguyên lí làm việc của đầu đạn này là phát tán một chất cháy đặc biệt thành “đám mây” bao quanh mục tiêu và kích hoạt đám mây để tạo vụ nổ lớn. Ngọn lửa tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ làm không khí giãn nở một cách đột ngột tạo ra các sóng chấn động, đủ khả năng sát thương cả bộ binh ẩn nấp trong hầm trú ẩn sâu dưới lòng đất, lẩn trốn trong boongke, hang động, thông qua việc đốt sạch oxi dự trữ và tạo ra hiện tượng chân không bán phần trong thời gian ngắn, hút sạch dưỡng khí qua các lỗ thông hơi, khiến đối phương bị tiêu diệt hoàn toàn mà không có cách chống đỡ.Việc sử dụng các vụ nổ đó trong môi trường hẹp sẽ hội tụ các hiệu ứng sóng chấn động và nhiệt gây tổn thương hiệu quả hơn; khi nó rút chân không trong môi trường hẹp và kín, nguồn không khí thay thế sẽ rất khó vào khiến cho mọi sinh vật trong môi trường bị thiếu dưỡng khí và mất cân bằng áp suất quá lâu dẫn đến tử vong. Đây là điều mà pháo binh thông thường không thể làm được, chưa kể, một hệ thống TOS-1A được cho là có uy lực ngang bằng 18 hệ thống pháo tự hành. Tuy vậy, do nhược điểm phụ thuộc vào ôxy trong khu vực xung quanh mục tiêu nên nó hoàn toàn không thích hợp để sử dụng dưới nước, chiến đấu trên cao hay trong thời tiết xấu...Tạp chí Jane’s mới đây cho biết, Công ty SPLAV (Nga) đang phát triển một thế hệ đạn rocket không điều khiển 220mm mới có kích thước tương đương đạn tiêu chuẩn MO-1.01.04M hiện nay, dành cho các tổ hợp TOS-1A. Khác biệt chính là nó được trang bị thế hệ đầu đạn nhiệt áp có sức công phá lớn hơn và có tầm bắn được cải thiện đáng kể so với mẫu cũ. Với loại đạn hiện có, tầm bắn hiệu quả của TOS-1A chỉ 6.000m, nhưng mẫu đạn mới do Splav phát triển có tầm bắn đạt trên 10.000m - khoảng cách được coi là khá an toàn trước đòn đáp trả bằng tên lửa chống tăng của đối phương.Theo nhà sản xuất, đạn rocket mới dành cho TOS-1A sử dụng nhiên liệu rắn cùng với đầu đạn nhiệt áp thế hệ mới và được chế tạo dựa trên công nghệ tiên tiến nhất hiện nay của Nga, vẫn giữ nguyên kích thước của mẫu đạn MO-1.01.04M nhưng sức hủy diệt tăng lên rất nhiều. Một tổ hợp TOS-1A có khả năng gây sát thương trong khu vực rộng đến 40.000 m2, tương đương diện tích của 6 sân bóng gộp lại. Tạp chí Popular Mechanics của Mỹ từng gọi TOS-1A là "địa ngục trần gian" có thể gieo rắc kinh hoàng cho bất cứ mục tiêu nào bị đầu đạn nhiệt áp của nó nhắm bắn và còn được đặt biệt danh là "vũ khí hạt nhân cấp chiến thuật".Hiện TOS-1A là hệ thống pháo phản lực phóng đạn nhiệt áp duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sức mạnh đầy ấn tượng của TOS-1A trong thực chiến sẽ khiến các nhà sản xuất vũ khí nước ngoài nhanh chóng phát triển những hệ thống tương tự. Bản thân các kỹ sư thiết kế tại SPLAV R&D cũng đã bắt tay thiết kế thế hệ tiếp theo của TOS-1A có biệt danh là Tosochka được trang bị bánh lốp thay cho bánh xích giúp hệ thống này có thể dễ dàng di chuyển trên sa mạc nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng tiềm năng từ Trung Đông.
Ý tưởng về pháo phản lực đa nòng hạng nặng tầm ngắn có khả năng phóng các tên lửa mang đầu đạn nhiệt áp hay đầu đạn chứa chất cháy xuất hiện vào cuối thập niên 1970, và một hệ thống như vậy với tên TOS-1, bao gồm xe cơ giới chở ống phóng, tên lửa và xe cơ giới nạp đạn đã được phát triển vào đầu thập niên 1980 tại Phòng thiết kế Omsk Transmash (KTBM). TOS-1 (tiếng Nga тяжёлая огнемётная система - ТОС-1 - "hệ thống phun lửa hạng nặng") là hệ pháo phản lực đa nòng/bắn loạt và là một loại vũ khí nhiệt áp, đặt trên khung gầm xe tăng T-72, được thiết kế để tiêu diệt bộ binh đối phương trong công sự, nơi có địa hình trống trải, trong các loại xe thiết giáp hạng nhẹ, cũng như các loại khí tài, công trình...
Từ tháng 12/1988-2/1989, việc hai xe TOS-1 được thử nghiệm tại thung lũng Charikarsky và Nam Salang trong chiến dịch "Typhoon", đã gây ra bất ngờ cho phiến quân Afghanistan, giải vây cho đoàn cơ giới Liên Xô đang bị tập kích. Với thời gian triển khai-thu hồi nhanh, cũng như khả năng công kích chính xác mục tiêu khu vực núi đá phức tạp mà không thể công kích bằng hỏa lực không quân hoặc pháo thông thường, TOS-1 nhanh chóng được chấp nhận trang bị trong Quân đội Xô viết.
Sau đó, TOS-1 được sử dụng trong chiến tranh Chechnya lần thứ hai, đặc biệt, trong trận đánh tại làng Komsomolskoye vào tháng 3/2000. Vũ khí này từng được quân đội Iraq sử dụng để đánh khủng bố IS tại Mosul; nó cũng đã chứng minh tính hiệu quả khi hỗ trợ bộ binh trong chiến dịch của quân chính phủ Syria giải phóng thành phố Palmyra khỏi khủng bố IS năm 2017. TOS-1A cũng được sử dụng để phòng thủ căn cứ quân sự của Nga tại Khmeimim (Syria). Đây là vũ khí cực kỳ hiệu quả để chống mai phục, vũ khí hoàn hảo để đánh khủng bố.
Đáng nói, TOS-1 hiện không thuộc biên chế trong lực lượng pháo binh, mà thuộc lực lượng phòng hóa Nga; và có tin, Nga đang chuẩn bị đưa vũ khí mới, trong đó có cả TOS-1A vào chiến trường Syria, sẽ bố trí tại căn cứ Al-Qamishli.
Theo trang Sina (Trung Quốc), Nga tạo ra hệ thống pháo phản lực nhiệt áp TOC-1A từ kinh nghiệm đau lòng của trận chiến kinh hoàng tại "hỏa ngục Grozny" (Chechnya) - nơi quân đội Nga chịu tổn thất nặng nề với hàng trăm xe tăng bị phá hủy. Trong điều kiện tác chiến thành thị với các ổ đề kháng kiên cố, các phương tiện bọc thép thông thường trở nên vô dụng, thay vào đó, việc sử dụng các vụ nổ chân không đã làm tăng đáng kể hiệu quả của các trận đánh. Nghiên cứu, chế tạo vũ khí theo nhu cầu đó, TOS-1A ra đời và được đưa vào biên chế quân đội Nga từ 2001.
TOS-1A có khối lượng 46 tấn, dài 6,86m, rộng 3,46m, cao 2,6m, cỡ nòng 220mm, số ống phóng 24, tốc độ bắn 24 ống/12s, tầm bắn tối đa 6km, kíp xe 3 thành viên, tốc độ tối đa 65km/h, tầm hoạt động 550km. Đạn TOS-1A gồm hai kiểu: MO.1.01.04 và MO.1.01.04M với chiều dài lần lượt là 3,3 và 3,7m; nặng 173 và 217kg. Tổ hợp pháo được bảo vệ bởi súng phóng lựu khói dạng 4 ống 902G. Hệ thống này được hỗ trợ bởi xe cơ giới địa hình nạp đạn TZM-T có trang bị cần trục để vận chuyển đầy đủ 24 quả đạn để nạp lại. Việc tiếp đạn cho pháo phản lực TOS-1A diễn ra nhanh hơn nhiều so với các hệ thống phóng rocket truyền thống. TOS-1A có thể bắn từng quả một hoặc 2 quả cùng lúc và chỉ mất có 0,5 giây để khai hỏa; thời gian chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái chiến đấu là 90 giây. Xe chở ống phóng được trang bị một lưỡi xúc phía dưới gầm trước để có thể tự đào công sự khi cần thiết.
Trên thế giới có nhiều hệ thống hỏa lực phóng loạt, ví dụ, pháo phản lực HIMARS trên xe M142 (Mỹ), nhưng tất cả đều chỉ bọc thép hạng nhẹ và được thiết kế để khai hỏa từ vị trí được bảo vệ. Trong khi đó, TOS-1A ngắm bắn trực diện nhờ có đủ hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy đo cự ly laser và máy tính đạn đạo, sở hữu giáp hạng nặng của tăng T-72 với động cơ diesel 840 mã lực (630 kW). Các hệ thống tương tự thường sử dụng đạn nổ phá thông thường hoặc đạn chùm, trong khi TOS-1A dùng đạn cháy của các tổ hợp Smerch và Uragan. TOS-1A được trang bị 2 loại đạn gồm đạn chứa chất gây cháy và đầu đạn sử dụng chất nổ thermobaric - thường được sử dụng để chế tạo bom chân không (fuel-air explosive).
Cả hai loại đầu đạn này khi bắn đến mục tiêu sẽ tạo ra các đám lửa đốt cháy, hủy diệt mục tiêu bằng vụ nổ hóa chất chứa trong tên lửa. Nguyên lí làm việc của đầu đạn này là phát tán một chất cháy đặc biệt thành “đám mây” bao quanh mục tiêu và kích hoạt đám mây để tạo vụ nổ lớn. Ngọn lửa tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ làm không khí giãn nở một cách đột ngột tạo ra các sóng chấn động, đủ khả năng sát thương cả bộ binh ẩn nấp trong hầm trú ẩn sâu dưới lòng đất, lẩn trốn trong boongke, hang động, thông qua việc đốt sạch oxi dự trữ và tạo ra hiện tượng chân không bán phần trong thời gian ngắn, hút sạch dưỡng khí qua các lỗ thông hơi, khiến đối phương bị tiêu diệt hoàn toàn mà không có cách chống đỡ.
Việc sử dụng các vụ nổ đó trong môi trường hẹp sẽ hội tụ các hiệu ứng sóng chấn động và nhiệt gây tổn thương hiệu quả hơn; khi nó rút chân không trong môi trường hẹp và kín, nguồn không khí thay thế sẽ rất khó vào khiến cho mọi sinh vật trong môi trường bị thiếu dưỡng khí và mất cân bằng áp suất quá lâu dẫn đến tử vong. Đây là điều mà pháo binh thông thường không thể làm được, chưa kể, một hệ thống TOS-1A được cho là có uy lực ngang bằng 18 hệ thống pháo tự hành. Tuy vậy, do nhược điểm phụ thuộc vào ôxy trong khu vực xung quanh mục tiêu nên nó hoàn toàn không thích hợp để sử dụng dưới nước, chiến đấu trên cao hay trong thời tiết xấu...
Tạp chí Jane’s mới đây cho biết, Công ty SPLAV (Nga) đang phát triển một thế hệ đạn rocket không điều khiển 220mm mới có kích thước tương đương đạn tiêu chuẩn MO-1.01.04M hiện nay, dành cho các tổ hợp TOS-1A. Khác biệt chính là nó được trang bị thế hệ đầu đạn nhiệt áp có sức công phá lớn hơn và có tầm bắn được cải thiện đáng kể so với mẫu cũ. Với loại đạn hiện có, tầm bắn hiệu quả của TOS-1A chỉ 6.000m, nhưng mẫu đạn mới do Splav phát triển có tầm bắn đạt trên 10.000m - khoảng cách được coi là khá an toàn trước đòn đáp trả bằng tên lửa chống tăng của đối phương.
Theo nhà sản xuất, đạn rocket mới dành cho TOS-1A sử dụng nhiên liệu rắn cùng với đầu đạn nhiệt áp thế hệ mới và được chế tạo dựa trên công nghệ tiên tiến nhất hiện nay của Nga, vẫn giữ nguyên kích thước của mẫu đạn MO-1.01.04M nhưng sức hủy diệt tăng lên rất nhiều. Một tổ hợp TOS-1A có khả năng gây sát thương trong khu vực rộng đến 40.000 m2, tương đương diện tích của 6 sân bóng gộp lại. Tạp chí Popular Mechanics của Mỹ từng gọi TOS-1A là "địa ngục trần gian" có thể gieo rắc kinh hoàng cho bất cứ mục tiêu nào bị đầu đạn nhiệt áp của nó nhắm bắn và còn được đặt biệt danh là "vũ khí hạt nhân cấp chiến thuật".
Hiện TOS-1A là hệ thống pháo phản lực phóng đạn nhiệt áp duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sức mạnh đầy ấn tượng của TOS-1A trong thực chiến sẽ khiến các nhà sản xuất vũ khí nước ngoài nhanh chóng phát triển những hệ thống tương tự. Bản thân các kỹ sư thiết kế tại SPLAV R&D cũng đã bắt tay thiết kế thế hệ tiếp theo của TOS-1A có biệt danh là Tosochka được trang bị bánh lốp thay cho bánh xích giúp hệ thống này có thể dễ dàng di chuyển trên sa mạc nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng tiềm năng từ Trung Đông.