Xe tăng Challenger 2 quân đội Vương quốc Anh sẽ được nâng cấp lên chuẩn Challenger 3 với nhiều cải tiến vượt trội; những chiếc đầu tiên sẽ được bàn giao vào năm 2027 và số còn lại vào năm 2030.Trong số 227 chiếc Challenger 2 đang có trong trang bị của Lục quân Anh, chỉ 148 chiếc sẽ được nâng cấp lên chuẩn xe tăng chủ lực Challenger 3, số còn lại dự kiến sẽ được loại biên.Trước đó, vào tháng 8/2020, Bộ Quốc phòng Anh đã cân nhắc loại bỏ tất cả các xe tăng do nước này ngày càng tập trung vào việc phát triển tiềm lực hải quân, giảm kinh phí của lực lượng mặt đất, một phần do tình hình an ninh hình thành sau Chiến tranh Lạnh.Xe tăng chủ lực được số hóa hoàn toàn đầu tiên Challenger 3 của Quân đội Anh là sự hiện đại hóa sâu của xe tăng chủ lực Challenger 2 có trong trang bị từ năm 1998, sẽ được thực hiện tại nhà máy Rheinmetall BAE Systems Land (RBSL) tại Telford, Shropshire.Hợp đồng trị giá 800 triệu bảng Anh (1,1 tỷ USD) này sẽ tạo ra 200 công việc mới có tay nghề cao, bao gồm 130 kỹ sư và 70 kỹ thuật viên trong sản xuất, cùng hơn 450 việc làm sẽ được thiết lập trong toàn bộ chuỗi cung ứng rộng lớn hơn ở West Midlands, Glasgow, Newcastle upon Tyne và Isle of Wight.Phiên bản Challenger 3 có khả năng đạt tốc độ lên tới 97 km/h nhờ trang bị động cơ cải tiến MTU 833 và hộp số Renk, ngoài vận tốc cao, xe cũng có tầm hoạt động lớn hơn.Challenger 3 được thay pháo nòng trơn L30 120 mm hiện tại bằng pháo nòng trơn L55A1 áp suất cao (bắn đạn tiêu chuẩn NATO), dẫn đến vận tốc ban đầu của đạn cao.Pháo này sẽ có thể sử dụng đạn xuyên giáp DM53 và DM11 với kích nổ trên không, làm cho L55A1 tương đương với pháo Rh-120 L/55 của Đức, được sử dụng trên một số biến thể của Leopard 2.Xe tăng chủ lực Challenger 3 cũng được trang bị một bộ ống ngắm mới cung cấp cho chỉ huy xe tăng khả năng xác định mục tiêu ban ngày và ban đêm; vỏ giáp mô-đun mới được phát triển nhờ những tiến bộ trong công nghệ mới của thế giới;.Hệ thống bảo vệ tích cực (APS) cho phép phát hiện các mối đe dọa và vô hiệu hóa chúng; tháp pháo số hóa mới; hệ thống treo khí nén mới cũng góp phần mang lại khả năng di chuyển tốt hơn, cùng những tiến bộ công nghệ khác…Xe tăng cũng sẽ được trang bị hệ thống theo dõi và phát hiện mục tiêu tự động mới và động cơ nâng cấp với hệ thống làm mát và hệ thống treo mới.Challenger 3 sẽ được số hóa, kết nối với các phương tiện chiến đấu khác - với cả xe tăng và trực thăng tấn công và UAV, phù hợp với cái gọi là lấy chiến tranh mạng làm trung tâm và tạo lợi thế trước đối thủ.Theo giới chức quốc phòng Anh, Challenger 3 nặng 66 tấn sẽ dẫn đầu lực lượng thiết giáp của NATO với mức độ sát thương và khả năng sống sót cao nhất trên chiến trường hiện nay và cho đến năm 2040, không chỉ bằng cách sử dụng pháo mới mà còn bằng cách sử dụng loại đạn tiên tiến nhất hiện có.Bộ kính ngắm mới cung cấp khả năng tiêu diệt mục tiêu trong mọi thời tiết ngày/đêm, cho phép phát hiện và tấn công mục tiêu nhanh hơn so với đối thủ tiềm năng.Để có nhận thức tốt hơn trên chiến trường, Challenger 3 được lên kế hoạch trang bị một kênh liên lạc toàn cầu cho phép trao đổi thông tin theo thời gian thực với các đơn vị quân đồng minh.Thiết kế của xe tăng mang tính mô-đun, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sửa chữa và nâng cấp. Nó sẽ mang lại cơ hội xuất khẩu và sẽ hỗ trợ trường hợp Vương quốc Anh tham gia vào bất kỳ chương trình xe tăng quốc tế nào trong tương lai.Có thể nói biến thể xe tăng Challenger 3 sẽ nâng tầm sức mạnh của xe tăng Challenger 2 vốn đã rất nổi tiếng trước đó.Challenger 2 là xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ ba của Anh, được công ty Vickers Defense Systems (nay là BAE Systems Land & Armaments) phát triển vào năm 1986, dựa trên nguyên mẫu Challenger 1 bằng thiết kế đột phá với phần lớn các bộ phận được cải tiến, chỉ khoảng 3% linh kiện có thể hoán đổi cho nhau.Được sản xuất hàng loạt từ năm 1993, chính thức có trong biên chế quân đội Anh từ năm 1998 (hơn 400 chiếc), và Oman (38 chiếc - biến thể xuất khẩu Challenger 2E được sa mạc hóa), CR2 từng tham chiến tại Bosnia, Kosovo, Iraq và Afghanistan.Challenger 2 dùng pháo 120mm L30A1 rãnh xoắn, tuy có ưu điểm cho sơ tốc đầu nòng cao, bắn chính xác nhưng dễ bị mài mòn, khó chế tạo hơn pháo nòng trơn.Tháp pháo có khả năng quay 360 độ trong 9 giây; pháo chính L30A1 được trang bị nhiều loại đạn, như đạn xuyên ổn định bằng cánh đuôi có ốp giữ tự hủy (APFSDS L23); đạn dùng thanh xuyên uranium nghèo (APFSDS L26); và đạn nổ nén (HESH) để tấn công công sự và các xe thiết giáp, tầm bắn đến 8km, đã chứng minh hiệu quả trong các nhiệm vụ chống xung đột, chống khủng bố và gìn giữ hòa bình.Hỏa lực phụ gồm súng máy đồng trục L94A1 cỡ 7,62mm bên trái tháp pháo với tốc độ bắn 520-550 viên/phút, súng máy L37A2 7.62mm (hoặc cỡ 12,7mm) xe bên trên tháp pháo, có thể điều khiển từ bên trong xe.Ngoài việc được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến được số hóa trong gói Ứng dụng hệ thống thông tin chiến trường (PBISA) do Công ty Computing Devices của Canada cung cấp, gồm màn hình cho chỉ huy, hệ thống dẫn đường quán tính, CR2 còn được tích hợp hàng loạt hệ thống điện tử hỗ trợ tác chiến, cho phép kíp xe hoạt động hiệu quả hơn.Ngoài việc được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến được số hóa trong gói Ứng dụng hệ thống thông tin chiến trường (PBISA) do Công ty Computing Devices của Canada cung cấp, gồm màn hình cho chỉ huy, hệ thống dẫn đường quán tính, CR2 còn được tích hợp hàng loạt hệ thống điện tử hỗ trợ tác chiến, cho phép kíp xe hoạt động hiệu quả hơn.Xe tăng của Anh nổi tiếng với độ tin cậy cơ học, được mệnh danh là một trong những loại xe tăng chủ lực hiện đại nhất thế giới hiện nay và giữ danh hiệu xe tăng có giáp bảo vệ tốt nhất hành tinh.Trong chiến tranh Iraq năm 2003, không một chiếc Challenger 2 nào bị phá hủy hoàn toàn, trong khi một số xe tăng M1 Abram của Mỹ đã bị hỏa lực Iraq bắn cháy.Một chiếc Challenger 2 đã hứng chịu 14 phát RPG-7 ở cự ly gần cùng một quả tên lửa chống tăng MILAN gây hư hỏng hệ thống trinh sát; kíp lái an toàn sau vụ tấn công, còn chiếc tăng chỉ mất 6 giờ để sửa chữa hệ thống ngắm trước khi trở lại phục vụ.
Xe tăng Challenger 2 quân đội Vương quốc Anh sẽ được nâng cấp lên chuẩn Challenger 3 với nhiều cải tiến vượt trội; những chiếc đầu tiên sẽ được bàn giao vào năm 2027 và số còn lại vào năm 2030.
Trong số 227 chiếc Challenger 2 đang có trong trang bị của Lục quân Anh, chỉ 148 chiếc sẽ được nâng cấp lên chuẩn xe tăng chủ lực Challenger 3, số còn lại dự kiến sẽ được loại biên.
Trước đó, vào tháng 8/2020, Bộ Quốc phòng Anh đã cân nhắc loại bỏ tất cả các xe tăng do nước này ngày càng tập trung vào việc phát triển tiềm lực hải quân, giảm kinh phí của lực lượng mặt đất, một phần do tình hình an ninh hình thành sau Chiến tranh Lạnh.
Xe tăng chủ lực được số hóa hoàn toàn đầu tiên Challenger 3 của Quân đội Anh là sự hiện đại hóa sâu của xe tăng chủ lực Challenger 2 có trong trang bị từ năm 1998, sẽ được thực hiện tại nhà máy Rheinmetall BAE Systems Land (RBSL) tại Telford, Shropshire.
Hợp đồng trị giá 800 triệu bảng Anh (1,1 tỷ USD) này sẽ tạo ra 200 công việc mới có tay nghề cao, bao gồm 130 kỹ sư và 70 kỹ thuật viên trong sản xuất, cùng hơn 450 việc làm sẽ được thiết lập trong toàn bộ chuỗi cung ứng rộng lớn hơn ở West Midlands, Glasgow, Newcastle upon Tyne và Isle of Wight.
Phiên bản Challenger 3 có khả năng đạt tốc độ lên tới 97 km/h nhờ trang bị động cơ cải tiến MTU 833 và hộp số Renk, ngoài vận tốc cao, xe cũng có tầm hoạt động lớn hơn.
Challenger 3 được thay pháo nòng trơn L30 120 mm hiện tại bằng pháo nòng trơn L55A1 áp suất cao (bắn đạn tiêu chuẩn NATO), dẫn đến vận tốc ban đầu của đạn cao.
Pháo này sẽ có thể sử dụng đạn xuyên giáp DM53 và DM11 với kích nổ trên không, làm cho L55A1 tương đương với pháo Rh-120 L/55 của Đức, được sử dụng trên một số biến thể của Leopard 2.
Xe tăng chủ lực Challenger 3 cũng được trang bị một bộ ống ngắm mới cung cấp cho chỉ huy xe tăng khả năng xác định mục tiêu ban ngày và ban đêm; vỏ giáp mô-đun mới được phát triển nhờ những tiến bộ trong công nghệ mới của thế giới;.
Hệ thống bảo vệ tích cực (APS) cho phép phát hiện các mối đe dọa và vô hiệu hóa chúng; tháp pháo số hóa mới; hệ thống treo khí nén mới cũng góp phần mang lại khả năng di chuyển tốt hơn, cùng những tiến bộ công nghệ khác…
Xe tăng cũng sẽ được trang bị hệ thống theo dõi và phát hiện mục tiêu tự động mới và động cơ nâng cấp với hệ thống làm mát và hệ thống treo mới.
Challenger 3 sẽ được số hóa, kết nối với các phương tiện chiến đấu khác - với cả xe tăng và trực thăng tấn công và UAV, phù hợp với cái gọi là lấy chiến tranh mạng làm trung tâm và tạo lợi thế trước đối thủ.
Theo giới chức quốc phòng Anh, Challenger 3 nặng 66 tấn sẽ dẫn đầu lực lượng thiết giáp của NATO với mức độ sát thương và khả năng sống sót cao nhất trên chiến trường hiện nay và cho đến năm 2040, không chỉ bằng cách sử dụng pháo mới mà còn bằng cách sử dụng loại đạn tiên tiến nhất hiện có.
Bộ kính ngắm mới cung cấp khả năng tiêu diệt mục tiêu trong mọi thời tiết ngày/đêm, cho phép phát hiện và tấn công mục tiêu nhanh hơn so với đối thủ tiềm năng.
Để có nhận thức tốt hơn trên chiến trường, Challenger 3 được lên kế hoạch trang bị một kênh liên lạc toàn cầu cho phép trao đổi thông tin theo thời gian thực với các đơn vị quân đồng minh.
Thiết kế của xe tăng mang tính mô-đun, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sửa chữa và nâng cấp. Nó sẽ mang lại cơ hội xuất khẩu và sẽ hỗ trợ trường hợp Vương quốc Anh tham gia vào bất kỳ chương trình xe tăng quốc tế nào trong tương lai.
Có thể nói biến thể xe tăng Challenger 3 sẽ nâng tầm sức mạnh của xe tăng Challenger 2 vốn đã rất nổi tiếng trước đó.
Challenger 2 là xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ ba của Anh, được công ty Vickers Defense Systems (nay là BAE Systems Land & Armaments) phát triển vào năm 1986, dựa trên nguyên mẫu Challenger 1 bằng thiết kế đột phá với phần lớn các bộ phận được cải tiến, chỉ khoảng 3% linh kiện có thể hoán đổi cho nhau.
Được sản xuất hàng loạt từ năm 1993, chính thức có trong biên chế quân đội Anh từ năm 1998 (hơn 400 chiếc), và Oman (38 chiếc - biến thể xuất khẩu Challenger 2E được sa mạc hóa), CR2 từng tham chiến tại Bosnia, Kosovo, Iraq và Afghanistan.
Challenger 2 dùng pháo 120mm L30A1 rãnh xoắn, tuy có ưu điểm cho sơ tốc đầu nòng cao, bắn chính xác nhưng dễ bị mài mòn, khó chế tạo hơn pháo nòng trơn.
Tháp pháo có khả năng quay 360 độ trong 9 giây; pháo chính L30A1 được trang bị nhiều loại đạn, như đạn xuyên ổn định bằng cánh đuôi có ốp giữ tự hủy (APFSDS L23); đạn dùng thanh xuyên uranium nghèo (APFSDS L26); và đạn nổ nén (HESH) để tấn công công sự và các xe thiết giáp, tầm bắn đến 8km, đã chứng minh hiệu quả trong các nhiệm vụ chống xung đột, chống khủng bố và gìn giữ hòa bình.
Hỏa lực phụ gồm súng máy đồng trục L94A1 cỡ 7,62mm bên trái tháp pháo với tốc độ bắn 520-550 viên/phút, súng máy L37A2 7.62mm (hoặc cỡ 12,7mm) xe bên trên tháp pháo, có thể điều khiển từ bên trong xe.
Ngoài việc được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến được số hóa trong gói Ứng dụng hệ thống thông tin chiến trường (PBISA) do Công ty Computing Devices của Canada cung cấp, gồm màn hình cho chỉ huy, hệ thống dẫn đường quán tính, CR2 còn được tích hợp hàng loạt hệ thống điện tử hỗ trợ tác chiến, cho phép kíp xe hoạt động hiệu quả hơn.
Ngoài việc được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến được số hóa trong gói Ứng dụng hệ thống thông tin chiến trường (PBISA) do Công ty Computing Devices của Canada cung cấp, gồm màn hình cho chỉ huy, hệ thống dẫn đường quán tính, CR2 còn được tích hợp hàng loạt hệ thống điện tử hỗ trợ tác chiến, cho phép kíp xe hoạt động hiệu quả hơn.
Xe tăng của Anh nổi tiếng với độ tin cậy cơ học, được mệnh danh là một trong những loại xe tăng chủ lực hiện đại nhất thế giới hiện nay và giữ danh hiệu xe tăng có giáp bảo vệ tốt nhất hành tinh.
Trong chiến tranh Iraq năm 2003, không một chiếc Challenger 2 nào bị phá hủy hoàn toàn, trong khi một số xe tăng M1 Abram của Mỹ đã bị hỏa lực Iraq bắn cháy.
Một chiếc Challenger 2 đã hứng chịu 14 phát RPG-7 ở cự ly gần cùng một quả tên lửa chống tăng MILAN gây hư hỏng hệ thống trinh sát; kíp lái an toàn sau vụ tấn công, còn chiếc tăng chỉ mất 6 giờ để sửa chữa hệ thống ngắm trước khi trở lại phục vụ.