Chiếc tàu ngầm đầu tiên trên thế giới thực hiện được hải trình đi một vòng quanh Trái đất trong trạng thái lặn chính là tàu USS Triton của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki. Tàu ngầm USS Triton là một trong những chiếc tàu ngầm hạt nhân hoàn thiện đầu tiên trên thế giới, nó được đặt hàng đóng mới từ tháng 10/1955, bắt đầu được đặt lườn vào 29/5/1956 và hạ thủy vào ngày 19/8/1958. Nguồn ảnh: Wiki.Được trang bị 2 động cơ hạt nhân, tàu ngầm USS Triton đã chứng minh tầm hoạt động "không giới hạn" của mình bằng một chuyến hành trình vòng quanh thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.Chuyến hành trình vòng quanh thế giới được bắt đầu từ ngày 15/2/1960 và kết thúc vào ngày 10/5/1960. Đây là lần đầu tiên trên thế giới có một tàu ngầm di chuyển trong trạng thái lặn thực hiện được hành trình vòng quanh thế giới trong thời gian khoảng 3 tháng. Nguồn ảnh: Wiki.Khi thực hiện hành trình này, tàu ngầm hạt nhân USS Triton đã di chuyển ở độ sâu khoảng 200 mét so với mực nước biển, đảm bảo nó hoàn toàn vô hình trước các tàu trên mặt nước. Nguồn ảnh: Wiki.Thậm chí, dù đã được báo trước nhưng những tàu chiến của hải quân Mỹ và các tàu chiến của hải quân các nước thuộc NATO vẫn không thể dò ra được vị trí và hướng đi của USS Triton khi nó di chuyển qua khu vực biển có các tàu này đang neo đậu. Nguồn ảnh: Wiki.USS Triton có độ giãn nước khoảng 6000 tấn khi nổi và 7800 tấn khi lặn, tàu có chiều dài tổng thể khoảng 136 mét, lườn rộng 11 mét và có mớm nước tốid da 7,16 mét. Nguồn ảnh: Wired.Được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân cùng hai máy hơi nước và hai trục dẫn động với tổng công suất đầu ra khoảng 45.000 sức ngựa, tàu ngầm hạt nhân USS Triton có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 30 hải lý tương đương 56 km/h khi nổi và 27 hải lý tương đương 50 km/h khi lặn. Nguồn ảnh: Wizs.Độ sâu tối đa mà USS Triton có thể lặn được vào khoảng 320 mét trong khi độ sâu mà nó thường hoạt động vào khoảng 200 mét, đúng bằng độ sâu mà con tàu này đã lặn khi di chuyển vòng quanh thế giới. Nguồn ảnh: Quite.Bản đồ đường đi vòng quanh thế giới của tàu ngầm USS Triton, con tàu xuất phát từ bờ Đông nước Mỹ, di chuyển xuống hướng Nam và vòng qua Nam Mỹ, sau đó di chuyển vòng qua Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi, vượt qua Đại Tây Dương và quay trở về điểm xuất phát. Nguồn ảnh: Wiki.Chuyến đi vòng quanh thế giới vào năm 1960 này đã tung một "đòn chí tử" về khả năng đóng tàu ngầm hạt nhân của Mỹ so với Liên Xô thời bấy giờ. Con tàu trị giá 109 triệu USD này đã thực hiện được hành trình được ví như chuyến hành trình của thuyền trưởng Nemo trong tiểu thuyết "Hai vạn dặm dưới đáy biển" dù nó chỉ lặn được ở độ sâu 200 mét. Nguồn ảnh: Wiki.Đáng buồn là Mỹ không giữ được vị thế này lâu, chỉ khoảng 20 năm sau đó, lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô đã cho Washington hít khói và trở thành lực lượng tàu ngầm hạt nhân lớn nhất, nguy hiểm nhất thế giới tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Wiki.Mời độc giả xem video: Lễ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân USS Triton vào năm 1958. (Nguồn Hải quân Mỹ)
Chiếc tàu ngầm đầu tiên trên thế giới thực hiện được hải trình đi một vòng quanh Trái đất trong trạng thái lặn chính là tàu USS Triton của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Tàu ngầm USS Triton là một trong những chiếc tàu ngầm hạt nhân hoàn thiện đầu tiên trên thế giới, nó được đặt hàng đóng mới từ tháng 10/1955, bắt đầu được đặt lườn vào 29/5/1956 và hạ thủy vào ngày 19/8/1958. Nguồn ảnh: Wiki.
Được trang bị 2 động cơ hạt nhân, tàu ngầm USS Triton đã chứng minh tầm hoạt động "không giới hạn" của mình bằng một chuyến hành trình vòng quanh thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.
Chuyến hành trình vòng quanh thế giới được bắt đầu từ ngày 15/2/1960 và kết thúc vào ngày 10/5/1960. Đây là lần đầu tiên trên thế giới có một tàu ngầm di chuyển trong trạng thái lặn thực hiện được hành trình vòng quanh thế giới trong thời gian khoảng 3 tháng. Nguồn ảnh: Wiki.
Khi thực hiện hành trình này, tàu ngầm hạt nhân USS Triton đã di chuyển ở độ sâu khoảng 200 mét so với mực nước biển, đảm bảo nó hoàn toàn vô hình trước các tàu trên mặt nước. Nguồn ảnh: Wiki.
Thậm chí, dù đã được báo trước nhưng những tàu chiến của hải quân Mỹ và các tàu chiến của hải quân các nước thuộc NATO vẫn không thể dò ra được vị trí và hướng đi của USS Triton khi nó di chuyển qua khu vực biển có các tàu này đang neo đậu. Nguồn ảnh: Wiki.
USS Triton có độ giãn nước khoảng 6000 tấn khi nổi và 7800 tấn khi lặn, tàu có chiều dài tổng thể khoảng 136 mét, lườn rộng 11 mét và có mớm nước tốid da 7,16 mét. Nguồn ảnh: Wired.
Được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân cùng hai máy hơi nước và hai trục dẫn động với tổng công suất đầu ra khoảng 45.000 sức ngựa, tàu ngầm hạt nhân USS Triton có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 30 hải lý tương đương 56 km/h khi nổi và 27 hải lý tương đương 50 km/h khi lặn. Nguồn ảnh: Wizs.
Độ sâu tối đa mà USS Triton có thể lặn được vào khoảng 320 mét trong khi độ sâu mà nó thường hoạt động vào khoảng 200 mét, đúng bằng độ sâu mà con tàu này đã lặn khi di chuyển vòng quanh thế giới. Nguồn ảnh: Quite.
Bản đồ đường đi vòng quanh thế giới của tàu ngầm USS Triton, con tàu xuất phát từ bờ Đông nước Mỹ, di chuyển xuống hướng Nam và vòng qua Nam Mỹ, sau đó di chuyển vòng qua Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi, vượt qua Đại Tây Dương và quay trở về điểm xuất phát. Nguồn ảnh: Wiki.
Chuyến đi vòng quanh thế giới vào năm 1960 này đã tung một "đòn chí tử" về khả năng đóng tàu ngầm hạt nhân của Mỹ so với Liên Xô thời bấy giờ. Con tàu trị giá 109 triệu USD này đã thực hiện được hành trình được ví như chuyến hành trình của thuyền trưởng Nemo trong tiểu thuyết "Hai vạn dặm dưới đáy biển" dù nó chỉ lặn được ở độ sâu 200 mét. Nguồn ảnh: Wiki.
Đáng buồn là Mỹ không giữ được vị thế này lâu, chỉ khoảng 20 năm sau đó, lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô đã cho Washington hít khói và trở thành lực lượng tàu ngầm hạt nhân lớn nhất, nguy hiểm nhất thế giới tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem video: Lễ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân USS Triton vào năm 1958. (Nguồn Hải quân Mỹ)