Trong cuộc diễn tập đổ bộ vừa được đài truyền hình CCTV của Trung Quốc đăng tải, có thể nhận thấy sự tham gia của các tàu đổ bộ đệm khí.Đây là một trong số những lần hiếm hoi, các tàu đổ bộ đệm khí của Trung Quốc được xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia một cách công khai.Đây đều là các tàu đệm khí lớp Type 726, được Trung Quốc tự nghiên cứu và chế tạo từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên, phải tới hàng chục năm sau chúng mới bắt đầu dần lộ diện.Theo truyền thông quốc tế, hiện tại Trung Quốc chỉ đang sở hữu khoảng 20 tàu đệm khí loại này. Chiếc đầu tiên lộ diện năm 2007 có số hiệu 3320 và chiếc có số hiệu "to" nhất của con tàu này tới nay, là 3337.Tàu đệm khí Type 726 của Trung Quốc về cơ bản cũng không khác gì các tàu đệm khí mà Nga và Mỹ đang sử dụng, nghĩa là vẫn có mục đích đổ bộ, đưa quân vượt bãi biển.Tuy nhiên kích thước của tàu đệm khí do Trung Quốc thiết kế lại khá nhỏ, chỉ mang theo được một xe tăng chủ lực Type 96 hoặc hai xe chiến đấu bộ binh ZBD-05.Với quân số chỉ có tối đa khoảng 20 chiếc, các tàu đệm khí của Trung Quốc rõ ràng là sẽ không đủ khả năng triển khai quân tốc độ cao do phải liên tục "xoay vòng".Khả năng chở quân của tàu đệm khí này cũng không quá nổi bật, chỉ mang theo được tối đa 70 lính.Độ giãn nước tối đa của Type 726 lên tới 160 tấn. Về cơ bản kích thước của tàu đệm khí này lớn hơn lớp tàu tương tự của Mỹ, tuy nhiên lại nhỏ hơn lớp Zubr của Nga khá nhiều.Theo tính toán của các chuyên gia, sức chở của loại tàu đệm khí Trung Quốc đang sử dụng, có thể tương đương với một tiểu đoàn. Tuy nhiên tùy thuộc vào nhiều yếu tố, sức chứa của tàu có thể sẽ giảm đi rất nhiều trong tình huống thực chiến.Chưa kể tới việc, tàu đệm khí Type 726 của Trung Quốc được cho là đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề kỹ thuật. Chính những trở ngại này được cho là khiến tốc độ sản xuất Type 726 của Trung Quốc "chậm một cách đáng ngạc nhiên".Nhất là nếu so với tốc độ đóng tàu chiến của quân đội nước này, rõ ràng việc số lượng quá nhỏ tàu đổ bộ Type 726 được nhập biên, cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa thực sự tháo gỡ được những sự cố kỹ thuật tồn đọng trên tàu đổ bộ nội địa này.Hiện tại ở khu vực châu Á, ngoài Trung Quốc còn có Hàn Quốc, cũng có khả năng tự thiết kế và chế tạo tàu đổ bộ đệm khí. Loại tàu của Hàn Quốc, về cơ bản cũng có trọng tải tương đương với tàu đệm khí Type 726 của Trung Quốc.Cận cảnh dàn tàu đệm khí do Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất. Tới nay, số lượng chính xác của các tàu đệm khí này vẫn còn là bí ẩn. Nguồn ảnh: Sina. Choáng ngợp cảnh tượng tàu đổ bộ đệm khí của Nga xông thẳng vào bãi biển du lịch. Nguồn: Construindoo.
Trong cuộc diễn tập đổ bộ vừa được đài truyền hình CCTV của Trung Quốc đăng tải, có thể nhận thấy sự tham gia của các tàu đổ bộ đệm khí.
Đây là một trong số những lần hiếm hoi, các tàu đổ bộ đệm khí của Trung Quốc được xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia một cách công khai.
Đây đều là các tàu đệm khí lớp Type 726, được Trung Quốc tự nghiên cứu và chế tạo từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên, phải tới hàng chục năm sau chúng mới bắt đầu dần lộ diện.
Theo truyền thông quốc tế, hiện tại Trung Quốc chỉ đang sở hữu khoảng 20 tàu đệm khí loại này. Chiếc đầu tiên lộ diện năm 2007 có số hiệu 3320 và chiếc có số hiệu "to" nhất của con tàu này tới nay, là 3337.
Tàu đệm khí Type 726 của Trung Quốc về cơ bản cũng không khác gì các tàu đệm khí mà Nga và Mỹ đang sử dụng, nghĩa là vẫn có mục đích đổ bộ, đưa quân vượt bãi biển.
Tuy nhiên kích thước của tàu đệm khí do Trung Quốc thiết kế lại khá nhỏ, chỉ mang theo được một xe tăng chủ lực Type 96 hoặc hai xe chiến đấu bộ binh ZBD-05.
Với quân số chỉ có tối đa khoảng 20 chiếc, các tàu đệm khí của Trung Quốc rõ ràng là sẽ không đủ khả năng triển khai quân tốc độ cao do phải liên tục "xoay vòng".
Khả năng chở quân của tàu đệm khí này cũng không quá nổi bật, chỉ mang theo được tối đa 70 lính.
Độ giãn nước tối đa của Type 726 lên tới 160 tấn. Về cơ bản kích thước của tàu đệm khí này lớn hơn lớp tàu tương tự của Mỹ, tuy nhiên lại nhỏ hơn lớp Zubr của Nga khá nhiều.
Theo tính toán của các chuyên gia, sức chở của loại tàu đệm khí Trung Quốc đang sử dụng, có thể tương đương với một tiểu đoàn. Tuy nhiên tùy thuộc vào nhiều yếu tố, sức chứa của tàu có thể sẽ giảm đi rất nhiều trong tình huống thực chiến.
Chưa kể tới việc, tàu đệm khí Type 726 của Trung Quốc được cho là đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề kỹ thuật. Chính những trở ngại này được cho là khiến tốc độ sản xuất Type 726 của Trung Quốc "chậm một cách đáng ngạc nhiên".
Nhất là nếu so với tốc độ đóng tàu chiến của quân đội nước này, rõ ràng việc số lượng quá nhỏ tàu đổ bộ Type 726 được nhập biên, cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa thực sự tháo gỡ được những sự cố kỹ thuật tồn đọng trên tàu đổ bộ nội địa này.
Hiện tại ở khu vực châu Á, ngoài Trung Quốc còn có Hàn Quốc, cũng có khả năng tự thiết kế và chế tạo tàu đổ bộ đệm khí. Loại tàu của Hàn Quốc, về cơ bản cũng có trọng tải tương đương với tàu đệm khí Type 726 của Trung Quốc.
Cận cảnh dàn tàu đệm khí do Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất. Tới nay, số lượng chính xác của các tàu đệm khí này vẫn còn là bí ẩn. Nguồn ảnh: Sina.
Choáng ngợp cảnh tượng tàu đổ bộ đệm khí của Nga xông thẳng vào bãi biển du lịch. Nguồn: Construindoo.