Xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2017, xe tăng chiến đấu chủ lực Karrar là kết quả cuối cùng cho những nổ lực của Iran về một mẫu xe tăng có thể sánh ngang với xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga. Và với những hình ảnh mới nhất về xe tăng Karrar ta sẽ dễ hiểu rõ vì sao Iran lại kỳ vọng về nó nhiều đến như vậy. Nguồn ảnh: defence.pk.Cũng vào tháng 3 năm nay, Iran cũng đã chính thức khởi động dây chuyển sản xuất Karrar tại Tổ hợp công nghiệp thiết kế Bani-Hashem ở Lorestan. Và tuyên bố nước này có khả năng nội địa hóa gần như 100% dòng xe tăng này. Nhưng vẫn có điều khiến giới phân tích quân sự đặt câu hỏi là... Karrar có thiết kế quá giống dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS của Nga. Nguồn ảnh: defence.pk.Dĩ nhiễn Karrar không mang hình dáng hoàn toàn của T-90MS mà chỉ giống những nét bên ngoài, và nhiều nhận định cho rằng Iran cố tình làm vậy để khẳng định khả năng công nghiệp quốc phòng của nước này. Mặt khác thiết kế có sẵn của T-90MS là nguồn tham khảo quý giá để Iran hoàn toàn chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại đầu tiên của nước này. Nguồn ảnh: defence.pk.Trước đây, Nga cũng từng ngỏ ý muốn bán T-90MS cho Iran sau khi hoàn tất thương vụ S-300 bị trì hoãn cả chục năm. Tuy nhiên Iran lại tuyên bố không mấy quan tâm đến T-90MS khi họ đã có thể chế tạo được mẫu xe tăng nội địa Karrar, với các tính năng kỹ chiến thuật không hề thua kém siêu tăng của Nga. Nguồn ảnh: defence.pk.Dù Iran tuyên bố tự thiết kế Karrar, nhưng nhìn chung mẫu xe tăng này vẫn được chế tạo dựa trên dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 vốn có sẵn trong biên chế Quân đội Iran. Bởi nó có những nét đặc trưng cố hữu của các dòng xe tăng Liên Xô trước đây. Điều này có thể thấy rõ qua phần đuôi sau của Karrar. Nguồn ảnh: defence.pk.Ngoài ra hỏa lực chính của Karrar vẫn là pháo nòng trơn cỡ 125mm làm theo kiểu 2A46M của Nga, trang bị bọng hút khói thuốc phóng ở 2/3 thân nòng và ốp cách nhiệt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Karrar có khả năng phóng tên lửa chống tăng dẫn đường qua nòng pháo chính nếu nó có được trang bị. Nguồn ảnh: defence.pk.Hệ thống động cơ của Karrar vẫn còn là một ẩn số khi Iran không cung cấp gì nhiều về bộ phận này, và theo dự đoán mẫu xe tăng này có thể sẽ được trang bị hệ thống động cơ có công suất từ 700-800 mã lực dựa vào năng lực công nghệ động cơcủa Iran hiện tại. Cho phép Karrar có thể tác chiến trong phạm vi gần 500km với tốc độ di chuyển tối đa 60km/h. Nguồn ảnh: defence.pk.Một điểm nổi bật trên Karrar đó là việc nó được bảo vệ khá tốt bởi hệ thống giáp phòng vệ thụ động gồm giáp phản ứng nổ và giáp lồng. Hầu như mọi vị trí trọng yếu trên Karrar đều được che chắn tối đa, giúp bảo vệ nó trước các loại tên lửa chống tăng. Nhưng thứ khiến người ta quan tâm nhất trên Karrar là nó có được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động hay không. Nguồn ảnh: defence.pk.Sở dĩ điều này được nhắc đến là bởi, hiện tại công nghệ hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng đã xuất hiện ở Trung Đông cụ thể hơn là tại chiến trường Syria. Dĩ nhiên nguồn gốc của nó xuất phát từ Nga, và rất có thể Iran đã tiếp cận được công nghệ này từ những chiếc T-90A đang hoạt động tại Syria. Nguồn ảnh: defence.pk.Cận cảnh một phần hệ thống giáp phản ứng nổ trên Karrar, nó được bố trí dày đặc xung quanh tháp pháo và phía trước của xe, hai bên thân xe cũng được trang bị váy giáp đa lớp. Nguồn ảnh: defence.pk.Giống như T-90MS, Karrar không được trang bị súng phòng không 12.7mm mà thay vào đó là tổ hợp vũ khí điều khiển tự động với súng máy 7.62mm do Iran tự thiết kế. Nhìn sơ qua cấu trúc tháp pháo của Karrar ta có thể thấy độ hoàn thiện gia công của chiếc xe tăng này chưa cao. Nguồn ảnh: defence.pk.
Xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2017, xe tăng chiến đấu chủ lực Karrar là kết quả cuối cùng cho những nổ lực của Iran về một mẫu xe tăng có thể sánh ngang với xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga. Và với những hình ảnh mới nhất về xe tăng Karrar ta sẽ dễ hiểu rõ vì sao Iran lại kỳ vọng về nó nhiều đến như vậy. Nguồn ảnh: defence.pk.
Cũng vào tháng 3 năm nay, Iran cũng đã chính thức khởi động dây chuyển sản xuất Karrar tại Tổ hợp công nghiệp thiết kế Bani-Hashem ở Lorestan. Và tuyên bố nước này có khả năng nội địa hóa gần như 100% dòng xe tăng này. Nhưng vẫn có điều khiến giới phân tích quân sự đặt câu hỏi là... Karrar có thiết kế quá giống dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS của Nga. Nguồn ảnh: defence.pk.
Dĩ nhiễn Karrar không mang hình dáng hoàn toàn của T-90MS mà chỉ giống những nét bên ngoài, và nhiều nhận định cho rằng Iran cố tình làm vậy để khẳng định khả năng công nghiệp quốc phòng của nước này. Mặt khác thiết kế có sẵn của T-90MS là nguồn tham khảo quý giá để Iran hoàn toàn chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại đầu tiên của nước này. Nguồn ảnh: defence.pk.
Trước đây, Nga cũng từng ngỏ ý muốn bán T-90MS cho Iran sau khi hoàn tất thương vụ S-300 bị trì hoãn cả chục năm. Tuy nhiên Iran lại tuyên bố không mấy quan tâm đến T-90MS khi họ đã có thể chế tạo được mẫu xe tăng nội địa Karrar, với các tính năng kỹ chiến thuật không hề thua kém siêu tăng của Nga. Nguồn ảnh: defence.pk.
Dù Iran tuyên bố tự thiết kế Karrar, nhưng nhìn chung mẫu xe tăng này vẫn được chế tạo dựa trên dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 vốn có sẵn trong biên chế Quân đội Iran. Bởi nó có những nét đặc trưng cố hữu của các dòng xe tăng Liên Xô trước đây. Điều này có thể thấy rõ qua phần đuôi sau của Karrar. Nguồn ảnh: defence.pk.
Ngoài ra hỏa lực chính của Karrar vẫn là pháo nòng trơn cỡ 125mm làm theo kiểu 2A46M của Nga, trang bị bọng hút khói thuốc phóng ở 2/3 thân nòng và ốp cách nhiệt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Karrar có khả năng phóng tên lửa chống tăng dẫn đường qua nòng pháo chính nếu nó có được trang bị. Nguồn ảnh: defence.pk.
Hệ thống động cơ của Karrar vẫn còn là một ẩn số khi Iran không cung cấp gì nhiều về bộ phận này, và theo dự đoán mẫu xe tăng này có thể sẽ được trang bị hệ thống động cơ có công suất từ 700-800 mã lực dựa vào năng lực công nghệ động cơcủa Iran hiện tại. Cho phép Karrar có thể tác chiến trong phạm vi gần 500km với tốc độ di chuyển tối đa 60km/h. Nguồn ảnh: defence.pk.
Một điểm nổi bật trên Karrar đó là việc nó được bảo vệ khá tốt bởi hệ thống giáp phòng vệ thụ động gồm giáp phản ứng nổ và giáp lồng. Hầu như mọi vị trí trọng yếu trên Karrar đều được che chắn tối đa, giúp bảo vệ nó trước các loại tên lửa chống tăng. Nhưng thứ khiến người ta quan tâm nhất trên Karrar là nó có được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động hay không. Nguồn ảnh: defence.pk.
Sở dĩ điều này được nhắc đến là bởi, hiện tại công nghệ hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng đã xuất hiện ở Trung Đông cụ thể hơn là tại chiến trường Syria. Dĩ nhiên nguồn gốc của nó xuất phát từ Nga, và rất có thể Iran đã tiếp cận được công nghệ này từ những chiếc T-90A đang hoạt động tại Syria. Nguồn ảnh: defence.pk.
Cận cảnh một phần hệ thống giáp phản ứng nổ trên Karrar, nó được bố trí dày đặc xung quanh tháp pháo và phía trước của xe, hai bên thân xe cũng được trang bị váy giáp đa lớp. Nguồn ảnh: defence.pk.
Giống như T-90MS, Karrar không được trang bị súng phòng không 12.7mm mà thay vào đó là tổ hợp vũ khí điều khiển tự động với súng máy 7.62mm do Iran tự thiết kế. Nhìn sơ qua cấu trúc tháp pháo của Karrar ta có thể thấy độ hoàn thiện gia công của chiếc xe tăng này chưa cao. Nguồn ảnh: defence.pk.