Sau khi số máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư F-16 cuối cùng của Không quân Na Uy, được cho loại biên vào ngày 6/1 vừa qua, thì Na Uy trở thành lực lượng không quân đầu tiên trên thế giới, trang bị hoàn toàn bằng máy bay chiến đấu thế hệ 5.Loại chiến đấu cơ thay thế F-16 của Không quân Na Uy là F-35, hiện là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất của phương Tây được sản xuất hiện nay và cũng là loại máy bay tàng hình duy nhất được xuất khẩu.Giống như F-16, tiêm kích tàng hình F-35 được thiết kế để sản xuất với số lượng lớn với chi phí sản xuất và sử dụng thấp hơn, để bổ sung cho các máy bay chiến đấu tàng hình chiếm ưu thế trên không nặng hơn là F-22, được đưa vào trang bị kể từ tháng 12/2005.F-35 là một trong ba loại chiến đấu cơ thế hệ thứ năm đang được sản xuất và được trang bị ở cấp độ phi đội trên toàn thế giới (cùng với J-20 của Trung Quốc và Su-57 của Nga); trong đó J-20 và Su-57 là chiến đấu cơ tàng hình hạng nặng, tương tự như F-22 của Mỹ và chỉ được dành cho mục đích sử dụng trong nước.Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của chúng ở một số tính năng, đó là khả năng bay siêu thanh trong suốt hành trình, mà không cần sử dụng chế độ đốt sau; sử dụng thiết kế và vật liệu chế tạo khung máy bay, có độ phản xạ radar rất thấp (tính năng tàng hình) và có khả năng cơ động cao. Trong khi F-22 đáp ứng được cả ba tiêu chí trên, thì chiến đấu cơ F-35 có giá rẻ hơn và không có khả năng cơ động cao. Các tính năng khác bao gồm hệ thống điện tử hàng không, động cơ, liên kết dữ liệu và vũ khí mới, thì F-35 trội hơn F-22; đặc biệt là về khả năng tác chiến lấy mạng làm trung tâm.Tuy nhiên, hiệu suất được cải thiện của F-35 so với F-16 phải trả giá bằng hiệu suất sử dụng thấp hơn nhiều, cùng với đó là chi phí sử dụng cũng cao hơn đáng kể; có nghĩa là mỗi giờ bay của F-35, sẽ đắt hơn nhiều so với F-16 và thậm chí còn nhiều hơn cả máy bay thế hệ thứ tư sử dụng hai động cơ. Việc bảo trì phức tạp của F-35 có thể trở thành vấn đề đặc biệt nghiêm trọng trong thời chiến, khi tiếp tế bị hạn chế, phụ tùng thay thế khan hiếm và thời gian bay trên không với cường độ cao, khiến F-35 gặp nhiều rủi ro hơn.Một nguy cơ có thể xảy ra khi lực lượng không quân chỉ dựa vào F-35, đó là F-35 hiện chưa hình thành khả năng sẵn sàng chiến đấu ban đầu, và dự kiến chỉ được coi là sẵn sàng chiến đấu cường độ cao, sau năm 2025.Lầu Năm Góc tiếp tục trì hoãn việc chứng nhận tiêm kích F-35 cho sản xuất quy mô lớn, do các vấn đề về lỗi thiết kế vẫn chưa khắc phục được. Những tồn tại này, là nguyên nhân những lời chỉ trích gay gắt, về khả năng của F-35 của nhiều quan chức Mỹ, bao gồm cả hai đời bộ trưởng quốc phòng tiền nhiệm.Do vậy Na Uy sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào sự hỗ trợ của nước ngoài, đặc biệt là về phòng không so với trước đây trong một số năm; do F-35 chưa hình thành khả năng sẵn sàng chiến đấu ban đầu.Điều này đặc biệt nguy hiểm khi các máy bay chiến đấu F-35 của Na Uy, được giao vai trò “Cảnh báo phản ứng nhanh” của NATO, nhưng có thể là yếu tố dẫn đến quyết định ngừng hoạt động từ Căn cứ không quân Bodo phía trên Vòng Bắc Cực.Lý do là ở đó, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, công tác bảo đảm hậu cần phức tạp hơn của các đơn vị F-35 có thể bị tê liệt. Tuy nhiên, một khi đạt đến mức độ sẵn sàng hoạt động cao hơn, F-35 sẽ cung cấp khả năng phòng thủ lớn hơn nhiều cho Không quân Na Uy khi trang bị F-16; và do quy mô của chương trình sẽ tiếp tục nhận được những nâng cấp đáng kể trong nhiều năm tới, giúp nâng cao khả năng hoạt động.Đáng chú ý, hiện Na Uy là khách hàng ưu tiên và là đối tác quan trọng trong cả chương trình tiêm kích F-16 và F-35.Na Uy là quốc gia đầu tiên ở châu Âu được trang bị chiến đấu cơ F-16, từ năm 1980; chỉ hai năm sau khi Không quân Mỹ nhận được loại chiến đấu cơ này và họ cũng là quốc gia nhận F-35 cùng năm với Không quân Mỹ vào năm 2015.Việc chuyển đổi sang máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Na Uy, phần lớn được tạo điều kiện thuận lợi bởi mối quan hệ với Mỹ, cũng như quy mô nhỏ trong lực lượng không quân chiến đấu của Na Uy, có nghĩa là số lượng F-35 cần để lấp đầy tất cả các đơn vị là tương đối nhỏ.Vẫn chưa chắc chắn, lực lượng không quân của quốc gia nào sẽ tiếp tục sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hoàn chỉnh; nhưng chắc chắn điều này không phải là đối với không quân của Mỹ.Có khả năng lực lượng không quân sẽ trang bị hoàn toàn F-35 tiếp theo có khả năng là các lực lượng nhỏ hơn, như của Bỉ, Thụy Sĩ hoặc Phần Lan; và họ sẽ thay thế tất cả máy bay chiến đấu thế hệ cũ, bằng máy bay chiến đấu thế hệ 5. Nguồn ảnh: Airliners.
Sau khi số máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư F-16 cuối cùng của Không quân Na Uy, được cho loại biên vào ngày 6/1 vừa qua, thì Na Uy trở thành lực lượng không quân đầu tiên trên thế giới, trang bị hoàn toàn bằng máy bay chiến đấu thế hệ 5.
Loại chiến đấu cơ thay thế F-16 của Không quân Na Uy là F-35, hiện là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất của phương Tây được sản xuất hiện nay và cũng là loại máy bay tàng hình duy nhất được xuất khẩu.
Giống như F-16, tiêm kích tàng hình F-35 được thiết kế để sản xuất với số lượng lớn với chi phí sản xuất và sử dụng thấp hơn, để bổ sung cho các máy bay chiến đấu tàng hình chiếm ưu thế trên không nặng hơn là F-22, được đưa vào trang bị kể từ tháng 12/2005.
F-35 là một trong ba loại chiến đấu cơ thế hệ thứ năm đang được sản xuất và được trang bị ở cấp độ phi đội trên toàn thế giới (cùng với J-20 của Trung Quốc và Su-57 của Nga); trong đó J-20 và Su-57 là chiến đấu cơ tàng hình hạng nặng, tương tự như F-22 của Mỹ và chỉ được dành cho mục đích sử dụng trong nước.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của chúng ở một số tính năng, đó là khả năng bay siêu thanh trong suốt hành trình, mà không cần sử dụng chế độ đốt sau; sử dụng thiết kế và vật liệu chế tạo khung máy bay, có độ phản xạ radar rất thấp (tính năng tàng hình) và có khả năng cơ động cao.
Trong khi F-22 đáp ứng được cả ba tiêu chí trên, thì chiến đấu cơ F-35 có giá rẻ hơn và không có khả năng cơ động cao. Các tính năng khác bao gồm hệ thống điện tử hàng không, động cơ, liên kết dữ liệu và vũ khí mới, thì F-35 trội hơn F-22; đặc biệt là về khả năng tác chiến lấy mạng làm trung tâm.
Tuy nhiên, hiệu suất được cải thiện của F-35 so với F-16 phải trả giá bằng hiệu suất sử dụng thấp hơn nhiều, cùng với đó là chi phí sử dụng cũng cao hơn đáng kể; có nghĩa là mỗi giờ bay của F-35, sẽ đắt hơn nhiều so với F-16 và thậm chí còn nhiều hơn cả máy bay thế hệ thứ tư sử dụng hai động cơ.
Việc bảo trì phức tạp của F-35 có thể trở thành vấn đề đặc biệt nghiêm trọng trong thời chiến, khi tiếp tế bị hạn chế, phụ tùng thay thế khan hiếm và thời gian bay trên không với cường độ cao, khiến F-35 gặp nhiều rủi ro hơn.
Một nguy cơ có thể xảy ra khi lực lượng không quân chỉ dựa vào F-35, đó là F-35 hiện chưa hình thành khả năng sẵn sàng chiến đấu ban đầu, và dự kiến chỉ được coi là sẵn sàng chiến đấu cường độ cao, sau năm 2025.
Lầu Năm Góc tiếp tục trì hoãn việc chứng nhận tiêm kích F-35 cho sản xuất quy mô lớn, do các vấn đề về lỗi thiết kế vẫn chưa khắc phục được. Những tồn tại này, là nguyên nhân những lời chỉ trích gay gắt, về khả năng của F-35 của nhiều quan chức Mỹ, bao gồm cả hai đời bộ trưởng quốc phòng tiền nhiệm.
Do vậy Na Uy sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào sự hỗ trợ của nước ngoài, đặc biệt là về phòng không so với trước đây trong một số năm; do F-35 chưa hình thành khả năng sẵn sàng chiến đấu ban đầu.
Điều này đặc biệt nguy hiểm khi các máy bay chiến đấu F-35 của Na Uy, được giao vai trò “Cảnh báo phản ứng nhanh” của NATO, nhưng có thể là yếu tố dẫn đến quyết định ngừng hoạt động từ Căn cứ không quân Bodo phía trên Vòng Bắc Cực.
Lý do là ở đó, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, công tác bảo đảm hậu cần phức tạp hơn của các đơn vị F-35 có thể bị tê liệt.
Tuy nhiên, một khi đạt đến mức độ sẵn sàng hoạt động cao hơn, F-35 sẽ cung cấp khả năng phòng thủ lớn hơn nhiều cho Không quân Na Uy khi trang bị F-16; và do quy mô của chương trình sẽ tiếp tục nhận được những nâng cấp đáng kể trong nhiều năm tới, giúp nâng cao khả năng hoạt động.
Đáng chú ý, hiện Na Uy là khách hàng ưu tiên và là đối tác quan trọng trong cả chương trình tiêm kích F-16 và F-35.
Na Uy là quốc gia đầu tiên ở châu Âu được trang bị chiến đấu cơ F-16, từ năm 1980; chỉ hai năm sau khi Không quân Mỹ nhận được loại chiến đấu cơ này và họ cũng là quốc gia nhận F-35 cùng năm với Không quân Mỹ vào năm 2015.
Việc chuyển đổi sang máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Na Uy, phần lớn được tạo điều kiện thuận lợi bởi mối quan hệ với Mỹ, cũng như quy mô nhỏ trong lực lượng không quân chiến đấu của Na Uy, có nghĩa là số lượng F-35 cần để lấp đầy tất cả các đơn vị là tương đối nhỏ.
Vẫn chưa chắc chắn, lực lượng không quân của quốc gia nào sẽ tiếp tục sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hoàn chỉnh; nhưng chắc chắn điều này không phải là đối với không quân của Mỹ.
Có khả năng lực lượng không quân sẽ trang bị hoàn toàn F-35 tiếp theo có khả năng là các lực lượng nhỏ hơn, như của Bỉ, Thụy Sĩ hoặc Phần Lan; và họ sẽ thay thế tất cả máy bay chiến đấu thế hệ cũ, bằng máy bay chiến đấu thế hệ 5. Nguồn ảnh: Airliners.