Sự phát triển của khoa học kỹ thuật từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã đặt nền móng quan trọng cho ngành khoa học công nghệ quân sự hiện đại, và hai cuộc chiến tranh thế giới xảy ra trong thế kỷ 20 càng góp phần vào việc đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá quân đội của các cường quốc quân sự trên thế giới. Vậy trước khi đạt được những thành tựu như ngày nay thì quân đội các nước trông sẽ như thế nào? Khi trong tay họ không có xe tăng hay máy bay. Nguồn ảnh: BI.Sĩ quan Quân đội Mỹ chụp ảnh lưu niệm vào năm 1891. Có thể nhận thấy, toàn bộ các sĩ quan này đều mang theo kiếm - một biểu tượng cho sức mạnh và sự quý tộc của thành phần tướng lĩnh thời trung cận đại. Nguồn ảnh: BI.Binh lính Australia năm 1905 với súng trường, mũ cao bồi và quân phục có phần không được thoải mái cho lắm khi phải hành quân dài ngày và lăn lê bò toài trên đất. Nguồn ảnh: BI.Bức tranh ghi lại cuộc Cách Mạng Pháp - cuộc cách mạng đã làm thay đổi nhân loại vĩnh viễn. Kể từ sau cuộc cách mạng này, chế độ "nghĩa vụ quân sự" đã được ra đời và được luật lệ hoá vào thời Napoleon sau đó. Nguồn ảnh: BI.Sau khi luật nghĩa vụ quân sự ra đời, quân đội các nước trên thế giới đã được "cởi trói". Kể từ giờ phút này, quân đội các nước không còn phụ thuộc vào những người tình nguyện nữa mà sẽ có số lượng phụ thuộc vào dân số của quốc gia đó. Nguồn ảnh: BI.Theo các nhà sử học, chính sự ra đời của luật nghĩa vụ quân sự ở Pháp vào thời Napoleon đã khiến các cuộc chiến tranh sau này có quy mô lớn hơn, tàn bạo hơn và dài hơn do nguồn nhân lực của các quốc gia tham chiến quá lớn vì độ tuổi nghĩa vụ quân sự thường thấy ở các quốc gia châu Âu từ đầu thế kỷ 20 tới nay là từ 18 tới 45 tuổi. Nguồn ảnh: BI.Do số nam thanh niên hàng năm đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là quá lớn, các chương trình huấn luyện, đào tạo binh lính cũng phải được cụ thể hoá, chuyên môn hoá và được tổ chức một cách khoa học hơn nhằm đáp ứng được việc đào tạo số lượng tân binh nhiều hơn nhiều trong quá khứ. Nguồn ảnh: BI.100 năm trước cũng là thời kỳ lực lượng Không quân và tăng thiết giáp bắt đầu được ra đời. Khi mà các hệ thống mô phỏng bay vẫn chỉ là chuyện viễn tưởng thì cách duy nhất để đào tạo phi công là cho họ ngồi lên khoang lái mô phỏng bằng gỗ như thế này. Nguồn ảnh: BI.Chiến tranh Thế giới thứ nhất được coi là cuộc chiến quy mô lớn đầu tiên của toàn nhân loại và chính sách nghĩa vụ quân sự tồn tại ở mọi cường quốc tham chiến đã khiến quân số các bên tham gia cao kỷ lục, nhiều hơn mọi cuộc chiến tranh trước đó. Nguồn ảnh: BI.Rất khó có thể thống kê chính xác thương vong trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, tuy nhiên nhiều nhà sử học cho rằng con số gần chính xác là 37 triệu người bao gồm cả lính và dân thường bị thương vong. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù có thương vong khủng khiếp, tuy nhiên các điều khoản thoả thuận được các bên ký kết sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất được coi chính là bước đầu tiên đẩy nhận loại vào... Chiến tranh Thế giới thứ hai khi các điều khoản này gần như "triệt đường sống" của các nước thua trận - đặc biệt là Đức. Nguồn ảnh: BI.Bằng chứng là tới tận năm 2010 vừa rồi, Đức mới trả hết số tiền bồi thường chiến tranh từ... Chiến tranh Thế giới thứ nhất cho các nước có liên quan. Số tiền Đức phải trả là 60 triệu USD theo tỷ giá năm 1919 kèm lãi trong gần 100 năm quy đổi ra được khoảng 100.000 tấn vàng. Nguồn ảnh: BI.Chính điều này đã khiến Đức gây nên cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Mặc dù Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đức vẫn thua nhưng các nước Đồng minh đã rút kinh nghiệm, tránh áp đặt bồi thường chiến phí quá lớn lên những quốc gia bại trận. Nguồn ảnh: BI.Xe cứu thương cũng được coi là một sản phẩm ra đời từ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, giảm thiểu thương vong cho binh lính khi nó có thể đưa người lính từ mặt trận về bệnh viện phẫu thuật chỉ trong phút chốc. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Những phương tiện hiện đại được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã đặt nền móng quan trọng cho ngành khoa học công nghệ quân sự hiện đại, và hai cuộc chiến tranh thế giới xảy ra trong thế kỷ 20 càng góp phần vào việc đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá quân đội của các cường quốc quân sự trên thế giới. Vậy trước khi đạt được những thành tựu như ngày nay thì quân đội các nước trông sẽ như thế nào? Khi trong tay họ không có xe tăng hay máy bay. Nguồn ảnh: BI.
Sĩ quan Quân đội Mỹ chụp ảnh lưu niệm vào năm 1891. Có thể nhận thấy, toàn bộ các sĩ quan này đều mang theo kiếm - một biểu tượng cho sức mạnh và sự quý tộc của thành phần tướng lĩnh thời trung cận đại. Nguồn ảnh: BI.
Binh lính Australia năm 1905 với súng trường, mũ cao bồi và quân phục có phần không được thoải mái cho lắm khi phải hành quân dài ngày và lăn lê bò toài trên đất. Nguồn ảnh: BI.
Bức tranh ghi lại cuộc Cách Mạng Pháp - cuộc cách mạng đã làm thay đổi nhân loại vĩnh viễn. Kể từ sau cuộc cách mạng này, chế độ "nghĩa vụ quân sự" đã được ra đời và được luật lệ hoá vào thời Napoleon sau đó. Nguồn ảnh: BI.
Sau khi luật nghĩa vụ quân sự ra đời, quân đội các nước trên thế giới đã được "cởi trói". Kể từ giờ phút này, quân đội các nước không còn phụ thuộc vào những người tình nguyện nữa mà sẽ có số lượng phụ thuộc vào dân số của quốc gia đó. Nguồn ảnh: BI.
Theo các nhà sử học, chính sự ra đời của luật nghĩa vụ quân sự ở Pháp vào thời Napoleon đã khiến các cuộc chiến tranh sau này có quy mô lớn hơn, tàn bạo hơn và dài hơn do nguồn nhân lực của các quốc gia tham chiến quá lớn vì độ tuổi nghĩa vụ quân sự thường thấy ở các quốc gia châu Âu từ đầu thế kỷ 20 tới nay là từ 18 tới 45 tuổi. Nguồn ảnh: BI.
Do số nam thanh niên hàng năm đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là quá lớn, các chương trình huấn luyện, đào tạo binh lính cũng phải được cụ thể hoá, chuyên môn hoá và được tổ chức một cách khoa học hơn nhằm đáp ứng được việc đào tạo số lượng tân binh nhiều hơn nhiều trong quá khứ. Nguồn ảnh: BI.
100 năm trước cũng là thời kỳ lực lượng Không quân và tăng thiết giáp bắt đầu được ra đời. Khi mà các hệ thống mô phỏng bay vẫn chỉ là chuyện viễn tưởng thì cách duy nhất để đào tạo phi công là cho họ ngồi lên khoang lái mô phỏng bằng gỗ như thế này. Nguồn ảnh: BI.
Chiến tranh Thế giới thứ nhất được coi là cuộc chiến quy mô lớn đầu tiên của toàn nhân loại và chính sách nghĩa vụ quân sự tồn tại ở mọi cường quốc tham chiến đã khiến quân số các bên tham gia cao kỷ lục, nhiều hơn mọi cuộc chiến tranh trước đó. Nguồn ảnh: BI.
Rất khó có thể thống kê chính xác thương vong trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, tuy nhiên nhiều nhà sử học cho rằng con số gần chính xác là 37 triệu người bao gồm cả lính và dân thường bị thương vong. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù có thương vong khủng khiếp, tuy nhiên các điều khoản thoả thuận được các bên ký kết sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất được coi chính là bước đầu tiên đẩy nhận loại vào... Chiến tranh Thế giới thứ hai khi các điều khoản này gần như "triệt đường sống" của các nước thua trận - đặc biệt là Đức. Nguồn ảnh: BI.
Bằng chứng là tới tận năm 2010 vừa rồi, Đức mới trả hết số tiền bồi thường chiến tranh từ... Chiến tranh Thế giới thứ nhất cho các nước có liên quan. Số tiền Đức phải trả là 60 triệu USD theo tỷ giá năm 1919 kèm lãi trong gần 100 năm quy đổi ra được khoảng 100.000 tấn vàng. Nguồn ảnh: BI.
Chính điều này đã khiến Đức gây nên cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Mặc dù Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đức vẫn thua nhưng các nước Đồng minh đã rút kinh nghiệm, tránh áp đặt bồi thường chiến phí quá lớn lên những quốc gia bại trận. Nguồn ảnh: BI.
Xe cứu thương cũng được coi là một sản phẩm ra đời từ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, giảm thiểu thương vong cho binh lính khi nó có thể đưa người lính từ mặt trận về bệnh viện phẫu thuật chỉ trong phút chốc. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Những phương tiện hiện đại được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.