Một số trang mạng quốc tế mới đây đăng tải hình ảnh ghê rợn về xác một vài chiếc xe tăng T-90 của Quân đội Nga. Các bức ảnh được cho là chụp tại một thao trường ở Kubinka. Nguồn ảnh: SinaTrong ảnh là phần còn lại của một chiếc xe tăng T-90 bị hạ ở Kubinka. Có thể thấy đó là tháp pháo đã bị bắn mất sạch gạch giáp phản ứng nổ ERA và hai chiếc đèn gây nhiễu hồng ngoại của hệ thống phòng vệ chủ động Shtora. Nguồn ảnh: SinaNhững chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 này có lẽ đã được Quân đội Nga đem ra bắn thử một số loại vũ khí mới của mình hoặc là thử sức chống chịu của T-90. Nguồn ảnh: SinaMột chiếc T-90 bị bắn nổ hết giáp phản ứng nổ ERA, lỗ đạn chi chít trên thân xe. Nguồn ảnh: SinaChưa rõ Quân đội Nga đã dùng thứ vũ khí gì để thử giáp xe tăng T-90. Đó có thể là các tổ hợp tên lửa chống tăng Metis-M hay Kornet… Nguồn ảnh: Wikipedia…hay cũng có thể là thử các loại súng chống tăng RPG. Theo một kết quả thử nghiệm năm 1999, súng chống tăng RPG-29 đã bắn xuyên giáp T-90 3/5 phát bắn. Nguồn ảnh: WikipediaT-90 được coi là một trong những loại xe tăng có lớp bảo vệ tốt nhất thế giới hiện nay. Đây cũng là loại xe tăng đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống bảo vệ 4 lớp gồm: lớp 1 là hệ thống phòng thủ chủ động quang điện gây nhiễu Shtora-1 để chống lại các tên lửa dẫn đường bằng laser, hồng ngoại cũng như gây rối các hệ thống hiển thị mục tiêu; lớp 2 là hệ thống phòng thủ chủ động ARENA chuyên đánh chặn các loại đạn chống tăng trước khi chúng lao vào xe, lớp thứ 3 là giáp phản ứng nổ gắn ngoài, và lớp cuối cùng là vỏ giáp được kết hợp giữa thép độ bền cao và vật liệu tổng hợp (composite). Nguồn ảnh: WikipediaCận cảnh một trong hai đèn gây nhiễu OTShU-7-1 của tổ hợp phòng vệ chủ động Shtora-1. Hai "con mắt" gắn trên tháp pháo có tác dụng làm giả tín hiệu hồng ngoại, khiến hệ thống điều khiển bắn của tên lửa chống tăng nhầm lẫn giữa tín hiệu tên lửa và Shtora, làm nó đưa ra chỉ dẫn sai cho tên lửa dẫn tới việc tên lửa hoặc là lao đầu xuống đất, hoặc là bay lên trời. Nguồn ảnh: WikipediaToàn bộ thân xe và tháp pháo được bảo vệ bởi lớp giáp phản ứng nổ Kontakt-5 cho phép kháng cự hiệu quả các loại đạn tên lửa chống tăng và đạn xuyên giáp APFSDS 120mm của xe tăng phương Tây. Ước tính, vỏ giáp trước của T-90A (nơi có độ dày và chất lượng giáp tốt nhất) có độ bền tương đương 550 - 650mm thép cán (khi chống chọi với đạn động năng APFSDS) hay 750mm (khi chống đạn nổ lõm - HEAT). Khi được trang bị thêm giáp phản ứng nổ thế hệ 2 là Kontakt-5 thì thông số này tăng lên 800-830mm (chống đạn APFSDS) và 1.150-1.350mm thép (chống đạn HEAT). Nguồn ảnh: WikipediaĐể đối phó với các loại tên lửa chống tăng có khả năng thay đổi quỹ đạo bay tấn công từ trên xuống như FGM-148 Javelin (Mỹ), nóc xe tăng T-90 cũng được lắp các hộp giáp phản ứng nổ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Một số trang mạng quốc tế mới đây đăng tải hình ảnh ghê rợn về xác một vài chiếc xe tăng T-90 của Quân đội Nga. Các bức ảnh được cho là chụp tại một thao trường ở Kubinka. Nguồn ảnh: Sina
Trong ảnh là phần còn lại của một chiếc xe tăng T-90 bị hạ ở Kubinka. Có thể thấy đó là tháp pháo đã bị bắn mất sạch gạch giáp phản ứng nổ ERA và hai chiếc đèn gây nhiễu hồng ngoại của hệ thống phòng vệ chủ động Shtora. Nguồn ảnh: Sina
Những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 này có lẽ đã được Quân đội Nga đem ra bắn thử một số loại vũ khí mới của mình hoặc là thử sức chống chịu của T-90. Nguồn ảnh: Sina
Một chiếc T-90 bị bắn nổ hết giáp phản ứng nổ ERA, lỗ đạn chi chít trên thân xe. Nguồn ảnh: Sina
Chưa rõ Quân đội Nga đã dùng thứ vũ khí gì để thử giáp xe tăng T-90. Đó có thể là các tổ hợp tên lửa chống tăng Metis-M hay Kornet… Nguồn ảnh: Wikipedia
…hay cũng có thể là thử các loại súng chống tăng RPG. Theo một kết quả thử nghiệm năm 1999, súng chống tăng RPG-29 đã bắn xuyên giáp T-90 3/5 phát bắn. Nguồn ảnh: Wikipedia
T-90 được coi là một trong những loại xe tăng có lớp bảo vệ tốt nhất thế giới hiện nay. Đây cũng là loại xe tăng đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống bảo vệ 4 lớp gồm: lớp 1 là hệ thống phòng thủ chủ động quang điện gây nhiễu Shtora-1 để chống lại các tên lửa dẫn đường bằng laser, hồng ngoại cũng như gây rối các hệ thống hiển thị mục tiêu; lớp 2 là hệ thống phòng thủ chủ động ARENA chuyên đánh chặn các loại đạn chống tăng trước khi chúng lao vào xe, lớp thứ 3 là giáp phản ứng nổ gắn ngoài, và lớp cuối cùng là vỏ giáp được kết hợp giữa thép độ bền cao và vật liệu tổng hợp (composite). Nguồn ảnh: Wikipedia
Cận cảnh một trong hai đèn gây nhiễu OTShU-7-1 của tổ hợp phòng vệ chủ động Shtora-1. Hai "con mắt" gắn trên tháp pháo có tác dụng làm giả tín hiệu hồng ngoại, khiến hệ thống điều khiển bắn của tên lửa chống tăng nhầm lẫn giữa tín hiệu tên lửa và Shtora, làm nó đưa ra chỉ dẫn sai cho tên lửa dẫn tới việc tên lửa hoặc là lao đầu xuống đất, hoặc là bay lên trời. Nguồn ảnh: Wikipedia
Toàn bộ thân xe và tháp pháo được bảo vệ bởi lớp giáp phản ứng nổ Kontakt-5 cho phép kháng cự hiệu quả các loại đạn tên lửa chống tăng và đạn xuyên giáp APFSDS 120mm của xe tăng phương Tây. Ước tính, vỏ giáp trước của T-90A (nơi có độ dày và chất lượng giáp tốt nhất) có độ bền tương đương 550 - 650mm thép cán (khi chống chọi với đạn động năng APFSDS) hay 750mm (khi chống đạn nổ lõm - HEAT). Khi được trang bị thêm giáp phản ứng nổ thế hệ 2 là Kontakt-5 thì thông số này tăng lên 800-830mm (chống đạn APFSDS) và 1.150-1.350mm thép (chống đạn HEAT). Nguồn ảnh: Wikipedia
Để đối phó với các loại tên lửa chống tăng có khả năng thay đổi quỹ đạo bay tấn công từ trên xuống như FGM-148 Javelin (Mỹ), nóc xe tăng T-90 cũng được lắp các hộp giáp phản ứng nổ. Nguồn ảnh: Wikipedia