Mỹ lần đầu tuyên bố ý định cung cấp cho Ukraine các xe chiến đấu bộ binh Bradley vào đầu năm nay trong nỗ lực lớn của phương Tây nhằm trang bị cho Kiev những loại xe bọc thép hạng nặng tiên tiến. Những chiếc M2A2 Bradley sau đó đã đến chiến trường Ukraine vào tháng 4, chỉ vài tuần trước cuộc phản công quy mô lớn của Kiev (Ảnh: Getty).Các binh sĩ Ukraine thừa nhận những chiếc Bradley đã cứu mạng họ trong các cuộc giao tranh. Lính Ukraine nói rằng họ có thể sẽ thiệt mạng nếu sử dụng các xe chiến đấu bộ binh thế hệ cũ hơn (Ảnh: Getty).Xe chiến đấu bộ binh Bradley thậm chí còn được sử dụng để hỗ trợ sơ tán dân thường trong tình huống nguy hiểm do hỏa lực mạnh. Tuy vậy, những phương tiện quân sự này vẫn có nguy cơ bị phá hủy và trở thành mục tiêu của hệ thống phòng thủ và pháo binh Nga (Ảnh: Getty).Theo dữ liệu mới nhất của Lầu Năm Góc, Mỹ đã cung cấp tổng cộng 186 chiếc Bradley cho Ukraine. Nhưng 53 chiếc trong số này đã bị phá hủy, hư hỏng hoặc bị bỏ lại, theo thông tin tình báo nguồn mở do Oryx thu thập (Ảnh: Getty).Những bức ảnh được công bố gần đây đã cho thấy các xe Bradley do Lữ đoàn cơ giới 47 của Ukraine vận hành ở khu vực Zaporizhzhia phía đông nam. Đây là nơi đang diễn ra các cuộc giao tranh khốc liệt khi quân đội Ukraine phải vượt qua các phòng tuyến gồm bãi mìn, rào chống tăng, hầm hào… của Nga (Ảnh: Getty).Bradley là loại xe bọc thép có tính cơ động cao và di chuyển nhanh, có khả năng vận chuyển binh lính đến và rời khỏi chiến trường, hỗ trợ hỏa lực và thực hiện các nhiệm vụ trinh sát (Ảnh: Getty).Bradley do BAE Systems thiết kế và sản xuất nhằm đối phó với các phương tiện chiến đấu bộ binh của Liên Xô và được đưa vào sử dụng từ những năm 1980. Bradley được triển khai tới Chiến tranh vùng Vịnh vào những năm 1990, sau đó lại được gửi đến Iraq (Ảnh: Getty).Xe Bradley được vận hành bởi tổ lái ba người bao gồm chỉ huy, lái xe, xạ thủ và có thể chở tối đa 6 binh sĩ được trang bị đầy đủ. Lớp giáp của Bradley có thể chịu được hỏa lực súng máy hạng nặng đối thủ, giúp phương tiện này có khả năng chở binh sĩ và bảo vệ cho bộ binh trên chiến trường (Ảnh: Getty).Theo giới quan sát, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley là một vũ khí hết sức cần thiết cho chiến dịch phản công của Ukraine. Đây là loại xe bọc thép đáp ứng 2 yêu cầu, đó là có thể di chuyển binh sĩ trên chiến trường một cách an toàn trước hỏa lực của đối phương (Ảnh: Getty).Ngoài ra, xe chiến đấu bộ binh này cũng được trang bị một số vũ khí hạng nặng như pháo, tên lửa chống tăng hay súng máy có điều khiển để tăng cường hỏa lực trên chiến trường. Bradley còn được coi là một loại "sát thủ diệt tăng" khi được trang bị 2 bệ phóng với 7 tên lửa chống tăng TOW (Ảnh: Getty).Các chuyên gia quân sự nhận định xe bọc thép M2 Bradley có uy lực và khả năng tác chiến vượt trội so với nhiều dòng xe chiến đấu bộ binh trong biên chế của quân đội Nga và Ukraine. Chuyên gia Mark Cancian tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) gọi Bradley là "xe tăng hạng nhẹ" giúp tăng cường "khả năng chiến đấu trên bộ" cho lực lượng Ukraine so với xe bọc thép chở quân M113 (Ảnh: Getty).
Mỹ lần đầu tuyên bố ý định cung cấp cho Ukraine các xe chiến đấu bộ binh Bradley vào đầu năm nay trong nỗ lực lớn của phương Tây nhằm trang bị cho Kiev những loại xe bọc thép hạng nặng tiên tiến. Những chiếc M2A2 Bradley sau đó đã đến chiến trường Ukraine vào tháng 4, chỉ vài tuần trước cuộc phản công quy mô lớn của Kiev (Ảnh: Getty).
Các binh sĩ Ukraine thừa nhận những chiếc Bradley đã cứu mạng họ trong các cuộc giao tranh. Lính Ukraine nói rằng họ có thể sẽ thiệt mạng nếu sử dụng các xe chiến đấu bộ binh thế hệ cũ hơn (Ảnh: Getty).
Xe chiến đấu bộ binh Bradley thậm chí còn được sử dụng để hỗ trợ sơ tán dân thường trong tình huống nguy hiểm do hỏa lực mạnh. Tuy vậy, những phương tiện quân sự này vẫn có nguy cơ bị phá hủy và trở thành mục tiêu của hệ thống phòng thủ và pháo binh Nga (Ảnh: Getty).
Theo dữ liệu mới nhất của Lầu Năm Góc, Mỹ đã cung cấp tổng cộng 186 chiếc Bradley cho Ukraine. Nhưng 53 chiếc trong số này đã bị phá hủy, hư hỏng hoặc bị bỏ lại, theo thông tin tình báo nguồn mở do Oryx thu thập (Ảnh: Getty).
Những bức ảnh được công bố gần đây đã cho thấy các xe Bradley do Lữ đoàn cơ giới 47 của Ukraine vận hành ở khu vực Zaporizhzhia phía đông nam. Đây là nơi đang diễn ra các cuộc giao tranh khốc liệt khi quân đội Ukraine phải vượt qua các phòng tuyến gồm bãi mìn, rào chống tăng, hầm hào… của Nga (Ảnh: Getty).
Bradley là loại xe bọc thép có tính cơ động cao và di chuyển nhanh, có khả năng vận chuyển binh lính đến và rời khỏi chiến trường, hỗ trợ hỏa lực và thực hiện các nhiệm vụ trinh sát (Ảnh: Getty).
Bradley do BAE Systems thiết kế và sản xuất nhằm đối phó với các phương tiện chiến đấu bộ binh của Liên Xô và được đưa vào sử dụng từ những năm 1980. Bradley được triển khai tới Chiến tranh vùng Vịnh vào những năm 1990, sau đó lại được gửi đến Iraq (Ảnh: Getty).
Xe Bradley được vận hành bởi tổ lái ba người bao gồm chỉ huy, lái xe, xạ thủ và có thể chở tối đa 6 binh sĩ được trang bị đầy đủ. Lớp giáp của Bradley có thể chịu được hỏa lực súng máy hạng nặng đối thủ, giúp phương tiện này có khả năng chở binh sĩ và bảo vệ cho bộ binh trên chiến trường (Ảnh: Getty).
Theo giới quan sát, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley là một vũ khí hết sức cần thiết cho chiến dịch phản công của Ukraine. Đây là loại xe bọc thép đáp ứng 2 yêu cầu, đó là có thể di chuyển binh sĩ trên chiến trường một cách an toàn trước hỏa lực của đối phương (Ảnh: Getty).
Ngoài ra, xe chiến đấu bộ binh này cũng được trang bị một số vũ khí hạng nặng như pháo, tên lửa chống tăng hay súng máy có điều khiển để tăng cường hỏa lực trên chiến trường. Bradley còn được coi là một loại "sát thủ diệt tăng" khi được trang bị 2 bệ phóng với 7 tên lửa chống tăng TOW (Ảnh: Getty).
Các chuyên gia quân sự nhận định xe bọc thép M2 Bradley có uy lực và khả năng tác chiến vượt trội so với nhiều dòng xe chiến đấu bộ binh trong biên chế của quân đội Nga và Ukraine. Chuyên gia Mark Cancian tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) gọi Bradley là "xe tăng hạng nhẹ" giúp tăng cường "khả năng chiến đấu trên bộ" cho lực lượng Ukraine so với xe bọc thép chở quân M113 (Ảnh: Getty).