Trong cuộc xung đột Karabakh, nhiều loại vũ khí tối tân do Nga sản xuất được quân đội Armenia mua về đã có màn thể hiện thất vọng, tiêu biểu là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E, tiêm kích đa năng Su-30SM hay hệ thống phòng không S-300...Nhưng theo đánh giá từ trang Vesnik của Nga thì vũ khí tồi tệ nhất của cuộc chiến này phải là WM-80 do Trung Quốc sản xuất.Truyền thông khu vực cho biết, vào cuối thập niên 1990, Bộ Quốc phòng Armenia đã mua hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) có tên gọi WM-80 từ Trung Quốc.Không biết ngân sách của quốc gia vùng Kavkaz này đã phải tiêu tốn bao nhiêu cho vũ khí trên, nhưng theo các nguồn tin địa phương thì Trung Quốc đã dành cho Yerevan giá bán ưu đãi.Theo báo cáo, tổng cộng 8 phương tiện chiến đấu đã được bàn giao, chúng được chia đôi giữa các Lực lượng vũ trang Armenia và Quân đội Artsakh của Cộng hòa Nagorno-Karabakh chưa được công nhận.Về nguyên tắc, tại thời điểm 20 năm trước, hệ thống MLRS này là vũ khí khá mạnh và hiệu quả. Đạn rocket cỡ 273 mm của nó có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 80 km.Khối lượng chiến đấu của một viên đạn đạt 550 kg, mang theo đầu đạn nặng 150 kg. Ba loại đầu đạn được sử dụng bao gồm: nổ phân mảnh cao, nhiệt áp và cassette.Tổng cộng mỗi xe mang phóng tự hành của WM-80 mang 8 ống phóng. Hệ thống sử dụng khung gầm xe việt dã bốn trục TAS5382, tốc độ tối đa trên đường cao tốc là 70 km/h.WM-80 có kíp chiến đấu 5 người. Để đảm bảo tốc độ cho quá trình tái trang bị sau khi phóng hết cơ số đạn, tổ hợp được bổ sung xe nạp đạn với cần trục chuyên dụng.Trong hai thập kỷ hoạt động, WM-80 không thường xuyên lọt vào ống kính của các phương tiện truyền thông Armenia, tuy nhiên thỉnh thoảng chúng được trình diễn tại các cuộc duyệt binh.Trong cuộc chiến Karabakh, giới truyền thông Armenia đã mong đợi rằng vũ khí này sẽ có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho đối phương là quân đội Azerbaijan, nhưng điều đó đã không xảy ra.Báo chí chỉ biết một trường hợp sử dụng tổ hợp MLRS này, nhưng đạn rocket sau khi phóng đi đã rơi ở một bãi đất trống, và các loại bom, đạn con rải rác không hoạt động. Rõ ràng thời gian lưu trữ hết hạn đã gây ảnh hưởng tới vũ khí.Đánh giá theo những hình ảnh do Bộ Quốc phòng Azerbaijan công bố vào ngày 9/10, các máy bay không người lái đã phát hiện hai tổ hợp WM-80 trong cuộc hành quân và phá hủy chúng.WM-80 không tỏa sáng ở bất kỳ nơi nào khác, và không giống như các hệ thống vũ khí khác của Armenia, chúng có lẽ trở thành ví dụ thảm hại nhất cho những hệ thống ở mặt trận, vì hoàn toàn không gây sát thương cho kẻ thù, mặc dù tiềm năng theo đánh giá là khá lớn.Một nguyên nhân được giải thích là phía Armenia không có các phương tiện trinh sát và dẫn đường hiệu quả, cộng với hai thập kỷ trong tình trạng hoạt động cầm chừng, thiếu các loại đạn dược mới thay thế những loại không đạt tiêu chuẩn đã dẫn tới thực tế nói trên.
Trong cuộc xung đột Karabakh, nhiều loại vũ khí tối tân do Nga sản xuất được quân đội Armenia mua về đã có màn thể hiện thất vọng, tiêu biểu là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E, tiêm kích đa năng Su-30SM hay hệ thống phòng không S-300...
Nhưng theo đánh giá từ trang Vesnik của Nga thì vũ khí tồi tệ nhất của cuộc chiến này phải là WM-80 do Trung Quốc sản xuất.
Truyền thông khu vực cho biết, vào cuối thập niên 1990, Bộ Quốc phòng Armenia đã mua hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) có tên gọi WM-80 từ Trung Quốc.
Không biết ngân sách của quốc gia vùng Kavkaz này đã phải tiêu tốn bao nhiêu cho vũ khí trên, nhưng theo các nguồn tin địa phương thì Trung Quốc đã dành cho Yerevan giá bán ưu đãi.
Theo báo cáo, tổng cộng 8 phương tiện chiến đấu đã được bàn giao, chúng được chia đôi giữa các Lực lượng vũ trang Armenia và Quân đội Artsakh của Cộng hòa Nagorno-Karabakh chưa được công nhận.
Về nguyên tắc, tại thời điểm 20 năm trước, hệ thống MLRS này là vũ khí khá mạnh và hiệu quả. Đạn rocket cỡ 273 mm của nó có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 80 km.
Khối lượng chiến đấu của một viên đạn đạt 550 kg, mang theo đầu đạn nặng 150 kg. Ba loại đầu đạn được sử dụng bao gồm: nổ phân mảnh cao, nhiệt áp và cassette.
Tổng cộng mỗi xe mang phóng tự hành của WM-80 mang 8 ống phóng. Hệ thống sử dụng khung gầm xe việt dã bốn trục TAS5382, tốc độ tối đa trên đường cao tốc là 70 km/h.
WM-80 có kíp chiến đấu 5 người. Để đảm bảo tốc độ cho quá trình tái trang bị sau khi phóng hết cơ số đạn, tổ hợp được bổ sung xe nạp đạn với cần trục chuyên dụng.
Trong hai thập kỷ hoạt động, WM-80 không thường xuyên lọt vào ống kính của các phương tiện truyền thông Armenia, tuy nhiên thỉnh thoảng chúng được trình diễn tại các cuộc duyệt binh.
Trong cuộc chiến Karabakh, giới truyền thông Armenia đã mong đợi rằng vũ khí này sẽ có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho đối phương là quân đội Azerbaijan, nhưng điều đó đã không xảy ra.
Báo chí chỉ biết một trường hợp sử dụng tổ hợp MLRS này, nhưng đạn rocket sau khi phóng đi đã rơi ở một bãi đất trống, và các loại bom, đạn con rải rác không hoạt động. Rõ ràng thời gian lưu trữ hết hạn đã gây ảnh hưởng tới vũ khí.
Đánh giá theo những hình ảnh do Bộ Quốc phòng Azerbaijan công bố vào ngày 9/10, các máy bay không người lái đã phát hiện hai tổ hợp WM-80 trong cuộc hành quân và phá hủy chúng.
WM-80 không tỏa sáng ở bất kỳ nơi nào khác, và không giống như các hệ thống vũ khí khác của Armenia, chúng có lẽ trở thành ví dụ thảm hại nhất cho những hệ thống ở mặt trận, vì hoàn toàn không gây sát thương cho kẻ thù, mặc dù tiềm năng theo đánh giá là khá lớn.
Một nguyên nhân được giải thích là phía Armenia không có các phương tiện trinh sát và dẫn đường hiệu quả, cộng với hai thập kỷ trong tình trạng hoạt động cầm chừng, thiếu các loại đạn dược mới thay thế những loại không đạt tiêu chuẩn đã dẫn tới thực tế nói trên.