Vào giữa năm 2023, một chiếc trực thăng Mi-24 của không quân Ukraine trong khi bay tầm thấp đã lao xuống đường cao tốc Minsk-Brest ở Belarus, sau khi nó đâm phải đường dây điện. Ảnh: @Fighterbomber.Đây không phải là một tai nạn đơn lẻ, mà nó nêu bật chuỗi thách thức lớn hơn trong ngành hàng không quân sự, từ những hạn chế về kỹ thuật đến yếu tố con người, khi chúng vẫn đang tiếp tục ám ảnh các nhà khai thác phương tiện quân sự cũ trên toàn thế giới. Ảnh: @Fighterbomber.Fighterbomber, một kênh có mối quan hệ nổi tiếng với giới hàng không quân sự, đã cung cấp cái nhìn thoáng qua về thảm kịch này. Sau sự cố này, họ cũng đặt ra câu hỏi về những rủi ro, khi dựa vào công nghệ đã có từ nhiều thập kỷ trước. Ảnh: @Fighterbomber.Đoạn clip được kênh Telegram Fighterbomber chia sẻ lại vào ngày 17/4/2025, ghi lại khoảnh khắc phi hành đoàn của Mi-24 chạm trán với đường dây điện cao thế trong chuyến bay tầm thấp. Ảnh: @Fighterbomber.Vốn dĩ, bay tầm thấp là chiến thuật phổ biến của trực thăng, được sử dụng để tránh bị radar quan sát. Tuy nhiên, nó đòi hỏi độ chính xác cao, và người lái phải nhận diện, kiểm soát tình huống thật nhanh, nhạy, chuẩn xác, đặc biệt là ở những khu vực có cơ sở hạ tầng dày đặc. Ảnh: @Fighterbomber.Trong khi đó, Đường cao tốc Minsk-Brest, tuyến đường chính nối thủ đô Belarus với biên giới phía tây, lại được bao quanh bởi đường dây điện và các chướng ngại vật khác, gây ra nhiều rủi ro đáng kể cho máy bay trực thăng hoạt động ở độ cao thấp. Ảnh: @Fighterbomber.Đoạn clip này cho thấy, phi hành đoàn Mi-24 nhận thấy chướng ngại vật quá muộn, đâm vào đường dây điện, dẫn đến tình trạng chết máy khí động học và mắc thêm một loạt lỗi khác, cuối cùng dẫn đến tai nạn thảm khốc. Ảnh: @Fighterbomber.Phản ứng chậm trễ của phi hành đoàn Mi-24 cho thấy, họ đã không phát hiện ra đường dây, hoặc đánh giá thấp khoảng cách của chúng, một sai lầm đã chứng minh là “chết người”. Ảnh: @Fighterbomber.Hơn nữa, tình trạng mất lực nâng khí động học cũng xuất hiện do luồng khí bị gián đoạn. Khi cánh quạt của trực thăng gặp nhiễu loạn hoặc mất lực nâng (thường là do các thao tác đột ngột, hoặc chịu tác động bên ngoài như va vào vật thể) thì máy bay trở nên không thể kiểm soát được. Ảnh: @Wikipedia.Trong trường hợp này, Mi-24 va chạm với đường dây điện có thể đã làm hỏng hệ thống rotor, hoặc làm mất ổn định khí động học của trực thăng. Chỉ trong vài giây, chiếc Mi-24 đã rơi xuống xa lộ, khiến một thành viên phi hành đoàn, chỉ huy bị thương, trong khi người điều khiển đã tử vong. Ảnh: @War History Online.Không giống như máy bay cánh cố định, trực thăng thường hoạt động trong môi trường khó phát hiện chướng ngại vật, đặc biệt là trong điều kiện tầm nhìn thấp hoặc vào ban đêm. Chiếc Mi-24 liên quan đến vụ tai nạn Minsk-Brest có thể không có hệ thống bảo vệ chống va chạm dây (được thiết kế để cắt đứt dây, hoặc làm chệch hướng chúng trước khi chúng làm hỏng các thành phần quan trọng của máy bay). Ảnh: @Aerotech News.Những hệ thống như vậy, mặc dù phổ biến ở các trực thăng phương Tây hiện đại như AH-64 Apache, nhưng nó không được lắp đặt phổ biến trên các máy bay cũ của Liên Xô như Mi-24. Ví dụ, AH-64 Apache có bộ dụng cụ cắt dây có thể cắt đứt các sợi cáp có đường kính lên đến 3,8 cm, cùng với các cảm biến hồng ngoại tiên tiến để hoạt động ban đêm. Ảnh: @LB.ua.Mặt khác, việc Mi-24 phụ thuộc vào khả năng phát hiện qua hình ảnh, đặc biệt là ở các biến thể cũ hơn, đã đặt gánh nặng lớn lên phi hành đoàn trong việc phát hiện các mối nguy hiểm theo thời gian thực. Ảnh: @Helis. Ngoài yếu tố kỹ thuật, Fighterbomber cho biết, phi hành đoàn Mi-24 đã làm trầm trọng thêm vấn đề bằng "những hành động không chính xác liên tục dẫn đến cái cục bi thảm”, mặc dù vẫn còn ít thông tin chi tiết minh chứng cho lập luận này. Ảnh: @War Thunder.Theo Fighterbomber, phi công trực thăng phải đối mặt với những yêu cầu nhận thức to lớn trong các chuyến bay tầm thấp, đòi hỏi họ phải xử lý nhiều thông tin đầu vào như địa hình, chướng ngại vật, thiết bị và thông tin liên lạc, trong khi phải duy trì khả năng kiểm soát chính xác. Ảnh: @FlightGlobal.Mi-24 biệt danh Hind là một trong số ít mẫu trực thăng tấn công do Liên Xô phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh. Mi-24 bay lần đầu tiên vào năm 1969 và đi vào hoạt động vào năm 1973. Ảnh: @Army Recognition.Được thiết kế như một sự kết hợp giữa trực thăng tấn công và trực thăng vận tải quân đội, Mi-24 kết hợp vũ khí hạng nặng với khả năng chở tới tám binh sĩ. Khung máy bay chắc chắn, được trang bị hai động cơ trục tua bin Isotov TV3-117, mang lại tốc độ tối đa khoảng 335 km/h và phạm vi hoạt động khoảng 450 km. Ảnh: @mo.gov.cz.Kho vũ khí của trực thăng này thường bao gồm một khẩu súng Gatling Yak-B 12,7mm, các ống phóng rocket và tên lửa chống tăng có điều khiển như 9M114 Shturm. Ảnh: @Air Data News.Lớp giáp của trực thăng có khả năng chống lại vũ khí hỏa lực nhỏ, khiến nó trở thành một sự hiện diện đáng sợ trong các cuộc xung đột từ Afghanistan vào những năm 1980 đến các chiến trường hiện đại ở Trung Đông và Đông Âu. Ảnh: @actuassur.Tuy nhiên, với tất cả những điểm mạnh của mình, tuổi thọ của Mi-24 là một điểm trừ. Buồng lái và hệ thống điện tử hàng không của nó thiếu các cảm biến tân tiến, không giống trong các trực thăng hiện đại như AH-64 Apache của Mỹ hoặc Eurocopter Tiger. Ảnh: @19FortyFive. Khả năng nhìn ban đêm, radar theo dõi địa hình và hệ thống phát hiện chướng ngại vật thường bị hạn chế, hoặc bị lỗi thời trong nhiều biến thể Mi-24, khiến phi hành đoàn dễ bị tổn thương trong các môi trường phức tạp. Và vụ tai nạn gần xa lộ Minsk-Brest minh họa những điểm yếu kể trên với độ rõ nét đến đáng sợ. Ảnh: @Wikiwand. Mời Quý Độc Giả cùng xem video: Trực thăng Ka-52K - “Cánh tay nối dài” của chiến hạm Nga. Nguồn video: @Báo QĐND.
Vào giữa năm 2023, một chiếc trực thăng Mi-24 của không quân Ukraine trong khi bay tầm thấp đã lao xuống đường cao tốc Minsk-Brest ở Belarus, sau khi nó đâm phải đường dây điện. Ảnh: @Fighterbomber.
Đây không phải là một tai nạn đơn lẻ, mà nó nêu bật chuỗi thách thức lớn hơn trong ngành hàng không quân sự, từ những hạn chế về kỹ thuật đến yếu tố con người, khi chúng vẫn đang tiếp tục ám ảnh các nhà khai thác phương tiện quân sự cũ trên toàn thế giới. Ảnh: @Fighterbomber.
Fighterbomber, một kênh có mối quan hệ nổi tiếng với giới hàng không quân sự, đã cung cấp cái nhìn thoáng qua về thảm kịch này. Sau sự cố này, họ cũng đặt ra câu hỏi về những rủi ro, khi dựa vào công nghệ đã có từ nhiều thập kỷ trước. Ảnh: @Fighterbomber.
Đoạn clip được kênh Telegram Fighterbomber chia sẻ lại vào ngày 17/4/2025, ghi lại khoảnh khắc phi hành đoàn của Mi-24 chạm trán với đường dây điện cao thế trong chuyến bay tầm thấp. Ảnh: @Fighterbomber.
Vốn dĩ, bay tầm thấp là chiến thuật phổ biến của trực thăng, được sử dụng để tránh bị radar quan sát. Tuy nhiên, nó đòi hỏi độ chính xác cao, và người lái phải nhận diện, kiểm soát tình huống thật nhanh, nhạy, chuẩn xác, đặc biệt là ở những khu vực có cơ sở hạ tầng dày đặc. Ảnh: @Fighterbomber.
Trong khi đó, Đường cao tốc Minsk-Brest, tuyến đường chính nối thủ đô Belarus với biên giới phía tây, lại được bao quanh bởi đường dây điện và các chướng ngại vật khác, gây ra nhiều rủi ro đáng kể cho máy bay trực thăng hoạt động ở độ cao thấp. Ảnh: @Fighterbomber.
Đoạn clip này cho thấy, phi hành đoàn Mi-24 nhận thấy chướng ngại vật quá muộn, đâm vào đường dây điện, dẫn đến tình trạng chết máy khí động học và mắc thêm một loạt lỗi khác, cuối cùng dẫn đến tai nạn thảm khốc. Ảnh: @Fighterbomber.
Phản ứng chậm trễ của phi hành đoàn Mi-24 cho thấy, họ đã không phát hiện ra đường dây, hoặc đánh giá thấp khoảng cách của chúng, một sai lầm đã chứng minh là “chết người”. Ảnh: @Fighterbomber.
Hơn nữa, tình trạng mất lực nâng khí động học cũng xuất hiện do luồng khí bị gián đoạn. Khi cánh quạt của trực thăng gặp nhiễu loạn hoặc mất lực nâng (thường là do các thao tác đột ngột, hoặc chịu tác động bên ngoài như va vào vật thể) thì máy bay trở nên không thể kiểm soát được. Ảnh: @Wikipedia.
Trong trường hợp này, Mi-24 va chạm với đường dây điện có thể đã làm hỏng hệ thống rotor, hoặc làm mất ổn định khí động học của trực thăng. Chỉ trong vài giây, chiếc Mi-24 đã rơi xuống xa lộ, khiến một thành viên phi hành đoàn, chỉ huy bị thương, trong khi người điều khiển đã tử vong. Ảnh: @War History Online.
Không giống như máy bay cánh cố định, trực thăng thường hoạt động trong môi trường khó phát hiện chướng ngại vật, đặc biệt là trong điều kiện tầm nhìn thấp hoặc vào ban đêm. Chiếc Mi-24 liên quan đến vụ tai nạn Minsk-Brest có thể không có hệ thống bảo vệ chống va chạm dây (được thiết kế để cắt đứt dây, hoặc làm chệch hướng chúng trước khi chúng làm hỏng các thành phần quan trọng của máy bay). Ảnh: @Aerotech News.
Những hệ thống như vậy, mặc dù phổ biến ở các trực thăng phương Tây hiện đại như AH-64 Apache, nhưng nó không được lắp đặt phổ biến trên các máy bay cũ của Liên Xô như Mi-24. Ví dụ, AH-64 Apache có bộ dụng cụ cắt dây có thể cắt đứt các sợi cáp có đường kính lên đến 3,8 cm, cùng với các cảm biến hồng ngoại tiên tiến để hoạt động ban đêm. Ảnh: @LB.ua.
Mặt khác, việc Mi-24 phụ thuộc vào khả năng phát hiện qua hình ảnh, đặc biệt là ở các biến thể cũ hơn, đã đặt gánh nặng lớn lên phi hành đoàn trong việc phát hiện các mối nguy hiểm theo thời gian thực. Ảnh: @Helis.
Ngoài yếu tố kỹ thuật, Fighterbomber cho biết, phi hành đoàn Mi-24 đã làm trầm trọng thêm vấn đề bằng "những hành động không chính xác liên tục dẫn đến cái cục bi thảm”, mặc dù vẫn còn ít thông tin chi tiết minh chứng cho lập luận này. Ảnh: @War Thunder.
Theo Fighterbomber, phi công trực thăng phải đối mặt với những yêu cầu nhận thức to lớn trong các chuyến bay tầm thấp, đòi hỏi họ phải xử lý nhiều thông tin đầu vào như địa hình, chướng ngại vật, thiết bị và thông tin liên lạc, trong khi phải duy trì khả năng kiểm soát chính xác. Ảnh: @FlightGlobal.
Mi-24 biệt danh Hind là một trong số ít mẫu trực thăng tấn công do Liên Xô phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh. Mi-24 bay lần đầu tiên vào năm 1969 và đi vào hoạt động vào năm 1973. Ảnh: @Army Recognition.
Được thiết kế như một sự kết hợp giữa trực thăng tấn công và trực thăng vận tải quân đội, Mi-24 kết hợp vũ khí hạng nặng với khả năng chở tới tám binh sĩ. Khung máy bay chắc chắn, được trang bị hai động cơ trục tua bin Isotov TV3-117, mang lại tốc độ tối đa khoảng 335 km/h và phạm vi hoạt động khoảng 450 km. Ảnh: @mo.gov.cz.
Kho vũ khí của trực thăng này thường bao gồm một khẩu súng Gatling Yak-B 12,7mm, các ống phóng rocket và tên lửa chống tăng có điều khiển như 9M114 Shturm. Ảnh: @Air Data News.
Lớp giáp của trực thăng có khả năng chống lại vũ khí hỏa lực nhỏ, khiến nó trở thành một sự hiện diện đáng sợ trong các cuộc xung đột từ Afghanistan vào những năm 1980 đến các chiến trường hiện đại ở Trung Đông và Đông Âu. Ảnh: @actuassur.
Tuy nhiên, với tất cả những điểm mạnh của mình, tuổi thọ của Mi-24 là một điểm trừ. Buồng lái và hệ thống điện tử hàng không của nó thiếu các cảm biến tân tiến, không giống trong các trực thăng hiện đại như AH-64 Apache của Mỹ hoặc Eurocopter Tiger. Ảnh: @19FortyFive.
Khả năng nhìn ban đêm, radar theo dõi địa hình và hệ thống phát hiện chướng ngại vật thường bị hạn chế, hoặc bị lỗi thời trong nhiều biến thể Mi-24, khiến phi hành đoàn dễ bị tổn thương trong các môi trường phức tạp. Và vụ tai nạn gần xa lộ Minsk-Brest minh họa những điểm yếu kể trên với độ rõ nét đến đáng sợ. Ảnh: @Wikiwand.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: Trực thăng Ka-52K - “Cánh tay nối dài” của chiến hạm Nga. Nguồn video: @Báo QĐND.